Lịch sử hình thành và phát triển của VIB Bank cho đến tháng 12/2011

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 33)

1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP QUỐC TẾ VIỆT

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của VIB Bank cho đến tháng 12/2011

1.1.2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB Bank) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế bao gồm Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam, các cá nhân và doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế.

Tên đầy đủ bàng tiếng Việt : Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Tên viết tắt bằng tiếng Việt : Ngân hàng Quốc Tế

Tên viết tắt bằng tiếng Anh : VIB Bank

Website : www.vib.com.vn

Vốn điều lệ (cuối năm 2010) : 4.000 tỷ đồng

Hội sở chính : 198B phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội Đến 20/10/2011, sau 15 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt trên 8.200 tỷ đồng. VIB hiện có 4.300 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại 150 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Trong quá trình hoạt động, VIB đã được các tổ chức uy tín trong nước, nước ngoài và cộng đồng xã hội ghi nhận bằng nhiều danh hiệu và giải thưởng, như: danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, danh hiệu Ngân hàng có dịch vụ bán lẻ được hài lòng nhất, Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc, ngân hàng có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu do báo VietnamNet bình chọn….

1.1.2.2 Quá trình phát triển Năm 1996 :

Ngày 18/9/1996, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) bắt đầu đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân viên.

- Trụ sở đầu tiên đặt tại số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Năm 2006

- Triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa Công nghệ Ngân hàng. - Tăng vốn điều lệ lên hơn 1.000 tỷ đồng.

- Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thẻ quốc tế Visa và MasterCard.

- Thành lập Trung tâm thẻ VIB, phát hành độc lập thẻ ghi nợ nội địa VIB Values.

- Nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Hệ thống ATM của Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động Năm 2007

- Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.

- Ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn như Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí, Tổng Công ty Tài chính Dầu khí. …

- Mạng lưới kinh doanh đạt 82 đơn vị.

- Được xếp hạng 3 trong 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Năm 2008

- Được độc giả báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn là doanh nghiệp có “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008”.

- Triển khai dự án tái định vị thương hiệu với công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thương hiệu – Interbrand.

- Khai trương trụ sở mới tại tòa nhà Viet Tower, số 198B Tây Sơn, Hà Nội. - Ra mắt dịch vụ ngân hàng trực tuyến VIB 4U.

- Phát hành thẻ tín dụng VIB Chip MasterCard.

- Thành lập Khối Công nghệ ngân hàng với quyết tâm đưa VIB trở thành ngân hàng có công nghệ hiện đại nhất trên thị trường.

Năm 2009

- Ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA)

- Chính thức ra mắt dự án Tái định vị thương hiệu mới. - Tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.

- Triển khai chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009 - 2013, với mục tiêu đến năm 2013 sẽ trở thành ngân hàng hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam. - Triển khai nhiều dự án lược phục vụ chiến lược kinh doanh mới: Dự án thiết kế không gian bán lẻ, Dự án phát triển hệ thống quản trị nhân sự và hiệu quả công

Năm 2010

- Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – ngân hàng hàng đầu của Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%.

- Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng.

- Tiếp tục triển khai các dự án quan trọng phục vụ chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009 – 2013 của ngân hàng.

- Mạng lưới kinh doanh đạt trên 130 đơn vị tại 27 tỉnh, thành trên cả nước. 1.1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Quốc tế Việt nam tuân thủ theo Luật các Tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp và theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong đó, căn cứ theo tình hình thực tế, Ngân hàng Quốc tế thiết lập cơ cấu tổ chức theo mô hình ma trận theo các khối kinh doanh, các đơn vị kinh doanh và các phòng ban, như sau:

•Đại hội cổ đông •Hội đồng quản trị •Ban kiểm soát •Ban điều hành

•Các ủy ban ALCO, ủy ban tín dụng, ủy ban QLRR,…

•Các khối kinh doanh: Khối khách hàng doanh nghiệp; Khối các doanh nghiệp FDI, Khối khách hàng cá nhân; Khối nguồn vốn; Khối quản lý tín dụng; khối Hỗ trợ tổng hợp; các Ban tài chính; ban nhân sự; ban marketing và truyền thông.

