Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 86)

- Đất chưa sử dụng: Giai đoạn 2006 2011, diện tích đất chưa sử dụng giảm với diện tích 22,08ha trên toàn địa bàn huyện.

3.3.1.Giải pháp về cơ chế chính sách

6 Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị

3.3.1.Giải pháp về cơ chế chính sách

Nội dung cơ bản của các chủ trương chính sách hiện nay của Nhà nước hướng vào giải phóng tiềm năng lao động, đất đai khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo động lực mới cho nông dân phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, nhất là trong kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, làng nghề, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn…; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập; tạo việc làm đầy đủ cho lao động nông thôn, nông dân, đặc biệt là vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nâng cao giá trị việc làm cho lao động nông thôn, nông dân.

Các chính sách vĩ mô này góp phần quan trọng, tạo thế chủ động, tích cực để giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống cho lao động nông thôn, cho lao động mất việc làm khi bị thu hồi đất. Ngoài các chính sách trên, Nhà nước đã ban hành một số chính sách hỗ trợ người lao động mất đất. Các chính sách này bước

đầu đã được thực hiện tốt, nhất là trong điều chỉnh tái định cư gắn với tái tạo việc làm, bổ sung chính sách, đầu tư ngân sách cho đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển ngành nghề, mở rộng sản xuất công nghiệp, dịch vụ gắn với khu công nghiệp, khu kinh tế để ổn định cuộc sống cho hộ bị thu hồi đất.

Mặc dù vậy, việc thực hiện các chính sách của nhà nước cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Vướng mắc lớn nhất trong giải quyết việc làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi là các chính sách hiện nay vẫn chưa đồng bộ, chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra. Vì vậy, cần phải xác định và thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp để họ có điều kiện ổn định cuộc sống, phổ cập giáo dục, học nghề, chuyển đổi nghề và việc làm, có thu nhập ổn định để cuộc sống hoặc tốt hơn trước khi bị thu hồi đất.

* Chính sách liên quan tới đền bù và bồi thường hỗ trợ cho người dân khi thu hồi đất nông nghiệp

Trước hết, Nhà nước và chính quyền thành phố khi xây dựng chính sách liên quan tới thu hồi đất cần thống nhất quan điểm sau:

Thứ nhất, việc thu hồi đất không phải chỉ là một công việc đơn giản là đưa ra các văn bản hành chính và thực hiện các văn bản đó, mà nó còn tác động tới nhiều mối quan hệ trong xã hội. Do đó, khi xây dựng chính sách liên quan tới thu hồi đất thì trước hết cần tìm hiểu rõ về địa phương nơi có đất bị thu hồi để đưa ra những phương pháp xử lý phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của địa phương đó.

Thứ hai, khi xây dựng chính sách cần chú ý tới nguyên tắc: người có đất bị thu hồi không phải là nạn nhân của sự phát triển mà là người đóng góp vào sự phát triển xã hội nên cần được hưởng lợi ích xứng đáng từ sự phát triển. Phải quan niệm như vậy mới có thể đưa ra được chính sách thu hồi đất công bằng. Việc thực hiện các phương án bồi thường, đền bù thu hồi đất không phải mang nặng tính hành chính mà phải tuân theo nguyên tắc thị trường.

Thứ ba, việc thu hồi đất phải được thực hiện theo thể thức pháp lý chặt chẽ, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và người có đất bị thu hồi. Việc xây dựng những chính sách liên quan tới thu hồi đất là một công việc phức tạp, có quan hệ

đến nhiều vấn đề như kinh tế, tài chính, xã hội, do vậy nó cần được thực hiện với tính chuyên nghiệp cao và có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia về địa chính, về pháp luật, về giá và về xã hội học.

Thứ tư, để giải quyết tốt việc làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp Chính phủ cần quy định rõ việc xây dựng các phương án giải quyết việc làm cho người lao động không còn đất sản xuất là một bộ phận cấu thành bắt buộc trong phương án bồi thường, đền bù thu hồi đất của các chủ đầu tư, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc tuyển dụng lao động bị mất đất nông nghiệp, trong việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho những lao động bị thu hồi đất. Ngoài ra, Nhà nước cần công khai, minh bạch trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp…cho người dân bị thu hồi đất.

Trên thực tế hiện nay, các chính sách liên quan tới đền bù và bồi thường hỗ trợ cho những hộ gia đình bị thu hồi đất còn tồn tại nhiều bất cập, dẫn tới nhiều tranh chấp và khiếu kiện liên quan tới việc đền bù và bồi thường thiệt hại cho người dân bị thu hồi đất bởi một số lý do như: mức giá đền bù đất chưa thỏa đáng, không sát với giá thị trường, thường tính ở khung giá thấp, đặc biệt là giá đền bù cho đất nông nghiệp, quan hệ giao dịch đất đai còn mang nặng tính hành chính, nặng về ép buộc, thậm chí cưỡng chế. Chính vì vậy, cần hoàn thiện chính sách theo hướng: đối với tất cả các loại đất đều được bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất.

