Cái cao cả thể hiện trong tƣ tƣởng khoan dung của Nguyễn Trãi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 60)

Lòng thương người, sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù là biểu hiện đẹp đẽ của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Đó là lòng khoan dung cao độ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là cội nguồn truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam, cũng là biểu hiện tuyệt vời của cái cao cả trong tư tưởng Ức Trai.

Bản Bình Ngô sách mà Nguyễn Trãi trao cho Lê Lợi ở Lỗi Giang không

nói đến việc đánh thành, mà chỉ nói đến việc đánh vào lòng người. “Tâm công” - đánh vào lòng người - sách lược đã được Nguyễn Trãi dày công suy xét, thu tóm cái tinh hoa trong các sách về binh pháp xưa và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam đương thời. “Tâm công” tức là dùng lý lẽ tác động vào tinh thần, vào ý thức kẻ địch, nói rõ điều hơn lẽ thiệt, thuyết phục, cảm hoá chúng, từ đó đập tan tinh thần chiến đấu của chúng, làm cho chúng nhụt ý chí xâm lược, rã rời hàng ngũ, tiến tới chấp nhận con đường hoà giải, rút quân về nước. Tất nhiên, chiến lược “tâm công” ấy luôn được nghĩa quân Lam Sơn kết hợp chiến đấu bằng vũ khí, quân sự, ngoại giao; và thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ rằng, chiến lược đó là hoàn toàn

đúng đắn.

Chiến lược này được Nguyễn Trãi vạch ra trên cơ sở những nhận thức của ông về tình hình quân Minh và lực lượng đối sánh giữa quân Minh và nghĩa quân Lam Sơn. Năm lần Nguyễn Trãi vào tận doanh trại quân Minh để thuyết phục chúng hạ vũ khí giảng hòa - thực chất là hạ vũ khí đầu hàng - và cả năm lần ông đều thành công rực rỡ: các tướng Minh đều nghe lời ông hạ vũ khí giảng hòa. Nhiều thành trì, nếu không nói là tất cả, bị quân Minh chiếm đóng, nhờ vậy, không cần đánh mà thu phục được. Kế sách “tâm công” đã góp phần to lớn giành thắng lợi hoàn toàn trong chiến tranh mà bớt tốn xương máu nhất.

59

Do chính sách địch vận của Nguyễn Trãi, tháng 2 năm 1427, đô đốc Thái Phúc ở Nghệ An, đô đốc Thôi Tụ ở Diễn Châu đã mở cửa thành ra hàng nghĩa quân Lam Sơn. Sau Nghệ An và Diễn Châu, các thành Điêu Diêu, Tam Giang, Tân Bình, Thuận Hóa, Tây Đô, Chí Linh, Cổ Lộng, Bình Than, v.v... cũng theo nhau mở cửa xin hàng. Đến cuối năm 1427, chính tổng binh Vương Thông ở Đông Quan cũng mở cửa thành cùng gần mười vạn quân xin hàng nghĩa quân để được an toàn rút về nước.

Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, chưa bao giờ công tác địch vận lại được tổ chức một cách quy mô và mang lại nhiều kết quả như trong cuộc kháng chiến chống Minh thời kỳ 1418-1427.

Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đi đến thắng lợi rực rỡ chủ yếu là do công lao của nhân dân, nhưng một phần quan trọng cũng là do công lao của Nguyễn Trãi, nói như Dương Bá Cung: “Nhà Lê sở dĩ lấy được thiên hạ, đều do công sức ông cả”.

Trước kẻ thù hung bạo, trước nỗi thống khổ của dân đen, con đỏ, Nguyễn Trãi căm giận sục sôi nhưng cũng tràn ngập tình yêu thương. Vượt lên những tính toán cá nhân, những tình cảm cá nhân thường tình, Nguyễn Trãi đã thể hiện một tầm vóc vĩ đại, khiến cho kẻ thù, dù bị thua, dù phải đầu hàng vẫn tâm phục, khẩu phục. Đó là sức mạnh cảm hoá của lòng người.

Sự cao thượng, tầm tư tưởng của Nguyễn Trãi thể hiện rõ trong quan điểm về cách đối xử với kẻ thù khi chúng đã bại trận, đầu hàng. Nó thể hiện đức “hiếu sinh”, sự “khoan dung” của dân tộc Việt Nam nói chung, cũng như tư tưởng khoan dung nhân đạo của Nguyễn Trãi nói riêng. Nguyễn Trãi cũng như Lê Lợi, trong chính sách đối với hàng binh, đã chủ trương không giết để hả giận tức thời, mà còn tạo điều kiện cần thiết cho chúng rút về nước một cách an toàn và không mất thể diện. Trong thư gửi Vương Thông, ông viết: “Cầu đường sửa xong, thuyền xe sắm đủ, hai đường thuỷ lục, tuỳ theo ý muốn, đưa

60

quân ra cõi, yên ổn muôn phần”. Theo Nguyễn Trãi: “Trả thù báo oán là thường tình của mọi người; mà không thích giết người là bản tâm của người nhân”. Để dân yên vui, nước hoà bình, đó là khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Trãi. Bởi thế, ông nói: “Dùng binh cốt lấy bảo toàn cả nước làm trên hết. Để cho bọn Vương Thông trở về nói với vua Minh trả lại đất đai cho ta, đó là điều ta cần không gì hơn thế nữa”. “Tuyệt mối chiến tranh”, “bảo toàn cả nước là trên hết” đã thể hiện lập trường chính trị nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Có thể nói, đó là một tinh thần nhân đạo cao cả, một triết lý nhân sinh sâu sắc.

Chiến lược đánh giặc cứu nước, cứu dân, “mở nền thái bình muôn thuở” bằng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh cứu nước và dựng nước của dân tộc ta. Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với quân dân Đại Việt đã kiên quyết thi hành một đường lối kết thúc chiến tranh rất sáng tạo, rất nhân nghĩa: “nghĩ kế nước nhà trường cửu, tha cho mười vạn hùng binh. Gây lại hoà hảo cho hai nước, dập tắt chiến tranh cho muôn đời”. Đó thật sự là tư tưởng lớn của một con người có tài “kinh bang tế thế” và là một tư tưởng có sức sống “vang đến muôn đời”.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 60)