Nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 69)

2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.2.3. Nguyên nhân:

2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Về mô hình dự báo: các hạn mức mà VIB Bank đặt ra trong việc mở mới các đvkd theo từng quy mô được xây dựng cho cả một giai đoạn, như ở chiến lược phát triển mạng lưới chi nhánh gần nhất là giai đoạn 2010-2013. Vì thế, các kết quả thẩm định sẽ thiếu chính xác, nhất là giai đoạn những năm cuối của chiến lược.Các con số dự báo về tốc độ tăng thuần huy động vốn, tốc độ tăng dư nợ hàng tháng được tính dựa trên số trung bình cộng của các đơn vị cùng quy mô trong một khoảng thời

động vốn, tốc độ tăng dư nợ cho vay để có thể áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Mới phân loại được đối tượng khách hàng song chưa tính đến đối các yếu tố quan trọng khác như mật độ dân cư, thói quen,...Không thể dự báo các khoản thu của hai đơn vị kinh doanh cùng quy mô đặt ở hai tỉnh thành khác nhau ví dụ như thành phố Hồ Chí Minh (tỉnh có mật độ dân cư đông đúc, với tốc độ phát triển kinh tế rất cao so với cả nước) và tỉnh Bình Phước ( mật độ dân số , tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn khá nhiều) là giống nhau. Hay không thể đánh đồng, tốc độ tăng dư nợ và huy động của dân cư phía Bắc và phía Nam. Đặc thù thường thấy ở người dân phía Bắc đó là tiết kiệm vì thế số dư huy động từ tiền gửi tiết kiệm đối với các đvkd ở phía Bắc thường cao hơn ở phía Nam.Trong khi đó, dư nợ cho vay ở khu vực phía Nam lại thường cao hơn.

- Về nội dung thẩm định: Do phải tuân thủ theo những hạn mức trong chính sách phát triển mạng lưới, những văn bản quản lý nội bộ, chính vì vậy, các cán bộ thẩm định đôi khi áp dụng cứng nhắc, mà mỗi dự án được thực hiện tại những địa bàn khác nhau, với quy mô không giống nhau vì thế có ưu nhược điểm khác nhau. Điều này làm cho hoạt động thẩm định của Ngân hàng còn chưa bám sát vào thực tế.

- Về cán bộ thẩm định dự án của Ngân hàng: Trình độ cán bộ có nhiều mặt còn hạn chế, nhất là kiến thức về kinh tế ngoại ngành như trình độ công nghệ, các chỉ số, định mức kinh tế kỹ thuật, thông tin tiếp thị, thị trường… Nhất là trong điều kiền nền kinh tế-xã hội luôn thay đổi không ngừng, việc đánh giá được sự ảnh hưởng của các điều kiện vĩ mô, các yếu tố ngành, những yếu tố từ khách hàng ( thói quen, tâm lý,...) ....đến hiệu quả chất lượng thẩm định đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có chuyên môn cao và kiến thức tổng hợp về các ngành.

Hơn nữa, số công việc là rất lớn dễ gây ra sự sai sót, sơ sài. Trong quá trình thẩm định còn do các giới hạn về thời gian và năng lực nên còn chưa sáng suốt phát hiện ra những hạn chế của dự án làm cho chất lượng thẩm định chưa cao. Một điều cũng ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm định đó là các văn bản được ban hành và sửa đổi liên tục làm cho các cán bộ tín dụng tiếp cận không kịp thời gây ra những thiếu sót nhất định.

- Việc thu thập thông tin còn chưa được tiến hành có hệ thống, các phần mềm chuyên dụng cũng chưa được cài đặt để phục vụ cho công tác thẩm định.QLML

cũng chưa có bộ phận chuyên trách khai thác thông tin mà công việc này vẫn do các cán bộ trực tiếp làm, do đó không có hiệu quả, vì chỉ khi có dự án đưa lên thì các cán bộ thẩm định mới tiến hành thu thập thông tin mà không theo dõi suốt một quá trình, các đánh giá giảm sự chính xác.Ví dụ như, việc nghiên cứu các thông tin về đối thủ cạnh tranh ( số lượng, số dư huy động vốn, dư nợ,..) tại một thành phố sẽ chỉ được thực hiện một lần khi VIB Bank bắt đầu tham gia vào thị trường, sau đó, việc lên dự án mở mới các đvkd tiếp theo sẽ chỉ được căn cứ vào kết quả kinh doanh của chính đơn vị đã được mở và mục tiêu tăng trưởng số đvkd trên địa bàn được đặt ra trong thời gian đó và đơn thuần số lượng đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, không có sự theo dõi thông tin nhiều mặt về các đối thủ một cách liên tục để có thể đưa ra nhận định khách quan hơn ở các dự án mở mới sau.

