Phải dựa trên tâm lý lứa tuổi và khả năng nhận thức của học

Một phần của tài liệu Giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 1945 lớp 12 trung học phổ thông (Trang 52)

1919 – 1945

2.2.5. Phải dựa trên tâm lý lứa tuổi và khả năng nhận thức của học

phổ thông

Học sinh THPT (16 - 18 tuổi) là lứa tuổi đã có sự biến động và phát triển cả về thể chất và tâm lý, khác với lứa tuổi THCS rất nhiều. Các em có sự chuyển biến mạnh về tâm sinh lý, cơ quan não bộ gần đạt tới sự hoàn thiện như người lớn, cộng với sự phát triển nhanh, học sinh THPT luôn có xu hướng thích tiếp xúc với các môn khoa học, thích tìm hiểu, khám phá, muốn có một phong cách hoạt động tích cực, độc lập như nhà khoa học. Và khi đã có hứng thú học tập môt môn khoa học nào đó thì sẽ rất say mê nghiên cứu chúng để đạt được kết quả cao. Trình độ nhận thức của các em đã phát triển ở một mức độ nhất định, có ý thức cao và hứng thú với môn học. Thái độ học tập có ý thức của các em sẽ thúc đẩy tính chủ động của quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân trong hoạt động học tập.

Ở lứa tuổi này, khi các em đã có năng lực hoạt động học tập, nhận thức lý tính, có khả năng tư duy, trừu tượng hoá thì người giáo viên cần nghiên cứu sử dụng những phương pháp giảng dạy để làm sao học sinh phát huy được hết những yếu tố đó, hướng dẫn hợp lý để các em phát huy tính tích cực học tập của mình nhằm đạt hiệu quả giáo dục. Đó chính là việc người giáo viên đã khơi gợi hứng thú, khiến

các em tự tin, say mê nghiên cứu, ham học hỏi, từ đó các em sẽ chủ động lĩnh hội kiến thức. Qua nghiên cứu của ngành tâm lý học, trong các phẩm chất trí tuệ của nhân cách, phẩm chất độc lập suy nghĩ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Phẩm chất đó có mối quan hệ chặt chẽ với óc phê phán và tinh thần hoài nghi khoa học, tính ham hiểu biết, ham tìm tòi cái mới, kiên trì, chịu khó, mạnh dạn cải tiến phương pháp tư duy để đạt kết quả cao. Toàn bộ hoạt động dạy - học xét cho cùng là người giáo viên giúp học sinh hình thành các phẩm chất trí tuệ, phương pháp suy nghĩ, nhất là năng lực độc lập suy nghĩ - một phẩm chất trí tuệ quan trọng của nhân cách.

Khác với học sinh THCS, học sinh THPT có tâm lý ưa tìm hiểu, khám phá, có những vốn hiểu biết nhất định về cuộc sống, lại có điều kiện tiếp xúc với thông tin, không thoả mãn với những gì giáo viên cung cấp, nhất định các em sẽ cố tìm cách làm sáng tỏ vấn đề. Học sinh THPT biết nhận định, đánh giá đúng - sai về kiến thức những bài giảng giáo viên. Giáo viên chỉ có thể thuyết phục được học sinh khi những vấn đề nêu ra có căn cứ khoa học đầy đủ, rõ ràng. Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ nên tính khách quan, khoa học càng được coi trọng. Sử dụng tài liệu nói chung, tài liệu lịch sử nói riêng theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh là một trong những biện pháp quan trọng để giáo viên đáp ứng yêu cầu trên và tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp thu kiến thức mới.

Việc giảng dạy và học tập ở trường phổ thông hiện nay đã cố gắng đưa vào nội dung các môn học những hiểu biết cần thiết về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ, song do cải cách giáo dục, do đặc trưng của từng khối về mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ đòi hỏi với môn học và do nhận thức của từng lứa tuổi mà công việc này cần được tiến hành cẩn thận, chu đáo và phải có những yêu cầu cơ bản để đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 1945 lớp 12 trung học phổ thông (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)