1919 – 1945
2.3.2. Các biện pháp trong bài ngoại khoá
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu bộ môn nói riêng, công tác giảng dạy không chỉ được tiến hành trong những bài nội khoá mà còn được tiến hành qua những hoạt động ngoại khoá. Việc tiến hành ngoại khoá có mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức tổ chức dạy học khác. Trong công tác ngoại khoá, hoạt động của thày và trò được tiến hành chủ yếu ngoài giờ học trên lớp, nhưng nội dung và chủ đề hoạt động phải sát với nội dung và học chính khoá và được quy định trong chương trình môn học. Hoạt động ngoại khoá phải đạt được mục đích giáo dưỡng, giáo dục và phát triển như ở bài nội khoá nhưng được thể hiện trên cơ sở và phương tiện khác. Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khoá mang tính tổng hợp, làm sâu sắc và phong phú kiến thức học sinh về các mặt khác nhau của cuộc sống xã hội, góp phần gây hứng thú trong học tập lịch sử. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử cho rằng: "Hoạt động ngoại khoá có hai đặc điểm nổi bật: tính tự nguyện và sự phát triển nhận thức độc lập, năng khiếu của học sinh trong lĩnh vực lịch sử. Điều này góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em sau này." [14, tr.197]
Việc thực hiện chủ đề và nội dung của hoạt động ngoại khoá rất linh hoạt và đa dạng. Vì vậy, công tác ngoại khoá lịch sử góp phần bồi dưỡng, làm sâu sắc phong phú, toàn diện tri thức lịch sử mà học sinh thu nhận trên lớp. Khác với giờ học nội khoá, học sinh được tiếp thu kiến thức thông qua việc đọc nguồn tài liệu cơ bản - sách giáo khoa. Còn trong hoạt động ngoại khoá, học sinh được rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK và các tài liệu tham khảo khác, học sinh có thể thu thập, lựa chọn những vấn đề khái quát, những kết luận nhận định. Trên cơ sở ấy, học sinh nắm vững hơn kiến thức qua việc tìm tòi, nghiên cứu với các bạn trong lớp, soạn các báo cáo khoa học phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của mình.
Chương trình lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản bao gồm: sự kiện, niên đại, nhân vật, khái niệm, quy luật… những kiến thức này vô cùng phong phú, phải có điều kiện tìm hiểu thêm ngoài giờ học mới nắm chắc được những kiến thức trong bài nội khoá.
Các hình thức tổ chức ngoại khoá được tiến hành khá phong phú dưới nhiều hình thức như: đọc sách, kể chuyện lịch sử, nói chuyện lịch sử, trao đổi, thảo luận lịch sử; dạ hội lịch sử; tham quan lịch sử ……Ở đây, luận văn đề cập đến 2 hoạt động chủ yếu trong hoạt động ngoại khoá và giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc tài liệu lịch sử để chuẩn bị cho những hoạt động dưới đậy:
* Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu lịch sử để chuẩn bị và tham gia tham quan lịch sử
Tham quan có một vị trí qua trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Những dấu vết của quá khứ, những vật trưng bày trong bảo tàng không chỉ cụ thể hoá kiến thức, mà còn để lại một ấn tượng mạnh mẽ nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện khả năng quan sát, phân tích của HS.
Việc tham quan lịch sử mang tính chất một hoạt động ngoại khoá đòi hỏi phải bỏ nhiều công sức để chuẩn bị và tiến hành. Tuy nhiên vì hiệu quả của hoạt động này rất cao nên đây là hình thức được các trường sử dụng nhiều hiện nay.
Để tiến hành tham quan lịch sử đạt hiệu quả, GV cần chẩn bị những việc sau: + Xác định rõ mục đích, chủ đề cuộc tham quan.
Trong phương pháp tiến hành cần phân loại tham quan tường thuật để tạo biểu tượng lịch sử và tham quan dẫn chứng làm cơ sở cho việc nhận thức sâu sắc hơn.
