Thực trạng hỗ trợ dạy nghề và học nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 71)

- Đất chưa sử dụng: Giai đoạn 2006 2011, diện tích đất chưa sử dụng giảm với diện tích 22,08ha trên toàn địa bàn huyện.

6 Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị

2.3.2. Thực trạng hỗ trợ dạy nghề và học nghề

Bên cạnh các chính sách, quy định hỗ trợ về kinh tế trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, Huyện còn đưa ra các chương trình hỗ trợ về đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ về hướng dẫn sử dụng tiền đền bù để học nghề và tạo việc làm cho hợp lý.

Qua điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp đã thống kê được tỷ lệ lao động được sử dụng các dịch vụ trên trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 như sau:

Bảng 2.20: Tỷ lệ ngƣời lao động đƣợc trợ giúp sau khi thu hồi đất

Danh mục hỗ trợ Tỷ lệ %

Hỗ trợ học nghề 16

Hỗ trợ tạo việc làm 7,12

Tư vấn sử dụng tiền đền bù để học nghề 3,07

Tư vấn sử dụng tiền đền bù để tạo việc làm 8,53

Khác 2,73

Không có hỗ trợ 62,55

Từ kết quả diều tra trên có thể thấy dường như các dịch vụ hỗ trợ mà huyện đưa ra chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. 62,55% lao động được điều tra trả lời rằng họ không được sử dụng các dịch vụ này, tỷ lệ lao động điều tra được sử dụng dịch vụ chỉ chiếm 37,45%. Tỷ lệ lao động được điều tra cho rằng họ được tư vấn sử dụng tiền đền bù để học nghề và tạo việc làm là rất thấp, chỉ có 11,6%. Vì vậy, vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp người dân sau khi nhận được tiền đền bù sử dụng tùy tiện theo ý thích.

Qua số liệu ở bảng 2.20 về tỷ lệ người lao động được trợ giúp sau khi thu hồi đất cho thấy tỷ lệ lao động được hỗ trợ học nghề và được tư vấn sử dụng tiền đền bù để học nghề là rất thấp, đều là 16% và 3,07%. Các chính sách chủ yếu là cấp kinh phí cho người lao động, hình thức này chưa đem lại hiệu quả do người lao động chưa chắc đã sử dụng số tiền hỗ trợ theo đúng mục đích học nghề.

Từ năm 2005 trở lại đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các chính sách về hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người nông dân được nâng cao, đa dạng từ đó huyện cũng đẩy mạnh hơn.

Đặc biệt là công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Huyện đã hoàn thiện đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Năm 2010 huyện đã phân bổ chỉ tiêu vay vốn 9,5 tỷ đồng từ nguồn vốn quỹ quốc gia để giải quyết việc làm, hỗ trợ việc làm cho 8.500 lao động ( có 700 lao động bị thu hồi đất). Trong sáu tháng đầu năm 2011huyện đã phân bổ chỉ tiêu vay vốn 10,6 tỷ đồng từ nguồn vốn quỹ quốc gia để giải quyết việc làm, hỗ trợ việc làm cho 4.872 lao động (210 lao động nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp)

Huyện đã mở các khóa học nghề ngắn hạn tại Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của huyện và tại các cơ sở liên kết khác với đa dạng các ngành nghề như: nghề điện dân dụng, nghề sửa chữa điện thoại, nghề may thời trang, nghề sửa chữa máy vi tính, nghề sửa chữa xe máy, ô tô, nghề tin học văn phòng, nghề nuôi trồng thủy sản, các lớp dạy nấu ăn, nghề kỹ thuật trồng rau an toàn…

Huyện đã hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng học nghề với mức hỗ trợ khác nhau như: nghề diện dân dụng 400.000đồng/người/tháng, nghề may và nghề kỹ

thuật trồng rau là 300.000 đồng/người/tháng, nghề sửa chữa xe máy ô tô 1.000.000đồng/người/tháng. Ngoài ra còn hỗ trợ tiền đi lại với mức 200.000 đồng/người/khóa đối với những người học nghề ở xa nơi cư trú từ 10km trở lên.

Bảng 2.21: Kết quả đăng ký dạy nghề, học nghề năm 2011 tại huyện Từ Liêm Ngành nghề đào tạo Số lƣợng lao động bị thu hồi

đất đăng ký học nghề (ngƣời)

Tỷ lệ (%)

Điện dân dụng 54 25,7

Sửa chữa điện thoại 17 8,1

Nghề may 12 5,7

Sửa chữa xe máy, ô tô 28 13,3

Tin học văn phòng 11 5,2

Nấu ăn 45 21,4

Kỹ thuật trồng rau 43 20,6

Tổng 210 100

Nguồn: Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề huyện Từ Liêm

Mặc dù được hỗ trợ từ kinh phí học nghề, kinh phí đi lại nhưng qua kết quả đăng ký học nghề ta thấy số lượng lao động đăng ký học nghề trên số lượng lao động bị thu hồi đất hàng năm đạt tỷ lệ thấp. Ngành nghề được chọn chủ yếu là nghề điện dân dụng với 54 người chiếm 25,7%, nghề nấu ăn với 45 người đạt 21,4% và nghề kỹ thuật trồng rau 43 người chiếm 20,6%. Ngành tin học văn phòng với 11 học viên đăng ký chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,2% trên tổng số lao động bị thu hồi đất đăng ký học nghề.

