1919 – 1945
2.3.1. Các biện pháp trong bài nội khoá
2.3.1.1. Khai thác triệt để những nội dung lịch sử liên quan đến giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho HS
Muốn dạy tốt phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 và GD lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt kết quả cao nhất giáo viên cần khai thác triệt để nội dung giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh từ SGK Lịch sử 12 như:
Thứ nhất, Giáo viên cần nắm vững và chủ động được nội dung kiến thức trong giai đoạn lịch sử mình giảng dạy.
Trong quá trình tiến hành nội dung bài giảng giáo viên trình bày bài giảng của mình được soạn theo nội dung sách giáo khoa, có thể phát triển (trình bày sâu hơn về kiến thức) hoặc lướt qua một số đoạn, một số ý trong sách và các loại tài liệu tham khảo cần thiết khác. Điều quan trọng mà giáo viên hướng tới là hướng dẫn học sinh có thể trình bày được những sự kiện cơ bản, hiểu được nội dung, bản chất sự kiện đó một cách có hệ thống được trình bày theo hướng chuẩn "kiến thức, kỹ năng".
Bên cạnh khai thác những nội dung trong sách giáo khoa liên quan đến nội dung giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh, ngoài kênh chữ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác triệt để những kênh hình (tranh ảnh, bản đồ, hình vẽ…) và các câu hỏi, tài liệu đọc thêm có trong sách giáo khoa. Kênh hình không chỉ làm cho sách sinh động, bài giảng hấp dẫn mà còn là một bộ phận không tách rời của nội dung bài viết, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản. Muốn vậy, trước khi tiến hành soạn bài, giáo viên cần xem và hiểu nội dung cơ bản, chính xác kênh hình được đề cập. Khi soạn bài cần chú ý đến các thuật ngữ lịch sử, nội dung các khái niệm được sử dụng trong bài giảng, giải thích một cách ngắn gọn, chính xác, phù hợp với yêu cầu của học sinh.
Thứ hai, Cần khai thác triệt để tất cả những nội dung có liên quan đến nội dung giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh và hệ thống hoá những nội dung đó thành đơn vị kiến thức hoàn chỉnh với nội dung, tiêu đề cụ thể.
Trong quá trình tiến hành, theo như biên soạn của sách giáo khoa và những yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng bài cụ thể, không thể tránh được học sinh có cảm giác học dàn trải vấn đề, không theo hệ thống, chủ điểm, đơn vị bài học từ đó nảy sinh cảm giác chán, không muốn tìm hiểu tiếp vấn đề, hoặc có thì chỉ qua loa. Do đó, việc giáo viên trước khi tiến hành giảng dạy và hướng dẫn học sinh học thì cần hệ thống hoá kiến thức thành một đơn vị hoàn chỉnh là điều cần thiết, biên soạn thành một chủ đề cụ thể, đưa ra những yêu cầu về mục tiêu bài học. Những yêu cầu này được tiến hành cụ thể bao nhiêu thì trong quá trình giảng dạy từng bài riêng rẽ theo như biên soạn trong sách giáo khoa càng cụ thể, dễ thực hiện và không bị bỏ sót.
Ví dụ: Trong giai đoạn từ năm 1919 - 1945, để học sinh có thể theo dõi kỹ và hiểu hơn về nội dung giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh, giáo viên có thể chia thành những giai đoạn sau:
1911- 1920: Quá trình Nguyễn Ái Quốc tiến hành trải nghiệm, so sánh, tìm tòi con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
1920 - 1930: Quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng tổ chức cho sự ra đời của Đảng, đồng thời Người triệu tập, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng và thông qua "Cương lĩnh chính trị đầu tiên" của Đảng vào năm 1930.
1930 - 1945: Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo công cuộc chuẩn bị và tiến hàng cách mạng tháng Tám thành công.
Với mỗi chủ đề kể trên, giáo viên cần đưa ra những mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ để học sinh có thể đạt đến và giáo viên sẽ là người hướng dẫn các em để đạt tới mục tiêu dạy học đó thông qua các hoạt động cụ thể trên lớp như: nhiệm vụ nhóm, câu hỏi phát vấn, bài tập trắc nghiệm…..
Ví dụ: Trong giai đoạn 1919-1920, để hiểu rõ hơn con đường đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và quá trình tìm ra con đường giải phóng dân tộc, giáo viên cần đưa ra những mục tiêu bài học cụ thể trong quá trình soạn:
Mục tiêu về kiến thức: Học sinh sẽ nắm được nhưng nội dung cơ bản:
- Trình bày được những nguyên nhân tác động đến con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
- Trình bày được những mốc sự kiện chính trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
- Phân tích được con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn Mục tiêu về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, tổng hợp các sự kiện.
- Rèn luyện kỹ năng đánh giá, nhận xét vấn đề trên cơ sở so sánh nhiều khía cạnh và các vấn đề liên quan.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, khai thác những thông tin liên quan đến bài học thông qua bộ phim tư liệu hoặc tài liệu tham khảo.
Mục tiêu về thái độ, tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc trước sự xâm lược, thống trị của đế quốc.
