- Đất chưa sử dụng: Giai đoạn 2006 2011, diện tích đất chưa sử dụng giảm với diện tích 22,08ha trên toàn địa bàn huyện.
6 Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị
3.3.2. Giải pháp về kinh tế, xã hộ
* Quy hoạch và sử dụng đất
Về dài hạn cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị và các KCN với chiến lược đào tạo ngành nghề để chuẩn bị một đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu của việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất, tạo việc làm mới cho người lao động, nhất là chính sách hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp. Nắm rõ tình hình lao động, việc làm ở những khu vực có đất bị thu hồi để có kế hoạch đào tạo lao động cụ thể.
Trong thời gian tới cần hạn chế và dần khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo”, đất đã được thu hồi nhưng không triển khai dự án theo đúng tiến độ, hoặc dự án đã được phê duyệt và cấp đất nhưng không được đầu tư và triển khai xây dựng, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không thu hút được lao động vào làm việc và người dân bị mất đất không có việc làm. Đây là một thực tế phổ biến hiện nay và gây lãng phí lớn, do đó thành phố cần có biện pháp xử lý triệt để, đối với những dự án trây ỳ, không thực hiện đầu tư thì thu hồi giấy phép đã phê duyệt. Cần có hệ thống chế tài và khung pháp lý hoàn chỉnh từ lập dự án, quản lý hồ sơ, kiểm kê giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và các cấp chính quyền địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện để giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất.
*Khai thác và phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của huyện Từ Liêm
Mỗi địa phương đều có những đặc thù riêng, chính vì vậy trước khi đưa dự án đầu tư vào địa phương cần điều tra điều kiện từng nơi để có các chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất sao cho phù hợp. Mặc dù các khu công nghiệp xây dựng lên có thể thu hút nhiều lao động vào làm việc, nhưng không phải đối tượng nào cũng đáp ứng được yêu cầu của quá trình sản xuất, do đó cần phát triển đa dạng các ngành nghề ở địa phương để đáp ứng nhu cầu việc làm của đại đa số các đối tượng.
Huyện Từ Liêm có lợi thế và tiềm năng phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống, việc duy trì và phát triển các ngành nghề này trên địa bàn là giải pháp tạo việc làm không những cho đối tượng lao động trong độ tuổi lao động mà còn đặc biệt phù hợp với lao động trẻ em và những người trên độ tuổi lao động, trong đó phải kể đến những lao động cao niên mất việc làm do mất đất sản xuất nông nghiệp mà đã quá tuổi tuyển dụng của các doanh nghiệp. Việc khai thác và phát triển nghề TTCN và nghề truyền thống trên địa bàn Huyện có nhiều thuận lợi đó là:
- Nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành địa phương đối với sự phát triển nghề TTCN và làng nghề truyền thống ngày càng được nâng lên rõ rệt.
- Nhiều hộ gia đình có tiền đền bù có điều kiện về vốn ban đầu để tự mở cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp.
- Nghề truyền thống đã có từ lâu trên địa bàn Huyện, đã tích lũy được một số kinh nghiệm, sản phẩm có uy tín, được lưu truyền qua nhiều đời.
- Việc tổ chức sản xuất linh hoạt, có thể theo kiểu mô hình sản xuất tập trung hoặc theo mô hình sản xuất phân tán hộ gia đình.
Tuy nhiên, công tác phát triển nghề TTCN và nghề truyền thống trên địa bàn huyện trong thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế là:
- Sản xuất còn mang tính tự phát trong dân, chưa có sự quy hoạch của các cấp, các ngành địa phương.
- Mặt bằng sản xuất làng nghề và hộ gia đình còn quá chật hẹp. Quy mô sản xuất của các chủ sản xuất còn nhỏ làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn kém.
- Trình độ quản lý, kiến thức kinh doanh và kiến thức về pháp luật của các chủ cơ sở sản xuất còn hạn chế, chưa thực sự chủ động trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm; đầu ra cho sản phẩm còn hạn chế, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ của địa phương.
- Công nghệ sản xuất cũ, máy móc lạc hậu, chậm cải tiến, sản phẩm chủ yếu được sản xuấ thủ công là chính, sản phẩm còn kém chất lượng.
Trong thời gian tới cần tiếp tục chú trọng phát triển các ngành nghề TTCN, đặc biệt là nghề truyền thống để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động trong huyện, đặc biệt là lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp. Cần tập trung vào các giải pháp cụ thể như:
Thứ nhất, xây dựng quy hoạch phát triển nghề TTCN và nghề truyền thống theo từng vùng:
Xã Tây Mỗ: tập trung phát triển nghề dệt thêu ren.
Xã Đại Mỗ: tập trung phát triển nghề hàng nan với các sản phẩm đan mũ nan, đồ thủ công mây tre đan.
Xã Xuân Đỉnh: tập trung phát triển nghề chế biến bánh trung thu. Xã Liên Mạc: phát triển nghề làm đậu phụ.
Xã Mễ Trì: Phát triển nghề làm bún, làm cốm.
