Kiến nghị đối với ban lãnh đạo ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 83)

3. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH ĐẦU

3.2. Kiến nghị đối với ban lãnh đạo ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế

3.2.1. Từng bước đổi mới và hoàn thiện phương thức thẩm định theo hướng đáp ứng yêu cầu thẩm định một cách toàn diện các dự án đầu tư.

Thẩm định một dự án đầu tư là thẩm định tổng hòa nhiều nội dung của dự án như: sự cần thiết, mục tiêu dự án, nội dung thị trường của dự án, nội dung kĩ thuật và nội dung tài chính của dự án.Nếu chỉ quan tâm tới nội dung tài chính của dự án sẽ gây ra những rủi ro không nhỏ cho dự án nếu dự án được đầu tư. Vì vậy, cần áp dụng song song nhiều phương pháp khác nhau để tăng hiệu quả chất lượng thẩm định theo hướng thẩm định toàn diện dự án.

Ví dụ như, trong thẩm định nội dung thị trường của dựa án, để đánh giá khả năng cạnh tranh của các đối thủ trên địa bàn, có thể sử dụng thêm Mô hình cạnh tranh của Michael Porter (Porter's Five Forces) – nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay. Theo đó, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: Cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn; Cạnh tranh từ đối thủ trong ngành; Cạnh tranh từ sản phẩm thay thế; Cạnh tranh từ khách hàng; Cạnh tranh từ nhà cung ứng. Mô hình này thường được các Doanh nghiệp sử dụng để phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Vì môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mô hình này còn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn. Áp dụng lý thuyết này, có thể cho Ngân hàng thấy được cái nhìn tổng quan về cạnh tranh trong phát triển mạng lưới chi nhánh và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của toàn Ngân hàng ra sao, để từ đó ra quyết định mở thêm đvkd tại địa bàn này hay không? Và địa bàn nào nên được cải thiện trong hoạt động để mang lại nhiều lợi nhuận hơn….

3.2.2. Áp dụng thêm các chỉ tiêu trong thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Công tác thẩm định nội dung tài chính của dự án hiện nay mới chỉ dừng lại thẩm định hữu hạn một số các chỉ tiêu tài chính như thời gian hoàn vốn giản đơn và điểm hòa vốn, Ngân hàng cần áp dụng thêm các chỉ tiêu tài chính khác như IRR, thời gian hoàn vốn có chiết khấu,…Vì các chỉ tiêu tài chính được áp dụng như hiện nay, mới chỉ phản ánh được các khoản thu và chi trước thời gian hoàn vốn của dự án. Sau khoảng thời gian này, các dòng ngân lưu của dự án không còn được tính đến. Theo chuẩn đề ra về thời gian hoàn vốn của các dự án của VIB trong giai đoạn 2010-2013 là 24 tháng, còn thời gian hoạt động của một đvkd thường lớn hơn rất nhiều lần.

Hiện nay, để giảm thiểu thời gian và chi phí thẩm định và đơn giản hóa trong tính toán, tại VIB vẫn áp dụng các giả thiết về tốc độ tăng thuần huy động vốn và dư nợ cho vay dựa trên con số trung bình cộng của các đvkd cùng quy mô trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng thực tế, mỗi địa phương đều có những đặc thù rất riêng, không thể áp dụng công thức trung bình cộng để tính toán các con số đại diện cho kết quả hoạt động của cả hệ thống.Ngân hàng nên có sự phân loại chi tiết hơn nhằm dự báo các con số về khoản thu, chi liên quan tới dự án như : ngoài việc áp dụng phân chia theo quy mô hoạt động như ngày nay,với mỗi quy mô nên tính thêm yếu tố khác : như đặc thù dân cư, GDP/ đầu người của địa phương,….Ví dụ, với cùng quy mô chi nhánh vừa, căn cứ vào thói quen của dân cư các miền có thể chia ra : Quy mô chi nhánh vừa ở khu vực miền Bắc, Quy mô chi nhánh vừa ở khu vực miền Trung, và cả khu vực miền Nam.

Hoặc ngân hàng cũng có thể xây dựng một mô hình để dự báo các con số này, với biến và các yếu tố cố định hoặc thay đổi không nhiều trong thời gian hoạt động của dự án như : mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người,….

3.2.3.Từng bước triển khai và áp dụng các kỹ thuật phân tích rủi ro hiện đại vào công tác thẩm định các DAĐT

Hiện nay, công tác đánh giá rủi ro đối với dự án trong công tác thẩm định dự án mở rộng mạng lưới chi nhánh chưa thực sự được quan tâm đúng mức vì mức độ

phức tạp, cũng như đòi hỏi sự đầu tư lớn về nhân lực, cũng như về vốn. Để tăng cường chất lượng công tác thẩm định, VIB Bank cần mạnh dạn hơn nữa trong việc phân tích và đánh giá rủi ro vì các khoản chi đầu tư để mở rộng mạng lưới chi nhánh thường lớn hơn rất nhiều lần so với chi phí phân tích rủi ro của dự án.Và nhất là trong những giai đoạn bất ổn của kinh tế vĩ mô, sự thiếu ổn định trong thị trường tài chính, thì vai trò của việc áp dụng các kỹ thuật phân tích rủi ro hiện đại vào công tác thẩm định lại càng được thể hiện rõ rệt.

Trong việc phân tích rủi ro, chúng ta cần hiểu rõ: phân tích rủi ro là việc ước lượng rủi ro, chứ không phải để khắc phục nó. Và với mức rủi ro đó, thì phần bù rủi ro tương ứng sẽ là bao nhiêu? Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phân tích rủi ro khác nhau, . Có thể phân biệt các phương pháp phân tích rủi ro thành hai nhóm :

• Phân tích tất định (deterministic): là việc chủ quan cho trước một giá trị nhất định ( ví dụ tốc độ tăng thuần huy động vốn) và hỏi kết quả ( ví dụ NPV của dự án mở mới) là bao nhiêu?

• Phân tích bất định, còn gọi là phân tích xác suất (probabilistic) hay mô phỏng (simulation): Những giá trị của nhân tố rủi ro sẽ được xuất hiện một cách bất định, ngẫu nhiên không định trước. Và theo đó, các kết quả cũng sẽ là những giá trị mang tính ngẫu nhiên. Vì vậy, phương pháp này còn gọi là mô phỏng Monte-Carlo

Trong phương pháp phân tích tất định, người ta thường tiến hành phân tích độ nhạy ( độ nhạy biến một chiều, độ nhạy biến hai chiều) và phân tích tình huống. Nếu phân tích độ nhạy áp dụng với công tác thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh, ta có thể đưa các biến được coi là rủi ro như : tốc độ tăng thuần huy động vốn và tăng thuần dư nợ cho vay,…và xem chúng ảnh hưởng như thế nào tới NPV của dự án. Còn nếu phân tích tình huống, ta có thể đưa ra các “kịch bản” khác nhau về kết quả kinh doanh của một đơn vị ứng với các điều kiện khác nhau của nền kinh tế.

minh họa các báo cáo nhằm giúp loại trừ các yếu tố bất định khi ra quyết định. Thông qua sức mạnh mô phỏng, Crystal Ball là công cụ hiệu quả trong tay của những người ra quyết định. Trong thẩm định dự án đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh, Crystal Ball có thể giúp nhà quản trị đưa ra các câu trả lời cho các câu hỏi như “Liệu chúng ta có thiếu hụt ngân sách nếu chúng ta xây dựng công trình này?” hay “Khả năng của dự án này kết thúc đúng thời hạn là bao nhiêu?” hoặc “Khả năng chúng ta đạt được mức lợi nhuận này là bao nhiêu?”. Với công cụ Crystal Ball, nhà quản trị sẽ có những căn cứ khoa học để ra quyết định chính xác, hiệu quả và tự tin hơn.

Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng và mỗi dự án cũng có mục tiêu, quy mô không giống nhau.Vì vậy, trong quá trình thẩm định, tùy thuộc vào đặc thù của từng dự án, của công tác mở mới đvkd, cán bộ thẩm định có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp hoặc cũng có thể kết hợp các phương pháp với nhau.

3.2.4. Kiến nghị nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác thẩm định đầu tư

Từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ và khả năng phân tích DAĐT của các cán bộ thẩm định thông qua quá trình đào tạo và đào tạo lại

Công tác thẩm định đòi hỏi cán bộ thẩm định không những phải có kiến thức chuyên môn vững vàng mà cần phải có kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về một số các lĩnh vực khác có liên quan tới dự án mà họ thẩm định. Vì vậy, để tăng cường chất lượng của công tác thẩm định đầu tư mở rộng đvkd nói riêng, chất lượng công tác thẩm định tại các NHTM nói chung, các NHTM cần chú trọng tới việc từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ và khả năng phân tích DAĐT của các cán bộ thẩm định thông qua quá trình đào tạo và đào tạo lại. Quá trình này có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức như : việc cử cán bộ đi đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước, tổ chức đào tạo cán bộ nội bộ, tổ chức các buổi hội thảo nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các cán bộ trong Ngân hàng,...

Việc tổ chức bộ phận quản lý, chuyên môn hóa về thông tin sẽ làm tăng hiệu quả hơn nữa trong công tác thẩm định đầu tư mở rộng mạng lưới nói riêng và công tác thẩm định nói chung. Như chúng ta đã biết, để có được chất lượng thẩm định tốt cần có những thông tin chính xác và liên tục. Nếu thông tin không có tính chuẩn xác và không được cập nhật liên tục thì mọi công việc khác trong quá trình thẩm định một dự án đầu tư đều vô nghĩa vì dù công tác thẩm định có đưa ra một kết quả thẩm định thì kết quả này cũng không gắn với thực tế.

Trong công tác mở rộng mạng lưới các đvkd, nếu như các thông tin về địa bàn dự kiến, dân số, thu nhập bình quân đầu người,số lượng các đối thủ cạnh tranh, kết quả kinh doanh của các đơn vị khác …trên địa bàn đó được theo dõi và cập nhật một cách thường xuyên sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian thẩm định dự án so với việc khi có dự án, cán bộ thẩm định mới bắt tay vào việc tìm kiếm số liệu, phân tích đánh giá số liệu.

Gắn chặt hơn nữa chế độ lương thưởng với kết quả làm việc của nhân viên.

Nâng cao chất lượng thẩm định, lấy chất lượng thẩm định làm thước đo để đánh giá năng lực trình độ hiệu quả đối với cán bộ thẩm định. Để từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc và thái độ tích cực trau dồi chuyên môn của các cán bộ thẩm định để đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu công việc.Cần phải có chế độ đãi ngộ, khuyến khích đối với các cán bộ có kết quả làm việc tốt để họ cống hiến và làm việc ngày càng nhiều cho Ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt Tiếng Anh

• PGS.TS Lưu Thị Hương(2004),

Thẩm định tài chính dự án, Nhà xuất bản Tài chính.

• PGS.TS Lưu Thị Hương(2005), Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê.

• Đinh Thế Hiển(2008), Lập Và Thẩm Định Hiệu Quả Tài Chính Dự Án Đầu Tư, Nhà xuất bản Thống kê

• Michael E. Porter ,"On Competition [Hardcover]", Harvard Business School Pr; 1 edition (October 1998).

Trang Web:

Website của Báo đầu tư - Cơ quan của Bộ kế hoạch và đầu tư: http://baodautu.vn Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : http://www.sbv.gov.vn

Website của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam : http://www.vib.com.vn Website Đầu tư chứng khoán http://tinnhanhchungkhoan.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w