Đặc điểm của người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 50)

- Đất chưa sử dụng: Giai đoạn 2006 2011, diện tích đất chưa sử dụng giảm với diện tích 22,08ha trên toàn địa bàn huyện.

2.2.3.Đặc điểm của người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm

6 Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị

2.2.3.Đặc điểm của người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm

bàn huyện Từ Liêm

Ổn định đời sống cho người dân nông thôn sau khi thu hồi đất nông nghiệp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Thực tế cho thấy, rủi ro có thể xảy ra đối với mọi người, mọi gia đình. Nông dân là những người sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp, điều kiện sống khó khăn nên rủi ro xảy ra với đối với họ thường nghiêm trọng và nhiều hơn. Đối với nhóm hộ bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp (phục vụ cho chủ trương Công nghiệp hóa, Hiện đại hoá đất nước) bị giảm một phần hoặc toàn bộ đất nông nghiệp, đứng trước nguy cơ phải thay đổi ngành nghề truyền thống, đối mặt với hàng loạt vấn đề về thay đổi môi trường sống,… thì rủi ro họ gặp phải sẽ phức tạp hơn. Những con số sau phần nào nói lên điều đó: khoảng 18.685 hộ dân bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất, 70% tiền đền bù sử dụng không có hiệu quả, chỉ có hơn 29% người dân có đời sống tốt hơn trước khi nhận tiền đền bù. Chính vì vậy, nhóm hộ này cần được quan tâm.

2.2.3.1.Thu nhập của người dân

Việc thu hồi đất nông nghiệp đồng nghĩa với việc tách người nông dân ra khỏi vốn tự nhiên của họ, làm họ mất tư liệu sản xuất và buộc họ phải chuyển sang

những ngành nghề khác. Nghề kiếm sống thay đổi làm cho thu nhập của người nông dân cũng thay đổi theo.

Trước đây thu nhập của các hộ gia đình chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và được tính bằng thóc không phải bằng tiền mặt. Thực tế, sản xuất nông nghiệp không mang lại cho người dân một nguồn thu nhập tốt để có thể cho họ giàu có về kinh tế vì sau khi trừ đi các khoản chi phí như phân bón, giống…họ chỉ được hưởng dưới hai tạ lúa/một sào/ một vụ. Nếu vào thời điểm năm 2000, giá lúa là 3.000đồng/một kg thì thu nhập của một hộ gia đình bình thường được 3.000.000đồng/sào/vụ và 6.000.000đồng/sào/năm. Đến nay thu nhập bình quân của nhiều hộ gia đình từ việc cho thuê nhà trọ đạt khoảng 1.500.000đồng/tháng.

Cụ thể qua số liệu điều tra tại 05 xã Xuân Phương, Đông Ngạc, Mễ Trì, Mỹ Đình và Phú Diễn như sau:

Thu nhập bình quân của hộ/năm tăng từ 38.899 nghìn đồng lên 51.511 nghìn đồng và bình quân đầu người/tháng từ 810 nghìn đồng lên 1.072 nghìn đồng.

Trong 05 xã, thu nhập bình quân đầu người/năm thời điểm trước khi thu hồi đất của xã Mỹ Đình thấp nhất là 9.424 nghìn đồng, nhưng sau khi thu hồi đất, mức độ chênh lệnh về thu nhập bình quân đầu người/năm của xã lên tới 12.628 nghìn đồng (tăng 3.386 nghìn đồng), tiếp đến là xã Phú Diễn và xã Xuân Phương. So với thời điểm trước khi thu hồi đất, thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của các hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi tăng lên rất nhiều. Thu nhập bình quân đầu người/tháng thời điểm sau khi thu hồi đất của các hộ ở xã Xuân Phương là 1.068 nghìn đồng/tháng, xã Đông Ngạc là 1.076 nghìn đồng/tháng, xã Mễ Trì là 1.092 nghìn đồng/tháng và xã Phú Diễn là 1.076 nghìn đồng/tháng v.v..