Ngoài ra do đặc thù là một trong những địa phương cung cấp hoa lớn cho Thành phố Hà Nội và khu vực nên huyện Từ Liêm đã liên kết với Trung tâm thực nghiệm và đào tạo nghề - Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội và Trạm khuyến nông Từ Liêm mở 02 lớp trồng và chăm sóc hoa tại xã Tây Tựu và Đông Ngạc cho 70 học viên.

Chúng ta nhận thấy rằng lao động nông nghiệp vẫn có thói quen với nghề truyền thống là canh tác nông nghiệp họ chưa quen với việc lựa chọn ngành nghề mới, đặc biệt là chưa biết lựa chọn nghề để phù hợp với tiến trình đô thị hóa.

Tuy nhiên phải thừa nhận một thực tế là lao động nông nghiệp trong diện mất đất có tuổi đời cao chiếm tỷ lệ khá lớn. Những lao động này có trình độ học vấn thấp, khả năng tiếp thu đào tạo nghề không cao, khó đáp ứng được nhu cầu sản

xuất trong các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây cũng là lý do hạn chế về số lượng tham gia học nghề vì vậy cần có những nghiên cứu và phân loại các đối tượng để có thể đưa ra các hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp. Với những lao động trẻ cần chú trọng đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường lao động vì đối tượng này khá năng động, dễ tiếp thu kiến thức và những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

Trên địa bàn huyện hiện nay, việc đào tạo nghề cho người lao động trong đó có lao động mất đất chủ yếu là thông qua các trung tâm dạy nghề. Các trung tâm dạy nghề sẽ nhận các hợp đồng mở lớp dạy nghề. Tuy nhiên, việc dạy nghề còn mang tính dàn trải, ồ ạt, chủ yếu dạy các nghề mà trung tâm có chứ không phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, chưa có sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Việc vận động người dân học nghề mới chỉ mang tính hình thức phong trào, chưa chú ý đến việc phổ biến và định hướng nghề học cho người dân phù hợp với xu thế phát triển của thị trường trong huyện. Hơn nữa, trang thiết bị giảng dạy hầu hết đã lạc hậu, ít được đầu tư nâng cấp. Do đó, chất lượng đào tạo không cao, nhiều lao động sau khi học nghề xong vẫn khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm do trình độ không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Hơn thế nữa các đối tượng bị thu hồi đất trong độ tuổi lao động chưa có nhận thức đúng đắn về việc đi học nghề. Theo điều tra sau khi nhận tiền bồi thường hầu hết các hộ gia đình sử dụng vào mục đích đầu tiên là mua sắm đồ dùng sinh hoạt, sửa chữa và xây dựng nhà cửa. Đó là lý do làm cho tư liệu phục vụ đời sống của các hộ bị thu hồi đất tăng lên, cuộc sống của họ có vẻ khá hơn trước nhưng thực tế lại không phải như vậy. Việc sử dụng tiền bồi thường không hợp lý, tiêu xài hoang phí như vậy sẽ tiềm ẩn những điều bất ổn về thu nhập và đời sống của các hộ bị thu hồi đất, sau một thời gian ngắn khi mà số tiền bồi thường đã hết, liệu những hộ này sẽ xử trí ra sao. Không những thế, một số người không có việc làm, lại sẵn có tiền nên dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, ma túy, mại dâm… Đó thực sự là một thực tế đáng buồn mà các gia đình và cả xã hội phải gánh chịu.

2.3.3.Thực trạng công tác hỗ trợ tạo việc làm mới

việc làm và tư vấn sử dụng tiền đền bù để tạo việc làm là tương đối thấp, tương ứng là 7,12% và 8,53%. Hầu hết người lao động mất đất chỉ được nhận một khoản tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp ban đầu mà không có sự tư vấn tạo việc làm, không có sự hỗ trợ mang hiệu quả lâu dài, do đó người lao động vẫn gặp khó khăn trong việc tìm và tạo việc làm mới.