2.2.3.2 Nguyên nhân khách quan

- Về vấn đề cạnh tranh: Sự cạnh tranh ngày càng lớn từ phía các Ngân hàng.Ta có thể thấy rằng, các Ngân hàng trong nước khó có thể cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài về kinh nghiệm hoạt động, khả năng quản trị và nguồn lực dồi dào của họ.Vì vậy, các Ngân hàng trong nước luôn cố gắng tận dụng triệt để lợi thế của mình so với các Ngân hàng ngoại, đó là mạng lưới hoạt động. Đã có những giai đoạn như năm 2008, mạng lưới các NHTM tăng trưởng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trong điều kiện số lượng khách hàng không có sự biến động nhiều, mạng lưới hoạt động lại tăng trưởng đột biến. Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn còn các Ngân hàng lại luôn phải tìm mọi biện pháp để giữ và tăng thị phần của mình.

- Các tác động không thể dự báo từ các chính sách quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Việt Nam là một nước đang phát triển. Nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng đang biến đổi không ngừng. Với năng lực quản lý còn nhiều yếu điểm, cần nhiều thời gian để hoàn thiện, các chính sách quản lý của Nhà nước vẫn còn rất nhiều hạn chế. Các chính sách hiện nay mới chỉ theo kiểu phản ứng với sự thay đổi của thị trường, chưa tính toán được sự thay đổi trong trung và dài hạn để đưa ra các chính sách phù hợp hơn, mang tính định hướng phát triển. Chính sách

của thị trường, vì thế khó có thể dự báo chính xác được các tác động của các chính sách này tới các chỉ tiêu tài chính của dự án mở mới đvkd nói riêng và công tác dự báo nói chung.

Ta có thể lấy ví dụ về việc quản lý giá vàng của các cơ quan nhà nước trong thời gian gần đây. Thị trường vàng vốn được biết đến như là một thị trường đầy biến động và rủi ro. Mặc dù Nhà nước luôn luôn đưa ra các biện pháp để ổn định thị trường vàng nhưng những chính sách này vẫn chỉ mang tính bị động. Có nhiều giai đoạn giá vàng thế giới chưa tăng, giá vàng trong nước đã tăng, đến lúc giá thế giới giảm thì mãi giá vàng trong nước mới giảm. Tại những thời điểm vàng sốt giá, mức giá quy đổi vàng trong nước cao hơn giá thế giới tới 2 – 2,5 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch này là quá cao đối với một thị trường thông thường. Khi lượng cầu vàng trong nước tăng, từ việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, Nhà nước đã cho các DN nhập khẩu vàng “không giới hạn” trong khuôn khổ bình ổn thị trường. Chính sách này cho thấy việc quản lý “chỉ mang tính tình thế và chạy theo thị trường” mà chưa có tính điều tiết của Nhà nước. Việc thay đổi không thể lường trước được của thị trường vàng, cùng những biện pháp quản lý mang tính “tình thế” của Nhà nước sẽ tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới việc huy động vốn, cho vay,..của các đvkd đối với các thành phần kinh tế. Vì thế, khó có thể dự báo chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của đv.

Trên đây là một số các nguyên nhân chính gây ra những hạn chế trong việc thẩm định dự án đầu tư trong mở rộng mạng lưới của Ngân hàng nói riêng và quá trình phát triển của Ngân hàng nói chung. Ngân hàng cũng đã phần nào xác định được các hạn chế và nguyên nhân đó và cũng đang tìm cách khắc phục. Phần tiếp theo của khoá luận là giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI, CHI NHÁNH TẠI NH

TMCP QUỐC TẾ VN.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w