Thứ ba, Cần chọn lọc tập trung và đảm bảo tính vừa sức. Điều này đòi hỏi không làm nặng thêm kiến thức môn học sẵn có. Về cơ bản không phải đưa thêm một số kiến thức GD lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nội dung sẵn có của bài học mà cần phải cấu tạo lại nội dung bài học để đưa kiến thức GD lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh vào bài học một cách tự nhiên.
Muốn làm được điều đó, nội dung GD lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa vào phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS, cần có sự sắp xếp kiến thức hợp lí, có phương pháp dạy lôi cuốn HS.
Ngoài ra, trong chương trình Lịch sử 12, THPT- Chương trình chuẩn không phải bất cứ bài học nào cũng có thể lồng ghép, tích hợp nội dung GD lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh vào bài học. Do vậy, cần phải lựa chọn những phần nội dung thích hợp trong môn học để truyền tải nội dung
GD lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách tối ưu nhất, làm như vậy sẽ tập trung nội dung chính vào một số điểm nút nhất định, gây được tác động mạnh mẽ, tránh trùng lặp, lan man khiến HS khó tiếp thu được kiến thức trọng tâm.
Thứ tư, là đảm bảo đặc trưng môn học
Phải dựa vào nội dung bài học, nghĩa là các kiến thức GD lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa vào bài học phải có mối quan hệ lôgic, chặt chẽ với các kiến thức sẵn có trong bài học. các kiến thức trong bài học được coi như cái nền làm cơ sở cho kiến thức GD lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh có chỗ dựa.
Với đặc trưng về bộ môn và nội dung GD lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được bố trí trong sách giáo khoa là những chủ đề nhỏ, đan xen với nội dung lịch sử khác, do đó, trong quá trình tiến hành, trong giai đoạn 1919 -1945, ngoài những nội dung đề cập đến GD lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, người giáo viên cần liên hệ kiến thức một cách nhuần nhuyễn với các nội dung kiến thức còn lại được trình bày trong sách giáo khoa có liên quan đến yêu cầu chương trình và những ảnh hưởng, tác động của sự kiện, hiện tượng lịch sử đó đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc
Ví dụ 3: Giai đoạn 1919 -1920, nội dung học về Hồ Chí Minh được đề cập đến trong bài 12 (2 tiết). Đây là giai đoạn lịch sử mà Việt Nam đang oằn mình dưới chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp (1919 - 1929). Kinh tế, xã hội Việt Nam có những biến chuyển sâu sắc cùng với đó, phong trào đấu tranh tìm con đường độc lập dân tộc diễn ra vô cùng phong phú, sôi động nhưng cuối cùng đều thất bại. Như vậy, có thể nói, những nội dung trên có những tác động không nhỏ tới con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Do đó, trong quá trình dạy bài 12, cần khai thác nhưng nội dung kiến thức sau.
Sau khi học xong, học sinh sẽ nắm được nhưng nội dung cơ bản:
- Trình bày được hoàn cảnh quốc tế sau chiến tranh thế giới I ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam.
- Trình bày được nguyên nhân, nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp (1919 - 1929).
- Phân tích những hệ quả chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp tới kinh tế và xã hội Việt Nam.
- Trình bày được những nét cơ bản về phong trào yêu nước của những người Việt Nam: hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, phong trào công nhân.
- Trình bày được những nguyên nhân tác động đến con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
- Trình bày được những mốc sự kiện chính trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
Thứ năm là vận dụng quan điểm “học đi đôi với hành”, “liên hệ những kiến thức quá khứ với cuộc sống hiện tại”, vì vậy các kiến thức GD lòng kính yêu CT HCM đưa vào bài học phải góp phần hình thành những tình cảm đúng đắn, hành động thiết thực với địa phương, trường học và bản thân các em.
Thứ sáu, Cần hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, nắm được nội dung bài viết cũng như phần tư liệu học tập.
Ở nhà, với nhiều môn học, vì vậy việc hướng dẫn học sinh học thêm ở nhà là điều cần thiết. Việc hướng dẫn học sinh biết sử dụng sách giáo khoa có hiệu quả cũng rất cần thiết. Trước hết, học sinh cần đọc toàn bộ bài viết trong sách giáo khoa mà những điểm chủ yếu đã được nghe giảng ở lớp, hướng dẫn trao đổi ở lớp, dàn bài và những nhận định về sự kiện lịch sử đã được trình bày ở lớp, điều này giúp học sinh nắm chắc kiến thức hơn. Sau đó, học sinh không nhìn vào sách, tự lập lại dàn ý bài học, đặt ra những câu hỏi cho vấn đề mình còn chưa rõ, những vấn đề giáo viên gợi ý… Như vậy, học sinh sẽ nắm được nội dung kiến thức phải học cụ thể hơn và sâu hơn.
