sử ở trường phổ thông
Như đã phân tích ở trên, cùng với các bộ môn khác, lịch sử góp phần vào việc phát triển và đào tạo con người Việt Nam toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, trung thành với lí tưởng cộng sản và trở thành con người xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, xét ở nhiều khía cạnh, có thể nói, trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng quan trọng không chỉ về mặt phát triển trí tuệ học sinh mà còn có tác động sâu sắc về thái độ, tư tưởng, tình cảm và nhân cách sống của con người.
Về kiến thức: Nói lịch sử có tác động sâu sắc tới nhận thức, thái độ, tình cảm và nhân cách sống của con người không có nghĩa là các môn học khác không góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Học toán để thêm thán phục tài trí, sự lao động, cống hiến không biết mệt mỏi của những người làm nên toán học; học Văn để chúng ta thêm yêu quê hương đất nước, thêm yêu tiếng mẹ đẻ và cái "hồn" dân tộc Việt… Nhưng ở lịch sử, có những ưu thế nhất định trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, tư tưởng, đạo đức con người. Ngay từ thời xa xưa, người ta đã coi "lịch sử là thày giáo của cuộc sống", và thực tế, không ai có thể phủ nhận vị trí, vai trò của lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trí tuệ học sinh. Lịch sử đã ghi nhận những con người, những sự kiện, những chiến công hiển hách… của Hai Bà Trưng, Mai Thúc Loan, Ngô Quyền…trong hơn nghìn năm chống đô hộ giặc Tàu; Những con người, những chiến công, những địa điểm…làm nên trang sử trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhưVõ Thị Sáu, La Văn Cầu, Mẹ Suốt, Võ Nguyên Giáp, Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm, là những dòng sông máu - Thạch Hãn, là những tượng đài lịch sử không thể nào quên của nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn… là những con người trong nhà giam Hoả Lò, địa ngục trần gian Côn Đảo,… có những con người, những địa danh để lại tên tuổi; nhưng cũng có những con người, những mảnh đất lặng thầm cống hiến cho bình yên dân tộc. Tất cả, đều có sức thuyết phục và sự rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ. Và lịch sử làm đúng chức năng của bộ môn đó là không chỉ giúp học sinh biết được các sự kiện lịch sử mà còn giáo dục tình cảm, tư tưởng, đạo đức thế hệ trẻ một cách khách quan và thuyết phục nhất.
Tương tự như vậy, lịch sử có tác dụng và ưu thế trong việc giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí minh cho học sinh. . Đặc biệt, là nội dung chính của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945. Chúng ta đều biết, Việt Nam mất nước 1884 với bản hàng ước cuối cùng của triều Nguyễn ký với thực dân Pháp - hiệp ước Patơnốt. Bắt đầu từ đây, lịch sử Việt Nam chính thức bước sang một giai đoạn lịch sử mới, của một dân tộc mất nước và mất tự do, một đất nước thuộc địa nửa phong kiến, phụ thuộc và chịu sự cai quản của Pháp. Nhân dân Việt Nam mất nước, bị bóc lột và chà đạp thô bạo về nhân phẩm, sức lao động, quyền làm người. Do đó, hàng loạt các cuộc đấu tranh của nhân dân đã nổi lên dưới sự lãnh đạo của các tầng lớp khác nhau, đại diện cho nhưng khuynh hướng tư tưởng khác nhau nhưng tất cả đều thất bại. Nhân dân ta vẫn phải chịu cảnh lầm than nô lệ, mâu thuẫn nổi lên hàng đầu đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược, và khát khao duy nhất của người Việt Nam là làm sao thoát khỏi cảnh đời ô nhục, đen tối, làm sao giải phóng được đất nước, giải phóng được dân tộc.
Trong bối cảnh đó vị cứu tinh của dân tộc Việt Nam đã xuất hiện, đó chính là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh. Nguyễn Ái Quốc hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19- 5- 1890 tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là cụ Hoàng Thị Loan. Người sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước ta bị xâm lược, trực tiếp chứng kiến nhân dân ta bị áp bức bóc lột, các phong trào đấu tranh của nhân dân ta bị đàn áp, từ đó Người đã sớm có ý chí tìm đường cứu nước mới để giải phóng đồng bào mình.
Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những thất bại của các thế hệ tiền bối, ngày 5/6/1911 Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Khi ấy Người mang tên Văn Ba, làm phụ bếp trên con tàu Latusơ Trelêvin. Tuy nhiên khác với các bậc tiền bối đã chọn đi sang phương Đông( Nhật Bản, Trung Quốc) như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, thì Người lại sang phương Tây với suy nghĩ: "Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta"
mọi nghề và tiếp xúc với nhiều khuynh hướng, cuối cùng Người đã dến được với chủ nghĩa Mác- Lênin. Tháng 7/ 1920 Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất Luận cương Lênin về những vấn đề dân tộc và thuộc địa, tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam, Người khẳng định: “ Trên thế giới ngày nay có nhiều học thuyết, nhiều chủ nghĩa, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, đúng đấưn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác- Lênin” và “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Từ đây , Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin về nước, chuẩn bị mọi điều kiện về chính tri, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng thôngqua những hoạt đồng ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc trong giai đoạn 1921- 1929. Năm 1930 Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập, chủ trì Hội Nghị thống nhất các tổ chức cộng sản và thành lập ra Đảng cộng sản Vịêt Nam, đồng thời thgông qua "Cương lĩnh chính trị đầu tiên" của Đảng. Đây là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này.
Năm 1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã về nước, cùng với đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân chuẩn bị cách mạng giành chính quyền. Người đã triệu tập Hội nghị BCH TW Đảng cộng sản Đông Dương lần VIII (5/1941), hoàn chỉnh sự chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam được đề ra từ Hội nghị BCH TW Đảng cộng sản Đông Dương lần VI (11/1939), giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Tiếp đó Nguyễn Ái Quốc cùng với Đảng tích cực chuẩn bị về lực lượng, căn cứ, bộ máy lãnh đạo cho tổng khởi nghĩa. Khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) Người dự đoán thời cơ cho cách mạng đã đến, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước trong cả nước, triệu tập Hội nghị toàn quốc của Trung ương Đảng và Quốc dân đại hội Tân Trào, phát động Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Từ ngày 14- 28/8/1945, Người đã cùng Đảng lánh đạo nhân dân cả nước chớp thời cơ, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước một cách nhanh chóng, ít đổ máu.Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Dình lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ
nguyên: độc lập - tự do - hạnh phúc, trong đó Nguyễn Ái Quốc giữ vai trò tô lớn làm nên thắng lợi này.
Tóm lại, lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1945 có hai nội dung kiến thức lớn là cuộc vận động thành lập Đảng và cuộc vận động cách mạng tháng Tám. Cả hai cuộc vận động đó đều gắn liền với công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Đảng và cách mạng. Chính vì vậy, việc giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có ưu thế hơn hẳn trong việc giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh.
Về kỹ năng: Thông qua quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 ở lớp 12 THPT (Chương trình chuẩn) sẽ góp phần rèn luyện cho học sinh những kỹ năng phù hợp với đặc trưng bộ môn như: kỹ năng nhận biết, tái hiện kiến thức lịch sử, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh, đối chiếu các sự kiện hiện tượng… đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức lịch sử để nhận biết kiến thức mới và vận dụng trong thực tiễn.
Kiến thức lịch sử giai đoạn 1919 - 1945 hết sức phong phú và phức tạp. Nó đề cập đến một loạt những vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, giai cấp, đấu tranh giai cấp. Để làm sáng tỏ những sự kiện, hiện tượng của lịch sử Việt Nam giai đoạn này, đòi hỏi học sinh phải có những kỹ năng phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Ví dụ: Để đánh giá được công lao vĩ đại đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và điểm khác biệt giữa con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh so với các bậc tiền bối trước đó đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào các sự kiện lịch sử cụ thể lúc bấy giờ.
Về thái độ: Với những ưu thế nhất định của bộ môn, lịch sử có vai trò giáo dục HS trong việc hình thành và phát triển hầu hết những giá trị nhân cách con người. Đồng thời lịch sử còn có tác dụng giáo dục những truyền thống tốt đẹp của lịch sử dân tộc. Trong giai đoạn 1919 - 1945, HS sẽ thấy được tình cảnh nhân dân Việt Nam dưới ách cai trị của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phát xít, từ đó hiểu rõ được khát khao cháy bỏng của dân tộc là độc lập, giải phóng dân tộc và càng hiểu rõ về tinh thần đoàn kết dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn.
Hơn nữa qua việc dạy học về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1945 với những nội dung kiến thức về những hoạt động, công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc sẽ góp phần gây xúc động mạnh đối với học sinh, các em sẽ từ cảm phục, biết ơn và kính trọng Người. Đồng thời các em sẽ có suy nghĩ, hành động đúng đắn để học tập theo Người, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động mà Đảng và Nhà nước đang phát động là "Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".