2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.1.4.6. Giấy phép
+Tên đơn vị kinh doanh: VIB Quận 10 +Thành lập PGD VIB Quận 10.
+Thời hạn xin giấy phép theo luật định: trong vòng 7 ngày từ ngày đủ hồ sơ
+Quyết định thành lập PGD do TGĐ ký thành lập theo ủy quyền từ HĐQT
+Hồ sơ trình xin thành lập PGD do Giám đốc Bán lẻ Vùng Tây ký trình 2.1.4.7. Số lượng nhân sự
Thời gian Số lượng nhân sự
Dự kiến khi thành lập 14
2.1.4.8. Các yếu tố tài chính của dự án
Đầu tư cơ bản :
Đầu tư cơ bản ban đầu Triệu VNĐ
Xây dựng 1500
Nội thất 700
Cơ sở hạ tầng công nghệ 400
Thiết bị kho quỹ 100
Thiết bị văn phòng 100 Khu Canteen 50 Hệ thống an ninh 180 Vật dụng marketing 200 Signage 500 Khác 100 Tổng 3830
Các giả định kèm theo (được căn cứ vào chính sách PTML): •Tốc độ tăng trưởng HĐV hàng tháng bình quân là 7 tỷ/tháng.
•Tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng tháng bình quân là 10 tỷ/tháng cho khối KH cá nhân trong 2 năm đầu tiên sau đó là 20 tỷ/tháng cho các năm sau, và là 10 tỷ/tháng cho khối KH DN trong 2 năm đầu tiên, sau đó kad 20 tỷ cho các năm sau.
•Chi phí dự phòng chung là 0.75%.
•Chi phí dự phòng cụ thể năm đầu tiên là 0%, năm thứ hai là 0.1% và năm thứ ba là 0.2%
•Thời gian khấu hao giá trị đầu tư ban đầu là 3 năm cho 50% chi phí đầu tư. •Chi phí phân bổ hệ thống hàng tháng cho năm đầu tiên là 0, năm thứ hai là 50 triệu vnđ/tháng, năm thứ ba trở đi là 200 tr.
•Chi phí Marketing tháng đầu tiên gồm chương trình khai trương, quà tặng nhân dịp khai trương là 200 tr.
•Chi phí Marketing các tháng tiếp theo tùy theo chương trình và bình quân hàng tháng là 20 triệu
•Tốc độ tăng chi phí nhân sự là 20% tăng của năm sau so với năm trước
Xây dựng mô hình dự báo các chỉ tiêu có thể đạt được của chi nhánh được mở mới.
Ta có bảng tính excel như sau :
Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến của VIB Quận 10
Đơn vị : Triệu VND Khoản mục / Quý 1- năm 1 Quý 2- năm 1 Quý 3- năm 1 Quý 4- năm 1 Quý 1- năm 2 Quý 2- năm 2 Quý 3- năm 2 Điểm hòa vốn Số dư HĐV cuối quý 21000 42000 63000 84000 105000 126000 147000 147000 Thu thuần HĐV 35.94 89.85 143.76 197.67 251.58 305.49 359.4 1,383.69 Dư nợ cuối quý 60000 120000 180000 240000 300000 360000 420000 420000 Thu thuần cho vay 300 750 1200 1650 2100 2550 3000 11550 Thu phí thẻ tín dụng 30 30 30 30 30 30 30 210
Thu phí dịch vụ và thu kinh doanh ngoại hối 60 60 60 60 60 60 60 420 Chi phí marketing -240 -60 -60 -60 -60 -60 -60 -600 Chi phí nhân sự -450 -450 -450 -450 -540 -540 -540 -3420 Chi tài sản -549.58 -549.58 -549.58 -549.58 -549.58 -549.58 -549.58 -3847.1 Chi phí khác -234 -234 -234 -234 -234 -234 -234 -1638 Chi phí phân bổ từ hệ thống 0 0 0 0 -150 -150 -150 -450 Chi phí dự phòng chung -450 -450 -450 -450 -450 -450 -450 -3150 Chi phí dự phòng cụ thể 0 0 0 0 -60 -60 -60 -180 Lãi/Lỗ hàng quý - 1,497.64 -813.73 -309.82 194.09 398 901.91 1,405.82 278.63
Trong đó, tại quý thứ 3- năm 2 ta có các số liệu như sau:
Khoản mục Tháng 19 Tháng 20 Tháng 21 Số dư HĐV cuối tháng 133.000 140.000 147.000 Thu thuần HĐV 113.81 119.8 125.79 Dư nợ cuối tháng 380,000 400,000 420,000
Thu thuần cho
950 1000 1050
Thu phí thẻ tín dụng
10 10 10
Chi phí marketing -20 -20 -20 Chi phí nhân sự -180 -180 -180 Chi tài sản -183.193 -183.193 -183.193 Chi phí khác -78 -78 -78 Chi phí phân bổ từ hệ thống -50 -50 -50 Chi phí dự phòng chung (150.00) (150.00) (150.00) Chi phí dự phòng cụ thể (20.0) (20.0) (20.0) Lãi/Lỗ hàng tháng 412.6167 468.6067 524.5967 Lãi/Lỗ lũy kế (715) (246) 279
Điểm hòa vốn đạt được vào tháng thứ 21 hoạt động, tháng đầu tiên có lãi tại tháng thứ 10
Với các giả định trên , quy mô chi nhánh hoạt động với mức huy động vốn là 147 tỷ VNĐ, dư nợ 420 tỷ và chi phí hoạt động tối đa 500 triệu, dự phòng chung và dự phòng cụ thể trích theo giả định thì chi nhánh sẽ đạt điểm hòa vốn
Chi nhánh đạt quy mô HĐV 147 tỷ VNĐ và dư nợ 430 tỷ VNĐ càng sớm thì điểm hòa vốn tổng thể của dự án càng diễn ra sớm
So sánh với chuẩn đề ra về tài chính của CN có quy mô vừa thì nên ra quyết định đầu tư mở mới CN VIB Quận 10
Kết luận : Trên đây là bản tóm tắt một dự án chi tiết mở mới của 1 đvkd tại VIB Bank. Ngoài ra, trong bản đầy đủ của dự án, nhân viên thẩm định còn phải nêu thêm chi phí cụ thể từng khoản mục như :bản đề xuất kèm theo dự trù kinh phí mua sắm cơ sở vật chất, dự trù kinh phí khai trương,…với giá mua cụ thể.
Điểm đáng chú ý của dự án VIB Quận 10 lúc này là : VIB Quận 10 được xây dựng theo chuẩn của CN có quy mô vừa nhưng lại được đăng kí dưới hình thức PDG Quận 10.Có sự khác biệt này là do:
•Bối cảnh thị trường tài chính những năm 2009-2010 rất khó khăn,cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ năm 2008 lan ra khắp Thế giới và vẫn chưa đi đến hồi kết, khủng hoảng nợ ở nhiều nước châu Âu... Việt Nam cũng không tránh khỏi bị tác động. Trong nước, các tổ chức tín dụng phải cạnh tranh nhau rất gay gắt để có thể tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận.Việc mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ là hoạt động đầu tư tốt nhất nhằm tăng các khoản thu cho đvkd lúc này.
•Việc xin giấy phép từ phía NHNN gặp rất nhiều khó khăn nhất là sau Công văn số 8921 của NHNN ngày 14/12/2009 tạm dừng việc xem xét cho đăng ký thành lập phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại trong năm 2009. Ngày 2-2-2010, NHNN tiếp tục có Công văn số 918 quy định việc mở mạng lưới năm 2010, trong đó quy định những ngân hàng nào đã có từ hai chi nhánh ở mỗi địa bàn Hà Nội và TPHCM thì không xem xét cho mở thêm chi nhánh ở hai thành phố này.Dự án VIB Quận 10 được xây dựng với quy mô của CN vừa nhưng do tác động từ chính sách của NHNN vì thế, VIB Quận 10 mặc dù được xây dựng với quy mô của CN vừa nhưng lại chỉ được hoạt động trong phạm vi của một PGD với các sản phẩm được quy định trong các văn bản của NHTW. VIB Bank không coi đây là khó khăn mà nhận thức được tác động tích cực từ việc này.Đầu tư hơn vào dự án này để xây dựng một không gian bán hàng tốt nhất, thân thiện nhất là điều kiện tích cực để Ngân hàng có thể đứng vững, tìm kiếm lợi nhuận trong bối cảnh thị trường lúc này
Bản đề xuất mở mới VIB Quận 10 này, đã nếu được các yếu tố trong nội dung thẩm định như sau :
•Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án này là gì?