+ Để thực hiện tốt việc tham quan, cần khắc phục việc làm có tính chất hình thức, chỉ cho HS xem lướt qua mà không chú ý quan sát, trừng bày những hiện vật trưng bày cần thiết cho học tập. Vì vậy, sau khi xem khái quát các vật trưng bày ở bảo tàng hay nơi diễn ra sự kiện lịch sử cần tập trung vào xem xét một số hiện vật có liên quan đến nội dung bài học. sau buổi tham quan nên tổ chức thảo luận những vấn đề có liên quan đến nội dung bài học hoặc mục đích đã đề ra. Có thể kết hợp với hoạt động của đoàn thanh niên trong việc tổ chức cắm trại, hành quân để giới thiệu, bổ sung một số kiến thức lịch sử cần thiết.
Ngoài các buổi tham quan di tích, bảo tàng lịch sử...GV có thể tổ chức cho HS xem phòng truyền thống, nghe nói chuyện về tiểu sử, quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu lịch sử để chuẩn bị và tham gia dạ hội lịch sử
Dạ hội lịch sử là một hoạt động ngoại khoá có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả các học sinh trong lớp, trường tham dự. Lực lượng tham gia dạ hội lịch sử thường có hai nhóm, một số ít học sinh tham gia biểu diễn và đông đoả học sinh khác làm khán giả. Đối với cả hai nhóm, dạ hội lịch sử có tác dụng củng cố, làm sâu sắc, phong phú thêm nhiều tri thức khoa học và nghệ thuật, gợi dậy những cảm xúc làm cơ sở để giáo dục tình cảm, bồi dưỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú học tập bộ môn.
Chủ đề của dạ hội lịch sử thường rất phong phú:
- Chủ để về lịch sử địa phương là một nội dung khá hấp dẫn trong dạ hội lịch sử. - Các vấn đề về cuộc sống hiện nay trên thế giới và trong nước, như đấu tranh gìn giữ hoà bình, thành tựu khoa học kỹ thuật…
- Các sự kiện, nhân vật lịch sử trong nước và thế giới được tổ chức kỉ niệm trong năm.
Để tiến hành dạ hội lịch sử, giáo viên cần chẩn bị những việc sau:
+ Trên cơ sở chủ đề đã chọn, xây dựng kế hoạch dạ hội. Kế hoạch dạ hội cần dựa vào kế hoạch chung, điều kiện của nhà trường, năng lực của học sinh và yêu cầu chính trị của địa phương.
+ Trong kế hoạch phải ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành, nội dung dạ hội, thành phần tham gia, khách mời, những hình ảnh, hiện vật cần triển lãm...
+ Nội dung chủ yếu của dạ hội lịch sử là hoạt động văn nghệ, trò chơi và múa hát tập thể. Song việc tổ chức của giáo viên cần linh hoạt, đa dạng và cần căn cư vào điều kiện cụ thể.
+ Dựa vào nội dung chương trình, giáo viên phân công học sinh chuẩn bị và tạo điều kiện cho các em học tập.
Trong chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tiến hành một buổi dạ hội lịch sử về Hồ Chí Minh, để các em có thể hiểu rõ hơn về Bác, cuộc đời và tư tưởng của Người
. Giáo án bài ngoại khóa được trình bày ở phần phụ lục III. * *
*
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Trong đó vai trò của Nguyễn Ái Quốc góp phần quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này. Việc tiến hành giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh là việc cần thiết vì nó không chỉ phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, mà đây còn là phần làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến trọng tâm các kỳ thi. Và để tiến hành việc giảng dạy, giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh thuận lợi thì cần thiết phải áp dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các biện pháp khác nhau để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.
