- Đất chưa sử dụng: Giai đoạn 2006 2011, diện tích đất chưa sử dụng giảm với diện tích 22,08ha trên toàn địa bàn huyện.
6 Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị
HUYỆN TỪ LIÊM
3.1. Phƣơng hƣớ ng phát triển kinh tế trên đi ̣a bàn huyê ̣n Tƣ̀ Liêm giai đoa ̣n 2011- 2015 đoa ̣n 2011- 2015
Phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững, đảm bảo ổn định, vững chắc chính trị và an ninh quốc phòng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đến năm 2015 xây dựng Từ Liêm thành huyện có kinh tế phát triển vững mạnh, xứng đáng vai trò cửa ngõ phía tây của thủ đô, vành đai xanh của Thành phố; phát triển mạnh các trung tâm dịch vụ - du lịch theo hướng văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hoá Thăng Long - Hà Nội; nâng cao chất lượng cơ cấu lao động công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, từng bước tạo tiền đề chuyển sang cơ cấu lao động dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Một số chỉ tiêu cụ thể.
* Chỉ tiêu kinh tế
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 10,0% - 11,5%. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân/ năm là 13%.
- Giá trị nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân/ năm là 0,9%. - Giá trị sản xuất trong ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm là 13,5%. - Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2015:
Công nghiệp - xây dựng: 60% Nông - lâm - ngư nghiệp: 7% Các ngành dịch vụ: 33%
* Chỉ tiêu xã hội
- Giải quyết việc làm mới hàng năm từ 8,5 - 9,0 nghìn lao động. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1,0%.
- Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số hạn chế trong khoảng 1,08 - 1,06% - Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 10%.
- 100% nhà dân có nhà xây dựng kiên cố.
Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế của Huyện giai đoạn 2011 – 2015: đẩy mạnh phát triển các ngành Công nghiệp - xây dựng và Thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng phát triển ngành nông nghiệp.
Cùng với quá trình đô thị hoá là xu hướng diện tích đất nông nghiệp của huyện này càng bị thu hẹp lại và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp đã tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm của người dân, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Huyện trong thời gian tới đặc biệt là công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp.