Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý và thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 101)

- Đất chưa sử dụng: Giai đoạn 2006 2011, diện tích đất chưa sử dụng giảm với diện tích 22,08ha trên toàn địa bàn huyện.

3.3.3.Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý và thực hiện

6 Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị

3.3.3.Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý và thực hiện

- Các cấp, các ngành địa phương cần đẩy mạnh truyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, lợi ích khi được đào tạo nghề. Giới thiệu cho người dân về các cơ sở đào tạo nghề, đặc biệt là các cơ sở, trung tâm dạy nghề đã có uy tín và chất lượng đào tạo cao. Cần phân tích cho người lao động thấy được cơ hội tìm được việc làm sau khi đào tạo nghề, từ đó tác động đến nhận thức của người lao động đối với học nghề. Vấn đề này vừa là yêu cầu cấp bách trước mắt, vừa mang tính thường xuyên lâu dài. Ngoài các phương tiện thông tin đại chúng, Huyện có thể thành lập các đội tuyên truyền đến tận nhà người dân, hoặc có thể nhờ sự hỗ trợ của các đoàn thể như: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản và các tổ chức chính trị - xã hội khác cùng phối hợp với chính quyền hướng dẫn, thuyết phục người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp, đặc biệt là những lao động dưới 35 tuổi tham gia học nghề, đồng thời tư vấn cho nhóm đối tượng này sử dụng tiền đền bù vào việc đào tạo nghề, tạo việc làm, đầu tư cho giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ để đem lại hiệu quả cao và lâu dài.

Đặc biệt đối với lao động thanh niên thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp thì công tác tuyên truyền và hướng nghiệp lại càng cần phải được chú trọng nhiều hơn. Huyện cần thành lập các đội tuyên truyền ngay tại các xã, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên từ khi còn học phổ thông. Điều này là vô cùng quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của nhóm đối tượng này về vai trò của đào tạo nghề, để sau khi ra trường mặc dù không còn đất sản xuất nhưng vẫn có thể tự tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm cho bản thân.

- Thực tiễn những năm qua cho thấy, công tác dự báo quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị, các KCN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Do công tác dự báo quy hoạch, kế hoạch chưa tốt nên việc đảm bảo việc làm, thu nhập điều kiện sống của người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn những năm qua được thực hiện một cách thụ động.

Cần có điều tra, khảo sát trước khi phê duyệt các dự án thu hồi đất. Các dự án đầu tư một mặt đem lại lợi ích rất lớn cho địa phương và người dân trên địa bàn, nhưng mặt khác cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống, việc làm của những hộ gia đình có đất bị thu hồi. Do vậy, trước khi đền bù thu hồi đất các cơ quan bồi thường cần tiến hành điều tra xã hội học để nắm bắt được nhu cầu, phương thức kiếm sống, thực trạng đời sống và việc làm của người dân bị thu hồi đất để có thể đưa ra những phương thức bồi thường phù hợp.

Trước khi phê duyệt các dự án đầu tư thì các nhà đầu tư và các cơ quan, ban ngành cần trả lời các câu hỏi sau: Dự án đầu tư đó đạt được lợi ích gì về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường? Dự án đòi hỏi cần thu hồi bao nhiêu đất nông nông nghiệp? Có bao nhiêu lao động bị mất việc làm trong dự án đó? Và phương án giải quyết việc làm cho những lao động đó như thế nào? Khi đó, thành phố sẽ xây dựng được kế hoạch hiệu quả để tạo việc làm cho đối tượng lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp.

- Xây dựng quy hoạch chiến lược tạo việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn Huyện. Đây là tiền đề hết sức quan trọng, định hướng cho chiến lược tạo việc làm, cần xác định các chỉ tiêu cụ thể như:

+ Số việc làm có thể tạo ra của khu vực đô thị hóa

+ Số lao động có thể thu hút hàng năm vào các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ

+ Số việc làm gián tiếp có khả năng tạo ra được do quá trình đô thị hóa. Cần chú ý tới số việc làm được tạo ra gián tiếp từ các khu vực công nghiệp dịch vụ. Những việc làm gián tiếp này được tạo ra do hình thành hệ thống mạng lưới phục vụ đời sống cho nhân dân: bán hàng, các dịch vụ, văn hóa phẩm thiết yếu… Do vậy, khi quy hoạch cần quan tâm đến sự hình thành hệ thống việc làm

được gián tiếp tạo ra và hệ thống chính sách cần có để thu hút, khuyến khích phát triển… Từ quy hoạch này ta sẽ xây dựng được kế hoạch tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là những lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp.

- Tăng cường vai trò và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thu hồi, tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

Đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác thu hồi đất để xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp. Muốn vậy, mọi cam kết với người dân cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Chính quyền cùng với các ban ngành và người dân cùng tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện thu hồi đất nông nghiệp. Cụ thể, trước khi thu hồi đất, cán bộ ban đền bù cùng cán bộ các ban ngành địa phương xuống với dân, giải thích mọi vướn mắc để người dân chấp thuận nhận tiền đền bù, tạo điều kiện thu hồi đất nhanh. Sau khi thu hồi đất, cán bộ các ngành có liên quan cần tiếp tục gần dân, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của người dân để có những giải pháp phù hợp giải quyết kịp thời, hoặc kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền để giải quyết. Cán bộ lãnh đạo Huyện cần tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi để giải quyết những vấn đề gay cấn nhất trong việc đền bù thu hồi đất cũng như trong việc hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho người dân mất đất. Bên cạnh đó cần có những biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp gây cản trở cho quá trình thu hồi đất. Có như vậy dự án đầu tư mới nhanh chóng được xây dựng và hoàn thành, khi các khu đô thị và các khu công nghiệp đi vào hoạt động sẽ tạo ra được nhiều việc làm cho người dân trong huyện, đặc biệt có thể thu hút lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp đang không có việc làm.

Đồng thời các cấp chính quyền là đại diện của dân nên phải có trách nhiệm kêu gọi và yêu cầu các chủ đầu tư tiến hành thu hồi đất để xây dựng nhà máy và khu công nghiệp giữ đúng cam kết thu hút lao động bị thu hồi đất vào làm việc.

- Về tổ chức thực hiện, cần huy động và có sự phối hợp đồng bộ từ cấp xã tới huyện và giữa các cơ quan chức năng trong thu hồi đất, giải quyết việc làm, ổn định thu nhập và điều kiện sống cho người dân. Đây là trách nhiệm của các ban ngành, các tổ chức có liên quan, không chỉ cơ quan quản lý đất đai, mà cả cơ quan

pháp luật, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, các cơ quan tài chính, ngân hàng, giáo dục, đào tạo...

- Tăng cường cán bộ chuyên trách làm công tác thu hồi: Trong những năm gần đây do quá trình đô thị hoá khối lượng thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai diễn ra mạnh mẽ dẫn đến khối lượng giải quyết công việc theo thủ tục hành chính quá tải. Trong khi đó bộ máy và cán bộ ở xã, huyện bị hạn chế. Do đó trong thời gian tới các địa phương, Thành phố cần có hướng để đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ các bộ vững mạnh hơn nữa. Cần có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt công minh, đảm bảo chất lượng cán bộ, giữ vững phẩm chất của người cán bộ.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 101)