2.4. Thực nghiệm sƣ phạm.
2.4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Như chúng ta đã biết, hoạt động dạy học hiện nay đang tiến hành theo hương tích cực hoá hoạt động của HS, tạo điều kiện cho người học dễ dàng nắm được kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và hành vi học tập đúng đắn. Mặt khác khi ra xã hội các em có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Luận văn tốt nghiệp của tôi là một đề tài phương pháp cho nên việc
thực nghiệm sư phạm là vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Thông qua thực nghiệm nhằm:
1. Bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi của việc vận dụng các phương pháp và hình thức GD lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh qua môn Lịch sử 12- THPT.
2. Làm sáng tỏ khả năng thực hiện các phương pháp và hình thức giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh qua môn Lịch sử 12 tại 2 trường:
- Trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. - Trường THPT Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
3. Đánh giá hiệu quả việc vận dụng các phương pháp và hình thức GD lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh qua môn Lịch sử 12- THPT- chương trình cơ bản trên địa bà huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
2.4.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm
Để bài thực nghiệm đạt kết quả cao, khẳng định tính khả thi mà đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, qua bài:
Phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000 Chương I: Việt Nam từ 1919 đến 1930
Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1930 ( Tiết 2)
Chương II: Việt Nam từ 1930 đến 1945
Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945 và cách mạng tháng Tám năm 1945. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập (Tiết 2).
Nội dung thực nghiệm gồm một số công việc cơ bản sau: - Chuẩn bị 2 giáo án:
+ Kiểu 1: Giáo án thực nghiệm như dự kiến của Luận văn, Giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 trường THPT (Chương trình chuẩn).
+ Kiểu 2: Giáo án đối chứng do giáo viên của trường chuẩn bị được soạn và dạy bình thường.
- Kiểm tra chất lượng dạy học bằng cách cho HS cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra, đánh giá trong 10 phút cuối tiết học đó.
2.4.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm
- Tiến hành theo đúng phân phối chương trình và thời gian biểu do nhà trường đề ra trong năm học 2012 - 2013, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Chúng tôi chọn 4 lớp thực nghiệm và 4 lớp đối chứng:
+ Lớp thực nghiệm: Sử dụng giáo án kiểu 1, bài giảng được soạn theo phương pháp dạy học mới, nhấn mạnh trọng tâm vào vấn đề giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh THPT .
+ Lớp đối chứng: Sử dụng giáo án kiểu 2, bài giảng được tiến hành thep phương pháp dạy học truyền thống, nội dung được trình bày theo sách giáo khoa, không đi tập trung vào vấn đề giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh THPT .
- Yêu cầu: Học sinh được chọn làm lớp đối chứng và thực nghiệm có sức học ngang nhau, số lượng học sinh như nhau, điều kiện học tương đương nhau. Giáo viên tham gia giảng dạy là những người giảng dạy lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.
2.4.4. Tổ chức tiến hành thực nghiệm
- Địa bàn thực nghiệm: để tiến hành thực nghiệm sư phạm thuận lợi, chúng tôi chọn trường THPT Kinh Môn II và THPT Phúc Thành (Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Đây là 2 ngôi trường có lịch sử bề dày truyền thống dạy và học. Chất lượng của GV tương đối tốt. Hàng năm nhà trường luôn chú ý đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn của GV. Trong tiêu chí chung đưa ra, cả hai trường yêu cầu mỗi GV, một năm phải có ít nhất 4 giáo án điện tử và phải tiến hành thao giảng thành công ít nhất một lần (trên tổng số 3 lần thao giảng/ năm). Đây là một yêu cầu nhằm nâng cao hơn nữa phương pháp dạy học đổi mới, hiện đại hoá và tích cực hoá phương pháp dạy học các môn học trong đó có lịch sử.