Cùng với diện tích đất bị thu hồi thì số lao động nông nghiệp bị mất việc làm do mất đất trong thời gian qua là rất lớn. Người lao động cần có công ăn việc làm để duy trì và ổn định cuộc sống của họ. Đứng trước tình hình đó, trong thời gian qua Huyện cũng đã có một số biện pháp tích cực nhằm giúp người dân nhanh chóng tìm được việc làm mới và ổn định cuộc sống. Huyện đã đầu tư xây dựng mạng lưới chợ hợp lý như: chợ Cầu Diễn, chợ đầu mối Minh Khai, chợ Phú Diễn, chợ Nhổn… và thu hút nhiều lao động mất đất vào làm việc trong các khu chợ này. Huyện còn khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua phát triển các ngành nghề truyền thống, kinh tế trang trại…, cho vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm giúp các hộ có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thủ tục vay vốn còn nhiều phiền hà, các hộ muốn vay vốn phải xây dựng các đề án kinh doanh có lãi… làm cho số hộ tiếp cận được nguồn vốn này còn hạn chế.

Đặc biệt Huyện còn phát huy lợi thế trong sản xuất nông nghiệp đó là phát triển Vùng hoa tây tựu có quy mô 10,7 ha thành vùng sản xuất hoa hàng hóa lớn, tập trung theo hướng công nghệ cao với quy trình khép kín phục vụ nội địa và xuất khẩu. Mở rộng làng nghề bún tại thôn Phú Đô, xã Mễ Trì để duy trì nghề truyền thống thu hút lao động trong xã, thôn tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn trong huyện, tăng thu nhập cho người dân..

Sự chuyển dịch lao động nông nghiệp từ làng này sang làng khác, xã này sang xã khác và cả những lao động từ tỉnh ngoài về là nhu cầu tất yếu của cung - cầu lao động nông nghiệp. Tuy không diễn ra như qui mô của các sàn giao dịch việc làm được tổ chức ở thành phố nhưng cũng đã khẳng định một xu hướng mới, một cơ hội mới cho lao động nông nghiệp của Huyện.

Với sự quan tâm của huyện tới đời sống của người dân bị thu hồi đất cũng nhằm mục đích an sinh xã hội có thể nhận thấy rõ rệt sự thay đổi về việc làm của lực lượng lao động, cụ thể :

Bảng 2.22:Khu vực làm việc trƣớc và sau khi diễn ra việc thu hồi đất. ĐVT: %

Khu vực làm việc Trƣớc khi thu hồi đất

Sau khi thu hồi đất

Chung 100,0 100,0

Tự làm, làm kinh tế hộ gia đình. 72,2 63,9

Làm công khu vực tư nhân 10,0 14,0

Làm công khu vực nhà nước 16,0 18,4

Làm công khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài 1,9 3,0

Nguồn : Phòng thống kê – UBND huyện Từ Liêm

Tuy mục đích thu hồi đất nông nghiệp là nhằm phục vụ cho việc xây dựng các khu đô thị, Trụ sở làm việc là chủ yếu, nhưng khi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thì khả năng thu hút lao động trong diện bị thu hồi đất lại rất thấp, mặc dù khi tiến hành giao đất hoặc cho thuê đất, chính quyền địa phương đã đề nghị các doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động mất đất được vào làm việc. Lý do là trình độ của người lao động mất đất không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng và chi phí đào tạo quá cao khiến cho nhiều doanh nghiệp không muốn tiếp nhận đối tượng này.

Theo số liệu thống kê sơ bộ trên toàn Huyện, đến nay số lao động được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp điển hình đã lấy đất nông nghiệp để xây dựng như sau :

Bảng số 2.23: Tình hình tuyển dụng lao động nông nghiệp trên địa bàn Huyện ĐVT: ngƣời Nơi làm việc

Tổng số lao động đƣợc tuyển dụng trong các xã Ngành nghề làm việc Cộng tổng Minh Khai Xuân Phương Thụy Phương Mỹ Đình Mễ Trì Văn phòng Kinh doanh Sản xuất Việc khác Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm 18 7 11 0 0 0 2 3 8 5 Cụm công nghiệp

Nam Thăng Long 21 1 0 18 2 0 4 8 5 4

Sân vận động thể

thao Mỹ Đình 25 2 1 0 17 5 1 2 0 22

Các cơ sở đào tạo trên địa bàn đã và đang liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nắm bắt thông tin thị trường lao động để điều chỉnh ngành nghề, mục tiêu đào tạo và trình độ bậc thợ phù hợp, gắn đào tạo với sử dụng lao động; đẩy mạnh đào tạo theo phương thức liên kết; mở các lớp dạy nghề lưu động và tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm sau đào tạo.

Lưc lượng lao động của các hộ gia đình phát huy tính chủ động, năng động hơn trong tự tạo việc làm phi nông nghiệp. Hầu hết các hộ gia đình đã phát hiện và tận dụng các lợi thế của mình trên cơ sở nhu cầu về dịch vụ ở địa phương tăng, sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ để đầu tư nhiều hơn vào các ngành nghề truyền thống và có tính đặc thù địa phương.

Công tác giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến tích cực, số người lao động được giải quyết việc làm ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)