GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 77)

MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH TẠI VIB.

2.1. Từng bước đổi mới và hoàn thiện phương thức thẩm định theo hướng đáp ứngyêu cầu thẩm định một cách toàn diện các dự án đầu tư. yêu cầu thẩm định một cách toàn diện các dự án đầu tư.

Thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh ở Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam cũng như phần lớn các NHTM Việt Nam hiện nay mới chỉ quan tâm chủ yếu đến phần thẩm định nội dung tài chính của DAĐT mà chưa tiến hành phân tích và thẩm định một cách đầy đủ nội dung về thị trường, về kỹ thuật của dự án. Như vậy, việc thẩm định một dự án đầu tư mà chỉ tập trung vào phân tích tài chính như các NHTM Việt nam hiện nay đang làm là chưa đảm bảo tính toàn diện và tính hệ thống trong các yêu cầu của công tác thẩm định dự án. Để đảm bảo các kết luận thẩm định thực sự có giá trị, có ý nghĩa tham mưu cho cấp lãnh đạo trong việc ra quyết định đầu tư đối với dự án, công tác thẩm định cần được

việc mở mới 1 đvkd. Tuy nhiên, để thực hiện được yêu cầu này không phải là vấn đề có thể giải quyết được một sớm một chiều, nó đòi hỏi một quá trình làm quen nhất định và trong quá trình này các cán bộ thẩm định sẽ gặp phải khó khăn lớn là vấn đề thu thập và cách thức xử lý các thông tin để có thể đưa ra các kết luận có giá trị tham mưu cho cấp lãnh đạo.

2.2. Hoàn thiện các chỉ tiêu trong thẩm định tài chính dự án đầu tư.

• Hiện nay công tác thẩm định nội dung tài chính dự án đầu tư trong mở rộng mạng lưới đvkd tại VIB Bank mới chỉ tập trung vào phân tích về tổng vốn đầu tư và một số chỉ tiêu khác như điểm hoà vốn, thời gian hoàn vốn giản đơn... Để từ đó đề xuất phương án mở mới hay không mở mới. Như vậy, việc thẩm định mới chỉ đề cập đến một số hữu hạn các chỉ tiêu tài chính của dự án.

• Trong thực tế, nghiên cứu về tài chính của các dự án đặc biệt là các dự án dài hạn như các dự án mua đứt địa điểm, hoặc thuê địa điểm trong một thời gian dài , việc phân tích theo phương pháp giá trị hiện tại là cần thiết để có thể đánh giá được một cách toàn diện các khoản thu chi của dự án cũng như hiệu quả tài chính mà dự án đem lại cho nhà đầu tư. Vì vậy, cần tính toán thêm các chỉ tiêu như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn chiết khấu.v.v. (như trong Chương I của chuyên đề thực tập đã trình bày) và coi đó như những chỉ tiêu tài chính cần phải có trong việc đưa ra các kết luận đánh giá về dự án, giúp cho cấp lãnh đạo có cơ sở quyết định tài trợ hay không tài trợ cho dự án.

• Ngay trong việc tính toán các chỉ tiêu tài chính, việc áp vào các mức tăng thuần huy động, thuần dư nợ đối với từng quy mô đvkd trong từng tháng với một con số cụ thể . Ví dụ, tốc độ tăng thuần huy động vốn đối với một CN có quy mô trung bình trong giai đoạn 2010-2013 là 7 tỷ đồng/ tháng. Việc này chưa tính đến yếu tố thời gian của tiền. Việc đặt ra các hạn mức tăng trưởng như thế này, đã gây khó khăn rất lớn cho công tác thẩm định đầu tư. Nhưng để giải quyết được vấn đề này, không phải là vấn đề một sớm một chiếu. Hiện nay, các cán bộ thẩm định ở VIB Bank đang phối hợp cùng với các bộ phận khác để xây dựng nên một mô hình có thể dự báo tốc độ tăng trưởng dư nợ và tăng trưởng

huy động vốn có tính tới tác động của nhiều yếu tố như : mật độ dân cư, thu nhập bình quân đầu người,…

2.3. Từng bước triển khai và áp dụng các kỹ thuật phân tích rủi ro hiện đại vào công tác thẩm định các DAĐT.

Rủi ro của dự án được hiểu một cách chung nhất là khả năng mà xảy ra sai lệch giữa dự kiến và thực tế. Trong điều kiện nền kinh tế luôn luôn biến đổi, việc dự báo được rủi ro của một dự án quyết định rất nhiều đến hiệu quả công tác thẩm định đầu tư.Nhưng trên thực tế, trong công tác thẩm định dự án mở rộng mạng lưới, chi nhánh, việc phân tích rủi ro chưa được thực sự chú ý tới.Vì vậy, cần phải từng bước triển khai và áp dụng các kỹ thuật phân tích rủi ro hiện đại vào công tác thẩm định các DAĐT .Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để đánh giá rủi ro đối với một dự án đầu tư như : Phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis) , phân tích độ nhạy theo

nhiều tham số (Scenario Analysis) , phân tích rủi ro (Risk Analysis),…Mỗi phương

pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng.Vì vậy, trong quá trình thẩm định, tùy thuộc vào đặc thù của từng dự án, của công tác mở mới đvkd, cán bộ thẩm định có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp hoặc cũng có thể kết hợp các phương pháp này với nhau.

2.4. Từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ và khả năng phân tích DAĐT của các cán bộ thẩm định thông qua quá trình đào tạo và đào tạo lại

Đặc điểm của kinh tế thị trường là hết sức năng động, các nhân tố kinh tế thường xuyên có sự biến động. Mặt khác, nền kinh tế nước ta nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng đang đi những bước đầu tiên vào nền kinh tế thị trường, một lĩnh vực rất mới mẻ, rất nhiều khó khăn và thách thức... Muốn đạt được yêu cầu về hiệu quả kinh doanh ngân hàng và đặc biệt là công tác thẩm định, đòi hỏi các cán bộ làm thẩm định dự án phải không ngừng học hỏi chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Việc học tập nghiệp vụ này không thể hoàn thành một sớm một chiều mà đây là nhiệm vụ mang tính lâu dài và thường xuyên để liên tục cập nhật những kiến thức mới, phục vụ công tác.

kiến thức pháp luật, kiến thức chung về kinh tế xã hội, nắm vững kiến thức nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ... Công tác đào tạo cần được tiến hành thường xuyên để cập nhật những kiến thức mới. Đào tạo kiến thức cần đi đôi với giáo dục đạo đức kinh doanh và lề lối, phương pháp làm việc. Về hình thức đào tạo, có thể tổ chức những lớp học theo chuyên đề ngắn ngày, các lớp đào tạo chuyên sâu dài ngày. Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoặc cũng có thể phối hợp với các NHTM khác, với NHNN Việt nam tổ chức các hội nghị về công tác thẩm định và phân tích rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w