- Lớp thực nghiệm và đối chứng: chúng tôi lựa chọn 2 lớp 12A, 12B của trường THPT Kinh Môn II, lớp 12C, 12D của trường THPT Phúc Thành là lớp thực nghiệm
và 12F, 12L của trường THPT Kinh Môn II, lớp 12A, 12B của trường THPT Phúc Thành là lớp đối chứng. Số lượng và trình độ nhận thức của HS các lớp ngang nhau, với những học sinh có học lực khá, trung bình, yếu tương đồng nhau. Đây là một điều kiện thuận lợi cho chúng tôi khi tiến hành kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
Bài giảng thực nghiệm (xem ở phần phụ lục II). Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với hai giáo án khác nhau đã được chuẩn bị theo kế hoạch.
Sau khi giảng xong, để đánh giá được kết quả cuối cùng của bài học, chúng tôi tiến hành kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh hai lớp bằng bài kiểm tra nhanh 10 phút ngay cuối tiết dạy đó. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức giữa các lớp có nội dung hoàn toàn giống nhau, bám sát vào nội dung bài học và có cụ thể đáp án cũng như barem chấm điểm. (Phụ Lục II).
Tiêu chuẩn đánh giá bài làm:
+ Học sinh thực hiện đúng những yêu cầu của bài, làm bài không quá thời gian quy định, không vi phạm quy chế sử dụng tài liệu)
+ Những bài trả lời đúng câu hỏi trắc ngiệm và đủ ý, trọng tâm câu hỏi tự luận, bài kiểm tra sạch sẽ, đúng chính tả, đúng thời gian quy định đạt điểm 9 – 10 (loại giỏi)
+Bài làm tương đối đúng, chưa đẩy đủ ý trong câu tự luận, có chỉ số sai ít trong câu trắc nghiệm (1- 2 câu), đạt điểm 7 – loại khá)
+ Bài làm điền chưa chính xác 40 – 50% câu trắc nghiệm, hoặc đúng những câu trắc nghiệm nhưng sai trong câu tự luận đạt điểm 5 – 6 loại trung bình)
+ Trả lời không đúng, điền không chính xác nhiều câu trắc nghiệm (70 – 0%), không đủ ý trong câu tự luận đạt điểm từ 4 trở xuống loại yếu – kém)
Trên cơ sở trên, chúng tôi đã tiến hành chấm bài, đánh giá kết quả của hai lớp thực nghiệm và đối chứng.
2.4.5. Kết quả
Sau khi chấm bài kiểm tra theo đúng thang điểm đã quy định, xếp loại học sinh qua các mức giỏi, khá, trung bình, yếu – kém, chúng tôi thu được kết quả thực nghiệm như sau:
Bảng 2.1. Bảng điểm kiểm tra kết quả thực nghiệm của học sinh lớp 12 Trƣờng Lớp Số HS Điểm số Điểm TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 KM TN 90 0 0 0 3 9 15 27 23 10 3 7,11 ĐC 85 0 4 5 7 18 24 19 8 0 0 5,67 KM II TN 89 0 0 0 2 6 13 20 29 15 4 7,44 ĐC 88 0 2 5 3 12 25 27 13 1 0 6,17 Chú giải:
KM : Trường THPT Kinh Môn ĐC : Đối chứng KM II : Trường THPT Kinh Môn II Điểm TB : Điểm trung bình TN : Thực nghiệm
Tiến hành xử lí bảng điểm của HS ra số liệu phần trăm để thấy rõ sự chênh lệch về kết quả học tập của HS các lớp TN và các lớp ĐC, cũng như thấy rõ về mức độ chênh lệch kết quả học tập của HS giữa các trường trên địa bàn khác nhau của huyện Kinh Môn. Chúng tôi có được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Bảng điểm kiểm tra đã xử lí kết quả thực nghiệm của học sinh lớp 12 Trƣờng Lớp Số HS Điểm số (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 KM TN 90 0 0 0 3.3 10.0 16.7 30.0 25.6 11.1 3.3 ĐC 85 0 4.7 5.9 8.2 21.2 28.9 22.9 9.6 0 0 KM II TN 89 0 0 0 2.2 6.7 14.6 22.5 32.6 16.9 4.5