* Hoàn thiện chính sách về thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp

Sau khi bị thu hồi đất một số hộ nông dân còn một phần diện tích đất nông nghiệp có thể muốn mua quyền sử dụng phần đất nông nghiệp khác bù đắp vào phần diện tích đã bị thu hồi để tiếp tục làm nông nghiệp, hoặc một số hộ lại muốn bán quyền sử dụng phần đất nông nghiệp còn lại để chuyển sang làm ngành phi nông nghiệp. Những hộ này đều cần sử dụng thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp để giải quyết nhu cầu của mình. Tuy nhiên, hiện nay thị trường này vẫn chậm phát triển, do đó còn gây nhiều trở ngại cho cả bên mua và bên bán trong các giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Để tháo gỡ những trở

ngại này nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân bị thu hồi đất tiếp tục sản xuất theo nguyện vọng và các lợi thế của mình thì trong thời gian tới thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp cần được hoàn thiện theo hướng sau:

Xem xét, nghiên cứu bổ sung vào hệ thống pháp luật việc Nhà nước mua lại quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân cần bán, rồi bán lại quyền này cho các hộ nông dân cần mua tại các vùng Nhà nước thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị.

Tiến tới công nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp được tự do mua và bán quyền sử dụng đất nông nghiệp.

* Chính sách tín dụng - vốn vay

Người nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, ở giai đoạn đầu thường chuyển sang kinh doanh dịch vụ, làm tiểu thủ công nghiệp,hoặc làm kinh tế cá thể hộ gia đình. Do đó, nhu cầu về vốn là rất lớn. Mặc dù được bồi thường một khoản tiền nhất định, thậm chí cả khoản hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp nhưng đa só các hộ gia đình sử dụng số tiền đó không có hiệu quả.

Vì vậy chính sách tín dụng - vốn vay là nguồn vốn hấp dẫn cho những hộ nông dân trong tình trạng khan hiếm vốn, tạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa, gia tăng việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân trong khu vực có đất bị thu hồi. Đồng thời chính sách tín dụng vốn vay còn giảm bớt căng thẳng do hiện tượng vay nặng lãi gây ra, thúc đẩy mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất…

Chính quyền các cấp cần có những chính sách hỗ trợ các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp tiếp cận, vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư tạo việc làm từ các nguồn như: Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, ngân hàng phục vụ người nghèo, quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo phát triển sản xuất, quỹ tín dụng đầu tư… Cần đơn giản hóa, giảm bớt những thủ tục hành chính vay vốn phiền hà; giảm bớt đề án, ví dụ như đề án kinh doanh có lãi, miễn sao cơ sở kinh doanh trước mắt giải quyết được việc làm cho người lao động, giữ vững và ổn định sản xuất. Bên cạnh đó, có thể tăng mức tiền cho vay và thời gian cho vay đối với các cơ sở sản xuất

vay vốn trung và dài hạn, với lãi suất ưu đãi (0,65%/tháng) để mua sắm máy móc thiết bị và đầu tư mở rộng sản xuất.

* Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động trên cơ sở quy hoạch tổng thể của huyện

Ban hành cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân, trong đó hình thành cơ chế 3 bên. Một bên là các doanh nghiệp lấy đất và có nhu cầu tuyển dụng lao động, doanh nghiệp đó phải công khai số lượng tuyển dụng lao động trong dự án và theo tiến độ tuyển dụng trong từng thời kỳ, số lượng lao động, yêu cầu về nghề nghiệp, tay nghề. Bên thứ hai là chính quyền địa phương, nơi có người dân bị thu hồi đất và cuối cùng là cơ sở đào tạo. Nếu là lấy lao động phổ thông thì cơ chế hai bên là chính quyền xã và nhà tuyển dụng. Nếu là lao động kỹ thuật thì phải áp dụng cơ chế 3 bên như trên. Trường hợp cơ sở đào tạo đã đào tạo đúng ngành nghề mà nhà tuyển dụng yêu cầu thì bắt buộc doanh nghiệp đó phải tuyển dụng, không để tình trạng doanh nghiệp hứa rồi không tuyển dụng.

Cần nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, việc lập kế hoạch phải dựa trên các phương pháp hiện đại và quy hoạch tổng thể của thành phố và của huyện, trên cơ sở khai thác được năng lực, thế mạnh của các cơ sở đào tạo. Từ đó có giải pháp cụ thể từng năm cho từng nghành trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Cần xác định:

- Đối tượng đào tạo: chú trọng lực lượng trong độ tuổi lao động từ 18 tuổi đến 60 tuổi.