Bảng 2.9: Kết quả điều tra về bình quân thu nhập của các hộ bị thu hồi đất trên địa bàn 05 xã, huyện Từ Liêm

Đơn vị tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu

Tổng cộng

05 xã Xuân Phƣơng Đông Ngạc Mễ Trì Mỹ Đình Phú Diễn

Trước thu hồi Sau thu hồi Trước thu hồi Sau thu hồi Trước thu hồi Sau thu hồi Trước thu hồi Sau thu hồi Trước thu hồi Sau thu hồi Trước thu hồi Sau thu hồi Thu nhập bình

quân của hộ/năm 38.899 51.511 38.898 51.302 39.432 51.655 39.714 52.439 37.698 50.512 38.756 51.650

Thu nhập bình quân đầu người/năm 9.724 12.878 9.725 12.826 9.858 12.914 9.929 13.110 9.424 12.628 9.689 12.912 Thu nhập bình quân đầu người/tháng 810 1.072 810 1.068 821 1.076 827 1.092 785 1.052 807 1.076

Qua số liệu điều tra tại bảng 2.10 ta thấy trong 150 hộ điều tra tại 05 xã điển hình Xuân Phương, Đông Ngạc, Mễ Trì, Mỹ Đình và Phú Diễn: số hộ có thu nhập giảm là 26 hộ chiếm 17,4%, số hộ có thu nhập tăng là 85 hộ đạt 56,6%. Xã Xuân Phương có số hộ thu nhập tăng cao nhất chiếm 68,5% trên 35 hộ điều tra.

Nguyên nhân thu nhập tăng hay giảm của những hộ dân bị thu hồi đất phụ thuộc vào công ăn việc làm của họ. Thu nhập tăng là do người dân lựa chọn cho mình công việc thuận tiện và mức độ thường xuyên có việc làm của họ. Mặt khác khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đã bồi thường, hỗ trợ một khoản tài chính lớn, một số gia đình đã dùng khoản tiền này đầu tư sang các lĩnh vực khác như kinh doanh, buôn bán… lợi nhuận thu được sẽ cao hơn khi họ làm sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tăng thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất.

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số người nông dân không còn ruộng hoặc thiếu ruộng sẽ chuyển sang làm các nghề như kinh doanh, buôn bán nhỏ, thợ mộc, xe ôm, làm thuê, … Đặc biệt trên địa bàn huyện Từ Liêm xuất hiện loại hình kinh doanh mới là xây nhà cho sinh viên thuê. Đây là một loại hình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy công việc khó khăn vất vả nhưng thu nhập cao hơn trồng lúa, trồng màu.

Bảng 2.10. Kết quả điều tra về thay đổi thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ.

Chỉ tiêu

Tổng cộng 05

Xuân Phƣơng Đông Ngạc Mễ Trì Mỹ Đình Phú Diễn

Tổng số (hộ) Tỷ lệ % Tổng số (hộ) Tỷ lệ % Tổng số (hộ) Tỷ lệ % Tổng số (hộ) Tỷ lệ % Tổng số (hộ) Tỷ lệ % Tổng số (hộ) Tỷ lệ % Tổng số hộ 150 100 35 100 20 100 45 100 26 100 24 100 Số hộ có thu nhập tăng lên 85 56,6 24 68,5 10 50 29 64,4 12 46,2 10 41,6 Số hộ có thu nhập không đổi 39 26 7 20,0 6 30 10 22,2 9 34,6 7 29,2 Số hộ có thu nhập giảm xuống 26 17,4 4 11,5 4 20 6 13,4 5 19,2 7 29.2

2.2.3.2. Về trình độ học vấn và chất lượng lao động

Tháng 8/2011 tôi đã tiến hành điều tra 90 hộ nhân dân với 405 nhân khẩu thuộc 05 xã có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là: Xuân Phương, Đông Ngạc, Mễ Trì, Mỹ Đình và Phú Diễn. Số hộ được chọn điều tra phân bố không đều nhau theo các xã và tập trung hơn vào các xã có nhiều đất bị thu hồi. Trong 90 hộ điều tra có 293 lao động được phân bố theo địa bàn điều tra như sau:

Bảng 2.11: Lao động bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Từ Liêm

Xã Nam Nữ

Chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng Tỷ lệ % so với tổng mẫu điều tra

Xuân Phương 41 34 75 25,6 Đông Ngạc 32 26 58 19,8 Mễ Trì 12 13 25 8,53 Mỹ Đình 45 35 80 27,3 Phú Diễn 28 27 55 18,77 Tổng 158 135 293 100

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp huyện Từ Liêm 2011

Theo điều tra mẫu lao động, trong tổng số 293 lao động thuộc diện thu hồi đất được khảo sát thì lao động nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ, có 158 lao động nam chiếm 53,92 % trong tổng số và 135 lao động nữ chiếm 46,18 %. Tuy nhiên không có sự chênh lệch nhiều giữa tỷ lệ lao động nam và nữ. Tỷ lệ lao động ở các nhóm tuổi như sau:

Bảng 2.12: Cơ cấu tuổi của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp đƣợc điều tra tại 05 xã: Xuân Phƣơng, Đông Ngạc, Mễ Trì, Mỹ Đình, Phú

Diễn

Nhóm tuổi Số lƣợng lao động Tỷ lệ (%) so với tổng lao động đƣợc điều tra

15 - 19 13 4,44

20 - 24 42 14,33

25 - 29 40 13,65

30 - 34 41 14

Nhóm tuổi Số lƣợng lao động lao động đƣợc điều tra Tỷ lệ (%) so với tổng 40 - 44 34 11,6 45 - 49 26 8,87 50 - 54 24 8,19 Trên 55 32 10,92 Tổng cộng 293 100

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp huyện Từ Liêm năm 2011

Qua số liệu tổng hợp về cơ cấu tuổi của 293 lao động của 05 xã Xuân Phương, Đông Ngạc, Mễ Trì, Mỹ Đình và Phú Diễn ta thấy lao động trong độ tuổi 20 - 24 chiếm tỷ lệ cao nhất 14,33 %, đây là một thuận lợi cho huyện trong việc tạo việc làm cho đối tượng này vì đa số lao động ở độ tuổi này vừa học xong phổ thông trung học nên có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, tiếp thu nghề cao hơn vì khả năng thích ứng với đào tạo nhanh hơn. Người lao động trong độ tuổi thanh niên (từ 15 - 30 tuổi) chiếm tỷ lệ 32,42 %, đây là những lao động trẻ, năng động, dễ thích ứng với những thay đổi của cơ chế thị trường, dễ dàng học tập nghề mới và có thể tự kiếm việc làm cho họ. Lao động có độ tuổi từ 30 – 45 cũng chiếm tỷ lệ khá cao (39,3%), đây là những lao động giàu kinh nghiệm trong sản xuất, chịu khó tìm tòi học hỏi để mở thêm nghề mới, song khả năng tiếp thu nghề đao tạo của họ gặp nhiều hạn chế. Đối tượng này chỉ có thể hướng dẫn tại chỗ thông qua thực tế sản xuất – kinh doanh. Và cuối cùng, lao động thuộc từ 45 tuổi trở lên vẫn chiếm tỷ lệ tương đối lớn (27,98%), phần lớn trong số họ có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp thấp, khả năng tiếp thu trong đào tạo nghề gặp nhiều hạn chế. Trước khi thu hồi đất phần lớn lao động này đều làm nông nghiệp hoặc làm thêm một số nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp, vì vậy trong thời gian tới đòi hỏi cần nhiều sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa của chính quyền các cấp để tạo việc làm cho đối tượng này

Trình độ học vấn của lao động thuộc diện mất đất theo điều tra là tương đối đồng đều, phần lớn đều tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Bảng 2.13: Kết quả điều tra về trình độ học vấn của một số ngƣời trong độ tuổi lao động trƣớc và sau khi bị thu hồi đất tại 05 xã: Xuân Phƣơng, Đông

Ngạc, Mễ Trì, Mỹ Đình, Phú Diễn Chỉ tiêu Trƣớc khi

thu hồi

Sau khi thu hồi

Tăng, giảm trƣớc và sau khi thu hồi

Tổng số hộ điều tra 293 293 0

-Chưa biết chữ và chưa

tốt nghiệp tiểu học 0 0 0

- Tiểu học 46 35 -11

- Trung học cơ sở 158 163 +5

- Phổ thông trung học 89 95 +6

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ

Theo số liệu điều tra thời điểm trước và sau khi thu hồi đất, số người có trình độ văn hoá tương đối thấp, hầu hết lao động nông nghiệp dừng lại ở trình độ trung học cơ sở, một số ít có trình độ phổ thông trung học, số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên so với các huyện nội thành khác thì tỷ lệ này cũng khá cao, và nó tạo nhiều thuận lợi cho việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo cơ sở cho việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động để họ có thể tìm được việc làm mới sau khi mất việc làm do bị thu hồi đất.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp: huyện Từ Liêm có số lao động nông nghiệp cao nhưng chất lượng lao động thấp cả về trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật

Theo số liệu bảng 2.14 ta thấy lao động mất đất không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao: xã Mỹ Đình với tỷ lệ 66,2%, xã Phú Diễn chiếm 66,9% đây cũng là khó khăn trong việc chuyển ngành nghề, tạo việc làm cho đối tượng này. Trong tổng số lao động có chuyên môn kỹ thuật thì tỷ lệ Trung học chuyên nghiệp là cao nhất: Xuân Phương 21,25%, xã Đông Ngạc 19,2%, đó là do sau khi tốt nghiệp THCS và THPT một số lượng lớn lao động đi học nghề trực tiếp tại các cơ sở như sửa xe, sửa chữa điện tử, tin học… hoặc đi làm công nhân trong các nhà máy mà không được đào tạo, không cấp chứng chỉ hay bằng cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.14: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp bị mất đất ĐVT: % Trình độ ngƣời lao động nông nghiệp Xuân Phƣơng Đông Ngạc Mễ Trì Mỹ Đình Phú Diễn Không có chuyên môn kỹ thuật 60,0 53,1 65,8 66,2 66,9 Sơ cấp 2,5 16,2 6,7 9,81 8,9 Trung học chuyên nghiệp 21,25 19,2 18,9 18,01 9,7 Cao đẳng, đại học trở lên 16,25 11,5 8,6 5,98 14,5 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Phòng LĐ – TB&XH huyện Từ Liêm [22]

Với chất lượng lao động như trên có thể nói đây là một khó khăn lớn trong việc chuyển đổi nghề sau khi bị mất đất nông nghiệp. Lao động nông nghiệp khó tiếp cận được với những công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật, tay nghề, những công việc có thu nhập cao. Trong khi đó thị trường lao động luôn biến động và nhu cầu về lao động có chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn huyện có nhu cầu tuyển lao động rất lớn, nhưng với trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật thấp như vậy, người nông dân không thể đáp ứng được những yêu cầu của công việc mà nhà tuyển dụng đã đưa ra.

2.2.3.3. Về lao động, việc làm của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp

Đô thị hóa tạo ra cuộc cách mạng về phân công lao động xã hội, phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo thêm nhiều ngành nghề mới. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm từ các hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Sự phát triển của các đô thị đã tạo ra một số lượng lớn việc làm cho lao động tại các đô thị, đồng thời cũng giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông nhàn ở các vùng nông thôn. Ngoài số lao động làm việc chính thức tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, còn phải kể đến một lực lượng lớn lao động làm việc trong

các khu vực phi chính thức, các ngành xây dựng cơ bản, dịch vụ phục vụ cho sự phát triển các đô thị này.

Quá trình đô thị hóa đi cùng với CNH – HĐH làm cho năng suất lao động cao hơn, tăng thu nhập, đồng thời cũng đòi hỏi sự lựa chọn lao động kỹ hơn, yêu cầu lực lượng lao động có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn. Do đó, tự nó sẽ hướng một bộ phận lớn dân số vào các chương trình giáo dục đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Trong tương lai, chất lượng đội ngũ lao động được cải thiện, lao động có chuyên môn, có tri thức tăng và lao động phổ thông có xu hướng giảm đi.

Mặt khác Đô thị hoá kéo theo diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn để xây dựng KCN, khu đô thị,.. có tác động lớn đến đời sống kinh tế và việc làm của người nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi. Dưới góc độ các vấn đề xã hội, việc thu hồi đất nông nghiệp có tác động đến sinh hoạt hàng ngày của người nông dân và gây ra một số hiện tượng tiêu cực ở một số bộ phận dân cư trên địa bàn Huyện. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy số người có những biểu hiện tiêu cực và các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc tăng lên và đa phần các hộ có ý kiến sau khi thu hồi đất thì quan hệ trong gia đình, nội tộc có chiều hướng xấu đi có nhiều mâu thuẫn xảy ra.

Đất đai là một đại lượng có hạn, chính vì đặc điểm này mà khi người nông dân bị thu hồi đất, rất khó để cấp lại đất cho họ để tiếp tục sinh sống bằng nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 50)