Như vậy, có thể thấy, bài giảng có đi sâu, có những kiến thức cụ thể và phong phú hay không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình gia công, biên soạn của GV. Và một trong những yêu cầu cơ bản đầu tiên đó là phải khai thác triệt để những nội dung trong sách giáo khoa có liên quan đến chương trình dạy. Đặc biệt phải biết tiến hành giúp học sinh có kỹ năng so sánh, liên hệ giữa những nội dung cụ thể khác nhau cùng diễn ra trong một giai đoạn lịch sử. Có như vậy, kiến thức học sinh có được mới trở nên chắc chắn, có trọng tâm.
Đồng thời, trong quá trình giảng dạy, là một "công cụ hỗ trợ" không thể thiếu đó là những kênh tư liệu mà giáo viên sử dụng và khai thác như: tài liệu văn học, tài liệu văn kiện Đảng, phim tư liệu… để nội dung kiến thức tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc trở nên sống động hơn, có những ấn tượng rõ ràng và minh chứng cụ thể đối với học sinh từ đó có sức thuyết phục tới các em.
2.3.1.2. Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh như một nguồn sử liệu trong quá trình dạy học
* Các loại tài liệu tham khảo nói chung và các tài liệu về Hồ Chí Minh
Bên cạnh việc sử dụng SGK, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh cũng có ý nghĩa, vị trí nhất định. Các loại tài liệu tham khảo góp phần nhất định vào
việc khôi phục lại bức tranh quá khứ của xã hội loài người và dân tộc. Đây là những căn cứ khoa học, những bằng chứng chính xác, cụ thể, sinh động về lịch sử mà HS cần thu nhận. Là một nguồn kiến thức quan trọng nhưng để đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, các tài liệu tham khảo cần được thẩm định về mặt nội dung, tư tưởng và phù hợp với trình độ của học sinh. Sử dụng tài liệu tham khảo giúp HS có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện, hình thành những khái niệm cơ bản, hiểu rõ quy luật, bài học lịch sử và rèn luyện các em thói quen nghiên cứu khoa học. Tài liệu tham khảo là phương tiện cần thiết để học sinh hiểu rõ hơn nội dung SGK và bài giảng trên lớp của giáo viên, giúp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều luồng ý kiến khác nhau xung quanh việc có hay không nên sư dụng tài liệu tham khảo. Một số người cho rằng, việc sử dụng tài liệu tham khảo là không cần thiết bởi SGK là nguồn cung cấp tư liệu chính cho HS. Một số GV khác lại tiến hành sử dụng quá nhiều tài liệu tham khảo trong việc làm cụ thể hoá kiến thức, làm sinh động bài giảng, việc này dẫn đến tình trạng quá tải đối với khối lượng kiến thức học sinh tiếp thu. Như vậy, với đặc trưng bộ môn nói riêng và với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, có thể khẳng định, tài liệu tham khảo là một "công cụ hỗ trợ" hữu ích giúp cho việc dạy và học của cả giáo viên và học sinh trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn và có tính thuyết phục cao hơn. Vấn đề đặt ra là cần phải sử dụng tài liệu tham khảo như thế nào cho phù hợp, hiệu quả nhất.
Tài liệu lịch sử có rất nhiều loại khác nhau, tuỳ theo đặc điểm xuất xứ, nội dung, đặc trưng khác nhau mà người tài liệu tham khảo chia chúng thành các nhóm loại khác nhau. Có ba nhóm loại tài liệu lịch sử chính, đó là: tài liệu lịch sử thành văn, tài liệu lịch sử hiện vật và tài liệu trực quan. Trong mỗi nhóm này lại bao gồm nhiều loại tài liệu mang những đặc điểm, nội dung phản ánh và xuất xứ khác nhau. Mỗi nhóm tài liệu lịch sử đóng một vai trò khác nhau trong quá trình giảng dạy nhưng đều có tác dụng chung là nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, cụ thể hoá những sự kiện, hiện tượng lịch sử đã qua.
Đối với nội dung giáo dục lòng kính yêu CTHCM cho HS là một nội dung giảng dạy khó, đòi hỏi GV cần có những sự chuẩn bị về mặt kiến thức và chuyên môn vững vàng, cần phải có sự đầu tư nhiều thời gian, công sức để gia công sư
phạm bài giảng thì mới có thể đạt được hiệu quả cao như ý muốn. Như đã khẳng định ở phần trước, một trong những yêu cầu cơ bản đối với GV khi tiến hành giảng dạy ở bất cứ bộ môn khoa học nào, bất cứ một nội dung kiến thức nào và đặc biệt ở nội dung kiến thức về Hồ Chí Minh, để có thể hướng dẫn HS học một cách hiệu quả nhất, trước tiên, GV cần khai thác triệt để nội dung liên quan đến CTHCM trong SGK. Bên cạnh đó, GV cần hướng dẫn HS khai thác thêm nguồn thông tin về Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ vấn đề, phong phú hơn nội dung kiến thức. Nói về những tài liệu về Hồ Chí Minh rất phong phú, được trình bày dưới nhiều dạng tài liệu khác nhau như: những bộ phim tư liệu; những mẩu chuyện nhỏ, những công trình nghiên cứu về cuộc đời hoạt động của CTHCM…. Đây là những nguồn tư liệu bổ ích và quý giá, phục vụ hiệu quả trong quá trình dạy và học, có sức minh chứng sống động