•Thẩm định được nội dung thị trường của dự án : tình hình kinh tế - xã hội có tác động tới hiệu quả kinh doanh của đv, đặc điềm dân cư trong khu vực, đối thủ cạnh tranh,…
•Thẩm định được nội dung kĩ thuật của dự án : các yếu tố về thuê mặt bằng, thẩm định về quy mô hoạt động của đơn vị, cơ sở vật chất dung trong kinh doanh,…
•Thẩm định nội dung tài chính của dự án : chi phí hoạt động, doanh thu và thu nhập hàng tháng, quý, năm của dự án; tính toán được các chỉ tiêu tài chính của dự án, đối chiếu với tiêu chuẩn tài chính của ban lãnh đạo để kiến nghị mở mới CN VIB Quận 10,…
2.1.5. Đánh giá chất lượng thẩm định của đơn vị VIB Quận 10
2.1.5.1. Sự chậm trễ so với kế hoạch
Phòng QLML bắt đầu nghiên cứu xây dựng kế hoạch mở mới VIB Quận 10 vào đầu năm 2009 .QLML đã thẩm định dự án đệ trình lên Hội đồng Quản trị Ngân hàng VIB Bank và được chấp nhận trong tháng 1 năm 2010 , dự định khai trương chi nhánh vào tháng 3 năm 2010. Phải nhấn mạnh thêm rằng, để chuẩn bị cho hoạt động của một đơn vị kinh doanh đòi hỏi cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nhiểu mặt như : nhân viên được tuyển và đưa đi đào tạo trước khi kinh doanh thường là từ 2-6 tháng tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh của đơn vị,các vị trí đứng đầu đvkd thường được đào tạo từ 6 tháng-1 năm trước khi đv đi vào hoạt động. Trong bối cảnh, cuối năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã gửi Công văn số 8921 (ngày 14/12/2009) tạm dừng việc xem xét cho đăng ký thành lập phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại trong năm 2009. Cũng như các NHTM khác, VIB Bank mong đợi vào sự cho phép và khuyến khích từ phía NHNN trong việc mở rộng mạng lưới kinh doanh để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh sau khi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới năm 2008 vẫn chưa đi đến hồi kết thì khủng hoảng nợ châu Âu lại đang đe dọa nền kinh tế Thế giới và nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng.Tuy nhiên, cho đến tháng 2/2010, những giấy phép xin thành lập chi nhánh, phòng giao dịch mới của các ngân hàng thương mại vẫn còn nằm chờ trên bàn cơ quan chức năng. Trong tháng 2 năm 2010, VIB Bank có trình hồ sơ lên Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. HCM (nơi đơn vị trên có kế hoạch mở rộng thêm mạng lưới hoạt động) xin mở PGD mới, thì nhận được câu trả lời từ
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. HCM rằng, Ngân hàng Trung ương chưa có chủ trương mới sau Công văn số 8921của NHNN. Do đó, phía Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. HCM chưa thể cấp giấy phép mở phòng giao dịch cho các ngân hàng và phải chờ chỉ đạo mới từ Ngân hàng Nhà nước.
Các ngân hàng khác cho biết, các phòng giao dịch được mở mới trong tháng 1/2010 là trên cơ sở đã nhận được giấy phép thành lập trong năm 2009. Chẳng hạn với ACB, trong những tháng đầu năm 2010, Ngân hàng mở thêm khoảng 3 - 4 phòng giao dịch mới, nhưng các điểm này đều đã được cấp giấy phép từ năm 2009. Từ đầu năm 2010 đến nay, Sacombank cũng khai trương 7 điểm giao dịch mới (tức trong 316 điểm giao dịch của Ngân hàng tính đến nay, có 7 phòng giao dịch được khai trong tháng 1/2010), nhưng toàn bộ đều được cấp giấy phép từ năm trước.
Và kết quả là mãi tới cuối tháng 5/2010, VIB Bank mới xin được giấy phép từ phía NHNN chi nhánh TP.HCM để đưa VIB Quận 10 vào hoạt động vào ngày 25/06/2010, chậm hơn 3 tháng so với dự kiến.
Nguyên nhân của sự việc là do việc thẩm định nội dung thị trường của dự án chưa tính đến tác động mạnh mẽ từ phía NHNN, nhất là trong khi các chính sách từ NHTW luôn luôn thay đổi để bắt kịp với thực trạng nền kinh tế và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế do Đảng và Nhà nước đề ra.
2.1.5.2. Kết quả kinh doanh của VIB Quận 10 trên thực tế
Dựa vào báo cáo quản trị của các đơn vị kinh doanh tại VIB theo khối-vùng từ tháng 06/2010 cho tới tháng 3/2012 ta có bảng tổng hợp sau :
Bảng 2.3 : Lãi/lỗ của VIB Quận 10 trong giai đoạn từ 30/06/2010 - 31/03/2012.