•Các điểm kinh doanh. Gồm Hội sở chính; Chi nhánh đầu mối; Chi nhánh cơ sở; Và các phòng giao dịch.

1.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB Bank.

Bảng 2.1 : Thực trạng kinh doanh của VIB trong giai đoạn 2006-2010.

Chỉ tiêu tài chính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng tài sản 16.527 39.305 34.717 56.635 93.827 Dư nợ tín dụng 9.137 16.744 19.775 27.353 41.713 Huy động vốn 9.813 19.225 23.958 34.21 59.564 Vốn chủ sở hữu 1.19 2.183 2.293 2.945 6.593 Vốn điều lệ 1.000 2.000 2.000 2.400 4.000 LN trước thuế 200 426 230 610 1051

Đơn vị kinh doanh

(ĐV) 59 82 110 115 133

Số lượng nhân sự ( người)

1.511 2.123 2.510 2.629 3.243

(Nguồn báo cáo thường niên VIB năm 2010)

Liên tục trong 5 năm liền VIB luôn tăng trưởng đều về quy mô kinh doanh, vốn tự có, mở rộng mạng lưới chi nhánh và đặc biệt trú trọng phát triển mạnh nguồn nhân sự để đảm ứng cho nhu cầu kinh doanh. Tính đến thời điểm tháng 10/2011 VIB đã đạt lợi nhuận trước thuế hơn 1000 tỷ đồng trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính ngân hàng đang cực kỳ khó khăn.

Năm 2010, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB) đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu hoạt dộng kinh doanh năm 2010. Theo đó, quy mô tổng tài sản đạt gần 94.000 tỷ đồng, tăng trên 37.000 tỷ đồng (tốc độ tăng trưởng 65,9%) so với năm 2009, vượt 22% kế hoạch đặt ra; trong đó dư nợ tín dụng đạt khoảng 41,700 tỷ đồng, tăng 15.800 tỷ đồng (tương đương tăng 57,6% so với

năm 2009). Nguồn vốn huy động đạt gần 61.000 tỷ đồng, tăng 78,3% so với năm 2009, và tăng 17,3% so với kế hoạch của năm 2010.

Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn mà nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến động khôn lường, thị trường tài chính Việt Nam bất ổn. Nhưng trong giai đoạn này, VIB luôn hoạt động có lãi và chỉ trong vòng 5 năm quy mô tài sản của Ngân hàng đã tăng từ 16.527 tỷ đồng năm 2006 lên tới 93.827 tỷ đồng năm 2010 (xấp xỉ 4.7 lần). Hoạt động huy động vốn cũng tăng lên đáng kể, khoảng 5.1 lần từ 9.813 tỷ vnđ năm 2006 lên tới 59.564 tỷ vnđ năm 2010…..…..Có thể nói, trong quá trình hoạt động của mình, VIB Bank đã đạt được những kết quả rất khả quan. Đạt được những kết quả như trên là do sự nỗ lực không ngừng của các cấp quản lý, sự hăng say làm việc của các cán bộ, nhân viên .

1.2. Tổng quan về phòng Quản lý mạng lưới (QLML)

1.2.1.Quá trình hình thành và mô hình tổ chức quản lý của QLML

1.2.1.1. Quá trình hình thành

• Vài nét về Khối bán lẻ ( Retail Banking –RB) ngân hàng TMCP Quốc tế VIB.

Xu hướng thị trường đang bùng nổ về các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Với mức tăng dân số và mức tăng thu nhập ngày càng cao của người dân, cùng với đó, nhu cầu am hiểu về sản phẩm ngân hàng của khách hàng theo đó cũng tăng lên. Vì vậy các ngân hàng đang tăng cường tiếp cận tới từng nhóm khách hàng

Lợi ích của ngân hàng bán lẻ

 Các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn.  Tiềm năng phát triển tăng lên.

 Có cơ sở khách hàng lớn.  Tạo nguồn ổn định.

Vì những lí do trên, khối Ngân hàng Bán lẻ – ngân hàng TMCP Quốc tế VIB đã được thành lập ngày 16.3.2009 với tổng số lượng nhân sự tính đến tháng 3 năm 2011 là 1710 nhân viên.

Quá trình hình thành và phát triển của phòng QLML

Đối với các ngân hàng, nhất là những đơn vị còn non trẻ, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch là điều kiện tiên quyết để tăng thị phần trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường tài chính - ngân hàng rất gay gắt. Vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, vào tháng 7 năm 1996, Phòng Quản lý mạng lưới (QLML) đã được thành lập với mục tiêu chung nhất là : nghiên cứu phát triển hệ thống mạng lưới các đơn vị kinh doanh của VIB Bank, quản lý hình ảnh không gian bán lẻ trên hệ thống mạng lưới của VIB Bank.

Năm 2009 , Cùng với việc ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA)- ngân hàng hàng đầu của Úc,VIB chính thức ra mắt dự án Tái định vị thương hiệu mới, tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng . Cơ cấu tổ chức quản lý tại VIB đã có nhiều thay đổi tích cực để phù hợp với yêu cầu phát triển trong và ngoài Ngân hàng. Số lượng nhân viên đã tăng từ 4 nhân viên vào năm 1996 lên hơn 20 nhân viên vào cuối năm 2009. Sự chuyên môn hóa trong quản lý tại phòng QLML cũng dần được nâng cao.

Hiện nay, phòng QLML được tổ chức trực thuộc khối bán lẻ (RB) ngân hàng Quốc tế TMCP VIB, dưới sự lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Vân Anh - Phó GĐ Khối NH Bán lẻ/ GĐ Quản lý mạng lưới

1.2.1.2.Mô hình tổ chức

Hình 2.1. Mô hình tổ chức quản lý của phòng QLML phân theo bộ phận chức năng

Phòng QLML bao gồm 5 nhóm hoạt động: - Nhóm quản trị dự án. - Nhóm chiến lược. - Nhóm địa điểm. - Nhóm thiết kế. - Nhóm hỗ trợ.

Phòng QLML đã áp dụng mô hình tổ chức theo bộ phận chức năng. Ðây là một mô hình tương đối dễ hiểu và được áp dụng khả phổ biến trong các doanh nghiệp. Ðây là mô hình mà phòng tạo các bộ phận mà trong đó các cá nhân hoạt động trong cùng một lĩnh vực chức năng nhất định.

Ví dụ như nhóm thiết kế chuyên môn hóa về thiết kế các layout cho từng chi nhánh, nhóm chiến lược sẽ nghiên cứu dự báo và đưa ra chiến lược cho phòng…. Mô hình này đem lại cho phòng QLML nhiều thuận lợi là : (1) Hiệu quả tác nghiệp cao.(2) Phát huy đầy đủ hơn những ưu thế của chuyên môn hóa ngành nghề.(3) Đơn giản hóa công việc đào tạo do công việc được chuyên môn hóa.(4) Chú trọng hơn đến các tiêu chuẩn nghề nghiệp.(5) Tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất.

Ngoài việc phân chia theo theo bộ phận chức năng, thì trong từng nhóm tùy thuộc vào khối lượng công việc, việc quản lý còn được phân chia theo địa bàn nhằm tăng hiệu quả trong việc quản lý. Cụ thể : đối với nhóm PM (project management) được chia ra làm 3 nhóm là Nhóm phát triển mạng lưới phía Bắc, nhóm phát triển

mạng lưới các tỉnh phía Nam ( ngoài TP. Hồ Chí Minh) và nhóm phát triển mạng lưới tại HCM

1.2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Quản lý mạng lưới

Chức năng:

•Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ trong việc quản lý, phát triển hệ thống mạng lưới các đơn vị kinh doanh của VIB.

•Quản lý hình ảnh không gian bán lẻ trên hệ thống mạng lưới của VIB

Nhiệm vụ :

Nghiên cứu thị trường và xây dựng kế hoạch PTML hàng năm.

 Phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng ngân sách tổng thể của phát triển mạng lưới hàng năm trình HĐQT và BĐH.

 Phối hợp với các đơn vị kinh doanh khảo sát và tìm kiếm địa điểm.

 Chủ trì triển khai các dự án thành lập mới, di chuyển, nâng cấp các đơn vị kinh doanh của VIB.

 Đầu mối thực hiện hệ thống báo cáo về quản lý hệ thống mạng lưới của VIB đối với các cơ quan hữu quan.

 Quản lý các hồ sơ liên quan đến thủ tục pháp lý, dữ liệu, hình ảnh của hệ thống đơn vị kinh doanh.

 Đôn đốc, giám sát tiến độ thực hiện các công việc và nghiệm thu kết quả công tác chuẩn bị và triển khai để các đơn vị KD đi vào hoạt động.

 Quản lý hình ảnh không gian bán lẻ của hệ thống mạng lưới VIB.

 Tổ chức thiết kế, làm việc với các nhà thầu nội ngoại thất trong quá trình triển khai thi công nội ngoại thất cho mạng lưới KD của VIB.

1.2.2. Thành tựu đạt được trong việc mở rộng mạng lưới, chi nhánh.

Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng của mạng lưới từ năm 2004 - 2011

( Nguồn: Tài liệu đào tạo hội nhập phòng QLML năm 2011)

Tính đến 31/12/2011, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam có hội sở chính tại 198B Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội và 181 đơn vị kinh doanh : 51chi nhánh ( trong đó có 01 Sở giao dịch, 23 Chi nhánh đầu mối và 27 chi nhánh cơ sở), 85 phòng giao dịch và 43 Quỹ tiết kiệm tại 27 tỉnh thành phố.

Các đơn vị kinh doanh tập trung chủ yếu tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố HCM. Theo số liệu thống kê vào cuối năm 2011 tại Hà Nội có 47 đvkd, chiếm 26% , tại TP.HCM có 54 đvkd chiếm 30% còn lại tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, có tốc độ tăng trường cao như : Bình Dương, Hải Phòng,…

Trong giai đoạn 2004-2011, số đơn vị kinh doanh đã tăng từ 15 đơn vị lên tới 181 đơn vị, với tốc độ mở mới hàng năm lên tới gần 24 đơn vị kinh doanh.

Tính đến 31/12/2011, VIB đứng vị trí số 8 trong danh sách các NH TMCP có số lượng đơn vị kinh doanh lớn nhất (theo số liệu được thống kê từ web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Có thể nói, một trong những yếu tố đảm bảo cho VIB ổn định và phát triển trong những năm gần đây chính là sự năng động, sáng tạo để vượt khó của mạng lưới kinh doanh cơ sở trong những năm qua.Trước những biến động phức tạp của thị trường, sự thay đổi của chính sách và định hướng kinh doanh, các đvkd đã quyết tâm bám khách hàng, tìm ra những cách làm hay, cố gắng không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế và thương hiệu của VIB trên thị trường. Để làm được điều đó, không thể không nhắc tới những đóng góp vô cùng to lớn của phòng QLML trong việc mở rộng đvkd và hỗ trợ hoạt động của các đv.

2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ RỘNGMẠNG LƯỚI TẠI VIB . MẠNG LƯỚI TẠI VIB .

2.1. Công tác thẩm định dự án đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh tại VIB.2.1.1 Nội dung thẩm định đầu tư mở rộng mạng lưới ,chi nhánh tại VIB 2.1.1 Nội dung thẩm định đầu tư mở rộng mạng lưới ,chi nhánh tại VIB

Hình 2.2. Sơ đồ trải nghiệm khách hàng cùng VIB

( Nguồn : Tài liệu đào tạo hội nhập phòng QLML năm 2011) Tác dụng của hệ thống mạng lưới VIB Bank

•Khi công nghệ nói chung và công nghệ trong ngành ngân hàng nói riêng vẫn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w