- Hướng đào tạo nghề phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người lao động, phải gắn với nhu cầu của thị trường. Tùy vào thế mạnh của huyện trong các lĩnh vực phát triểm kinh tế mà ta có thể hướng người dân lựa chọn nghề nghiệp khác nhau. Trong lĩnh vực Thương mại dịch vụ: Chú ý đào tạo tại chỗ, người đi trước rước người đi sau, giúp nhau kinh nghiệm buôn bán kinh doanh, cách quản lý, chế biến thực phẩm, tìm mua nguồn hàng hợp lý. Tăng cường đào tạo các nghề dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn Huyện nói chung và công nhân các khu công nghiệp, nhóm dân cư tạm trú để học tập, làm việc nói riêng như : làm đầu, nấu ăn…

Công nghiệp, xây dựng, giao thông: Đây là lĩnh vực phát triển tương đối thuận lợi, cần khuyến khích nông dân học các nghề như: lái xe, sửa chữa ô tô, xe máy, xây dựng, điện dân dụng, cơ khí, gò, hàn phục vụ nhu cầu của xã hội.

Tiểu thủ công nghiệp: Chú trọng đào tạo và phát triển tiểu thủ công nghiệp tại địa phương nhằm thu hút lao động tại chỗ, như: may mặc, thêu, sản sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ, mộc dân dụng phục vụ nhu cầu xây dựng…

- Lựa chọn các hình thức đào tạo bồi dưỡng nghề: có hai hình thức là đào tạo nghề dài hạn và đào tạo ngắn hạn.

Việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phải được tiến hành hàng năm và cần có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng lao động. Trên cơ sở kế hoạch từ thành phố, huyện cũng cần xây dựng kế hoạch đào tạo cho địa phương mình. Các cơ sở đào tạo phải căn cứ vào các kế hoạch đó, kết hợp với việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động địa phương để có kế hoạch đào tạo hợp lý và phổ biến lại với người lao động, tránh việc đào tạo ồ ạt, tràn lan gây ra hiện tượng ngành thì thừa nhiều lao động, ngành lại khan hiếm lao động, kết quả là người lao động qua đào tạo vẫn không tìm được việc làm. Việc tìm hiểu thị trường, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề có tốt thì công tác đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp nói riêng mới hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khuyến khích đào tạo các nghề mới xuất phát từ nhu cầu của xã hội phát sinh từ sự phát triển của nền kinh tế, của thị trường.

- Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm:

Để công tác đào tạo nghề có thể gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là những lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp, thì công tác đào tạo nghề phải chú trọng tới yếu tố thị trường. Trước hết, căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội mà thành phố có thể dưa ra dự báo về nhu cầu lao động của các ngành trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, huyện Từ Liêm kết hợp với việc nghiên cứu thị trường lao động ở địa phương để có thể xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động trong huyện. Từ đó, huyện

phổ biến lại kế hoạch này với các cơ sở đào tạo nghề và lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp. Các cơ sở đào tạo nghề liên kết chặt chẽ với chính quyền Huyện và các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm xác định nhu cầu của thị trường lao động về số lượng, cơ cấu lao động theo nghề, cơ cấu lao động theo trình độ, từ đó có kế hoạch tuyển sinh và đào tạo cho phù hợp. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường là một giải pháp đảm bảo khâu đầu ra của lao động đã qua đào tạo nghề.

Huyện nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, có sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Huyện để các doanh nghiệp này có thể ưu tiên tuyển lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đã qua đào tạo nghề về làm việc tại doanh nghiệp. Hoặc có thể ký kết các hợp đồng đào tạo lao động giữa các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp thuê đất trong vùng thu hồi đất nông nghiệp để vừa đảm bảo đầu ra về việc làm cho các lao động mất đất sau khi đào tạo nghề khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, vừa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp về trình độ lao động.

Chính quyền Huyện phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề cho lao động của huyện cung cấp thông tin về các hội chợ việc làm và sàn giao dịch việc làm trên địa bàn huyện và thành phố đến người lao động đang trong đào tạo để họ có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp.

* Xây dựng, ban hành quy chế ưu tiên đấu thầu kinh doanh dịch vụ tại các khu đô thị, khu công nghiệp dịch vụ mới hình thành.

- Lập, duyệt và tổ chức xây dựng các khu kinh doanh dịch vụ tạo thêm việc làm cho người bị thu hồi đất: bằng hình thức quy hoạch một phần đất cạnh khu công nghiệp để tạo việc làm cho người lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp.

- Rà soát, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các khu kinh doanh dịch vụ (siêu thị, chợ, ki ốt kinh doanh, dịch vụ trông giữ xe…) Tại các khu đô thị, khu công nghiệp và xây dựng cơ chế ưu tiên cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp tham gia đấu

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 86)