Đơn vị :Triệu VND
1 -4.13 -4.13 12 -8.91 -3,503.35 2 -1,098.21 -1,102.34 13 69.67 -3,433.68 3 -888.23 -1,990.57 14 125.89 -3,307.79 4 109.58 -1,880.99 15 230.64 -3,077.15 5 -766.01 -2,647.00 16 278.95 -2,798.20 6 -336.28 -2,983.28 17 345.86 -2,452.34 7 -168.95 -3,152.23 18 297.68 -2,154.66 8 -159.263 -3,311.49 19 406.78 -1,747.88 9 -103.273 -3,414.77 20 450.98 -1,296.90 10 -67.53 -3,482.30 21 560.76 -736.14 11 -12.14 -3,494.44 22 689.68 -46.46 ( Nguồn: Báo cáo quản trị khối-vùng VIB Bank)
Giải thích:
Vào ngày 25/ 6/2010, đơn vị mới đi vào kinh doanh, vì thế trong tháng 6, đơn vị chỉ lỗ -4.13 (triệu vnđ).
Trong giai đoạn tháng 7 đơn vị mới chỉ tập trung vào quảng bá hình ảnh của mình, hoạt động kinh doanh chưa thể diễn ra sôi động, các chi phí tăng cao trong khi các khoản thu chưa đáng kể nên trong tháng 7, đơn vị lỗ 1,098.21(triệu vnđ)
Nhận xét :
Theo kế hoạch được đặt ra ban đầu, điểm hòa vốn đạt được vào tháng thứ 21 hoạt động, tháng đầu tiên có lãi tại tháng thứ 10. Nhưng trên thực tế hoạt động thì cho đến hết ngày 31/3/2012 thì VIB Quận 10 vẫn chưa đạt được điểm hòa vốn và phải đến tháng thứ 13, tức là hết tháng 6/2011, thì đvkd mới bắt đầu có lãi.
2.2. Đánh giá chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong công tác phát triển mạnglưới chi nhánh tại VIB. lưới chi nhánh tại VIB.
2.2.1. Kết quả:
Công tác thẩm định tại VIB Bank đã có bước chuyển biến khá tốt, các nội dung, yêu cầu báo cáo thẩm định đã được thể hiện đầy đủ trong dự án mở mới các đvkd, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo đúng chế độ hiện hành. Trước năm 2010, việc thẩm định mở mới đvkd tại Ngân hàng chưa được cụ thể hóa và chuyên môn hóa. Việc trình bày kết quả thẩm định cũng chưa tuân theo những chuẩn chung và còn sơ sài. Điều này gây khó khăn trong việc so sánh các dự án với nhau. Năm 2010, cùng với việc Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – ngân hàng hàng đầu của Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%, trong tổ chức quản lý hoạt động Ngân hàng Quốc tế nói chung và thẩm định đầu tư mở rộng mạng lưới đvkd nói riêng đã có những sự thay đổi tích cực.
Chất lượng công tác thẩm định đã được nâng lên một bước. Việc chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong công tác thẩm định đã mang lại những hiệu quả to lớn. Cán bộ thẩm định luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nắm bắt được các thông tin cần thiết có liên quan, nắm bắt chế độ, thể lệ của ngành, luật pháp của Nhà nước, … thực hiện tốt và luôn tuân thủ quy trình, nắm được phương pháp, kỹ năng thẩm định.Cán bộ thẩm định còn luôn luôn theo dõi kết quả từ những dự án mới đi vào hoạt động, từ đó nhận diện được những điểm đã và chưa đạt được của dự án, đưa ra các kiến nghị, giải pháp khắc phục khi cần thiết để đạt được những mục tiêu ban đầu. Trong công tác thẩm định đã tính đến nội dung thị trường của dự án. Do đó, các ý kiến đề xuất mở mới hay không mở mới có chất lượng hơn, được lãnh đạo trực tiếp ký phê duyệt đầu tư tin tưởng.
Kết quả của chất lượng công tác thẩm định đầu tư trong mở rộng mạng lưới chi nhánh tại VIB Bank được thể hiện ở :
•Thời gian thẩm định một dự án đã được rút ngắn hơn do sự chuyên môn hóa và hợp tác hóa từ các bộ phận.
•Tốc độ tăng nhanh chóng và đáng được khích lệ số lượng đơn vị kinh doanh