Bên cạnh việc phát triển các ngành nghề truyền thống ở các xã trên, cần đẩy mạnh phát triển các nghề TTCN trên địa bàn toàn Huyện như may mặc, mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ…
Cần xác định rõ hướng phát triển của các ngành nghề truyền thống, trong thời gian qua đã thu hút được bao nhiêu lao động, và trong thời gian tới sẽ phát triển ra sao, khả năng tạo việc làm cho người lao động, cần có những chính sách gì để phát triển các ngành nghề này.
Thứ hai, Huyện cần có chính sách khuyến khích phát triển nghề và làng nghề truyền thống, cụ thể như :
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với những năm đầu cho các cơ sở làm nghề truyền thống, miễn giảm thuế những năm tiếp theo cho các cơ sở sản xuất có quy mô lao động lớn.
- Cho các chủ sản xuất vay vốn với lãi suất ưu đãi.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô lao động lớn thuê đất để hoạt động sản xuất, tùy từng ngành nghề, miễn giảm tiền thuê đất.
Thứ ba, Huyện cần có chính sách khuyến khích du nhập nghề mới như : khen thưởng bằng tiền đối với các tổ chức, cá nhân du nhập nghề mới vào Huyện mà có quy mô sử dụng lao động khoảng 50 người trở lên. Bên cạnh đó cần có các chính sách ưu đãi về thuế, về giá thuê đất, về mặt bằng, về vay vốn đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân du nhập nghề mới vào Huyện. Có như vậy việc du nhập nghề mới vào địa phương mới thực sự có hiệu quả.
Thứ tư, đào tạo bồi dưỡng trình độ quản lý kinh doanh đối với các chủ cơ sở sản xuất.
Cần tổ chức các lớp học, các chương trình đào tạo bồi dưỡng riêng cho các chủ doanh nghiêp, chủ cơ sở sản xuất, và Huyện cần cung cấp thông tin về các chương trình đào tạo này đến chủ sản xuất. Kinh phí cho hoạt động đào tạo này có thể do các chủ sản xuất đóng góp, và thành phố có thể hỗ trợ một phần. Nội dung của các chương trình đào tạo có thể là cung cấp các kiến thức cần thiết về pháp luật, việc hình thành và phát triển ý tưởng kinh doanh; cung cấp những kiến thức và kỹ năng về lập chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh; cách quản lý và phân bố nguồn lực lao động và các yếu tố sản xuất hợp lý; kỹ năng cần thiết về xây dựng chiến lược sản phẩm, nghiên cứu thị trường, chính sách giá, xây dựng mạng lưới bán hàng và các biện pháp quảng cáo sản phẩm; cung cấp kỹ năng khai thác nguồn thông tin vô tận trên Internet…
Thứ năm, các cấp, các ngành huyện Từ Liêm nên tập trung tuyên truyền, mở các buổi hội thảo để các chủ sản xuất, các hộ gia đình, người nông dân có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và cách làm, cùng giúp đỡ nhau làm kinh tế.
Thứ sáu, Huyện cần có các chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất TTCN và làm nghề truyền thống đầu tư theo chiều sâu, đổi mới máy móc, thiết bị, hiện đại hóa công nghệ theo phương châm: kết hợp công nghệ thủ công truyền thống với công nghệ tiên tiến, lựa chọn công nghệ phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thi trường và tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. Từ đó ổn định và mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, khuyến khích sử dụng lao động không có việc làm do bị mất đất sản xuất. Các hình thức hỗ
trợ như: miễn thuế từ 1-2 năm đầu, giảm thuế trong 2-3 năm tiếp theo; cho vay vốn với lãi suất ưu đãi; miễn, giảm tiền thuê đất…
Thứ bảy, Huyện cần cố gắng mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành nghề truyền thống, giúp người dân an tâm sản xuất.
Thứ tám, khuyến khích thành lập các hợp tác xã TTCN, hợp tác xã làm nghề truyền thống, các HTX này có ưu thế là nguồn vốn lớn, có thể tiến hành sản xuất tập trung, thuận lợi cho việc đầu tư đổi mới công nghệ, quy mô sản xuất lớn, sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.
* Quy hoạch hợp lý các chợ và các trung tâm thương mại
Với lao động khó chuyển đổi nghề thì cần tạo điều kiện phát triển những lĩnh vực mà các lao động này có khả năng tham gia. Qua phân tích ở phần thực trạng ở trên ta thấy một khả năng hợp lý để tạo việc làm cho những lao động khó chuyển đổi nghề là tạo điều kiện cho họ được buôn bán kinh doanh trong các chợ, các trung tâm thương mại bởi vì những công việc đó thường là buôn bán nhỏ nên cần ít vốn, kỹ năng bán hàng đơn giản. Mỗi chợ và trung tâm thương mại có thể tạo được số lượng khá lớn việc làm cho người dân bị thu hồi đất.
Thực tế cũng cho thấy việc đầu tư xây dựng, quản lý chợ không đòi hỏi vốn lớn và năng lực quản lý cao, do đó phù hợp với khả năng quản lý của chính quyền địa phương cấp xã. Trong thời gian tới để phát triển mạng lưới chợ trong huyện, huyện có thể tận dụng các khu đất kẹt trong quá trình xây dựng khu đô thị để xây dựng chợ phục vụ nhu cầu mua bán hết sức đa dạng của người dân. Theo điều tra thị trường thì huyện cần bố trí, xây dựng và mở rộng hệ thống chợ theo quy hoạch sau :
Xã Mễ Trì cần xây dựng thêm một chợ mới tại thôn Phú Đô.
Xã Mỹ Đình cần xây dựng thêm một khu Trung tâm thương mại tại khu chung cư Mỹ Đình.
Xã Xuân Phương cần xây dựng một trung tâm thương mại tại khu đô thị mới Xuân Phương 70 ha.
Xã Thượng Cát và xã Liên Mạc: Xây dựng chợ, xây dựng khu trung tâm thương mại dịch vụ.
Cùng với việc quy hoạch mạng lưới các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn huyện cần có kế hoạch bố trí việc làm cho các lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trong các chợ và trung tâm thương mại đó.
* Củng cố hoạt động dịch vụ tạo việc làm
Nguyên nhân thiếu thông tin về việc làm là một trong những nguyên nhân chủ yếu chỉ sau nguyên nhân về trình độ của người lao động làm cho tỷ lệ thất nghiệp của lao động mất đất thời điểm sau khi thu hồi đất lớn hơn rất nhiều so với thời điểm trước khi thu hồi đất. Hệ thống thông tin chưa đầy đủ, chưa thực sự trợ giúp được cho người lao động trong việc tìm việc làm.
Hiện nay trên địa bàn huyện Từ Liêm đã có những trung tâm giới thiệu việc làm. Nơi đây diễn ra các buổi diễn thuyết về các ngành nghề, cơ hội việc làm tại Trung tâm dạy nghề, Công ty bán hàng đa cấp Sinh Lợi... Tuy nhiên, trong thời gian qua, số lao động được tuyển dụng qua các đợt hội chợ việc làm này lại chủ yếu là lực lượng lao động trẻ tuổi. Một thực tế là đa số các lao động mất đất không biết thông tin về các đợt hội chợ này. Do vậy, trong thời gian tới để khắc phục tình trạng này, chính quyền địa phương cần có sự phối hợp với các Trung tâm giới thiệu việc làm để có thêm thông tin về thời gian và địa điểm tổ chức, đồng thời liên hệ với các địa phương khác để biết thêm thông tin về các đợt hội chợ việc làm tại các địa phương đó, sau đó tuyên truyền lại cho người lao động địa phương mình có thể qua đài, báo, áp phích, băng rôn… nhằm giúp cho người lao động, đặc biệt là những lao động mất đất có cơ hội đến các hội chợ tìm việc làm cho bản thân, hoặc ít ra là để tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng, từ đó có hướng đào tạo cho bản thân.
Ngoài ra một dịch vụ tạo việc làm khác cũng không kém phần quan trọng đó là các trung tâm giới thiệu việc làm. Các trung tâm này thường là của tư nhân được sự cấp phép và chịu sự quản lý của các cấp chính quyền. Do đó tìm việc làm qua các trung tâm giới thiệu việc làm dường như là một giải pháp hữu hiệu, đóng góp không nhỏ vào việc giảm thiểu đội quân thất nghiệp trong những vùng bị thu hồi đất nông nghiệp. Mục đích của hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm là phát
triển thị trường lao động, cung cấp những thông tin cơ bản nhất về cung cầu lao động trên thị trường, nó là trung gian tích cực giữa người lao động, người sử dụng lao động và các cơ sở dạy nghề. Do đó, việc nâng cao chất lượng các trung tâm giới thiệu việc làm là giải pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khắc phục sự trì trệ của thị trường, đấy nhanh quá trình di chuyển lao động. Trong thời gian tới huyện Từ Liêm cần giải quyết những vấn đề sau:
- Tuyên truyền phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức của người lao động, của các cơ sở đào tạo nghề, của doanh nghiệp về vai trò của các TTGTVL. Đồng thời Huyện và thành phố cũng nên có sự quan tâm, hỗ trợ các TTGTVL trên địa bàn như miễn thế, giảm thuế đối với những trung tâm mà giới thiệu việc làm cho nhiều lao động…
- Xây dựng website kết nối giữa các TTGTVL để tạo điều kiện tìm kiếm, trao đổi thông tin về lao động, việc làm, tiếp thu kinh nghiệm về giới thiệu việc làm.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các TTGTVL và các cơ sở dạy nghề, tạo điều kiện trao đổi thông tin về lao động.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ GTVL, kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan chủ quản của các TTGTVL để cùng quản lý hoạt động GTVL. Cần chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm của các TTGTVL.
* Xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một giải pháp có ý nghĩa trong việc giải quyết việc làm cho những lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp hiện chưa có việc làm, đây là một biện pháp để giảm sức ép việc làm ở địa phương. Trong thời gian tới để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ thì Huyện cần chú trọng giải quyết các vấn đề sau: