3. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH ĐẦU
3.1.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.1.2.1. Vấn đề nắm bắt thông tin kinh tế xã hội và định hướng cho các NHTM
• NHTW được biết đến như là một cơ quan vận hành đảm bảo sự ổn định tiền tệ và điều tiết thị trường tiền. Vì vậy, NHTW cần nắm vững phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế. Qua đó, tư vấn cho các NHTM hoạt động đúng hướng, đồng thời phát huy tối đa sức sáng tạo, năng động của mỗi NHTM trong phạm vi được cho phép.
• Ngân hàng Nhà nước cấp Tỉnh, Thành phố cần nắm vững phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương mình. Qua đó, tư vấn cho các NHTM trên địa bàn đầu tư vốn đúng hướng. Bước đầu tiên, khi mở mới đơn vị kinh doanh với sự hỗ trợ về thông tin, và tư vấn từ phía NHTW cấp tỉnh, thành phố, các NHTM sẽ có căn cứ để xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, quy mô hoạt động tối ưu nhất,…Từ đó, phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư, tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
3.1.2.2. Thu thập và xử lý các thông tin tín dụng, thông tin về doanh nghiệp
Theo báo Đầu tư điện tử, bài viết trong mục Tài chính- Ngân hàng “Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đè lợi nhuận” , thứ hai, 05/03/2012 thì trên thực tế, với các ngân hàng Việt Nam, nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận chủ yếu vẫn từ hoạt động
tổng nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận. Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu đối với các NHTM. Để làm được điều đó, sau khi các NHTM hiện diện trên địa bàn các tỉnh, thành phố, cần có sự hỗ trợ từ phía NHNN. Ngân hàng Nhà nước cần mở rộng phạm vi và nội dung của thông tin tín dụng trên địa bàn mình quản lý nhằm cung cấp thông tin theo yêu cầu của các NHTM về các doanh nghiệp, giúp cho các NHTM có những thông tin cần thiết để thẩm định và phân tích rủi ro trước khi đầu tư vốn cho doanh nghiệp. Cần tạo lập cơ chế để các NHTM cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời các thông tin số liệu cho Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN Việt nam. Từng bước thu thập và xử lý các thông tin về doanh nghiệp, tiến hành sắp xếp, cho điểm và phân loại đối với các doanh nghiệp để lấy đó làm cơ sở cho các NHTM tham khảo khi triển khai hoạt động thẩm định, phân tích rủi ro dự án trước khi tiến hành tài trợ. Đối với bộ phận thông tin phòng ngừa rủi ro của các NHTM cũng cần được củng cố và thường xuyên cung cấp các thông tin cần thiết cho các chi nhánh của mình.
3.1.2.3. Hướng dẫn thống nhất về nội dung các chỉ tiêu thẩm định cho các Ngân hàng Thương mại và tổng kết kinh nghiệm
Ngân hàng Nhà nước Việt nam cần sớm ban hành một tài liệu hướng dẫn chung cho các NHTM về nội dung và quy trình thẩm định một DAĐT... Trên cơ sở sự kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường... Sao cho phù hợp với thực tiễn của Việt nam hiện nay đồng thời, đảm bảo được đúng thông lệ quốc tế.
Sau từng thời kỳ, NHNN Việt nam cần tổ chức hội nghị tổng kết việc đầu tư của các NHTM vào từng lĩnh vực, từng nghành nghề trong nền kinh tế, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và góp phần định hướng đầu tư trong thời gian tiếp theo. Tránh hiện tượng đầu tư tràn lan theo phong trào hoặc theo ý chí chủ quan của một số người mà không tính đến các yếu tố khách quan của thị trường, đến quan hệ cung cầu...Mạng lưới hoạt động của các NH được mở rộng nhanh chóng. Các NH huy động với lãi suất hấp dẫn và rồi lại cho vay với lãi suất quá cao. Các DN không có đủ điều kiện vay vốn, hoặc vay nhưng không có đủ khả năng trả nợ. Sản xuất bị trì trệ, không hiệu quả...Đó chính là một thực trạng đáng báo động trong hoạt động
của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong thời gian gần đây .Với các NHTM, việc mở rộng mạng lưới hoạt động phải đi đôi với chất lượng hoạt động, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Điều này cần sự định hướng chỉ đạo hơn nữa từ phía NHNN