Nhóm biện pháp tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của trường trung học cơ sở Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 92)

môn Tiếng Anh

3.2.5.1. Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động dạy môn Tiếng Anh *Mục tiêu của biện pháp

86

Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của một quy trình quản lý và đồng thời cũng nhằm điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. Cách thức kiểm tra đánh giá quyết định phần lớn đến cách dạy của GV. Thông qua kiểm tra đánh giá nhà QL biết được đúng trình độ thực của người dạy. Tăng cường kiểm tra đánh giá vừa động viên khuyến khích GV vừa công bằng khách quan trong công tác quản lý nhà trường.

*Nội dung và cách thức tiến hành

Lãnh đạo nhà trường cần tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn; nâng cao nhận thức cho cán bộ GV về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra đánh giá; thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá chuyên môn, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của GV, đồng thời quán triệt việc tổ chức thực hiện cho toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường.

Kiểm tra trình độ nghiệp vụ, năng lực sư phạm thông qua việc dự giờ và phân tích sư phạm công khai.

Kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn, thực hiện ngày giờ công, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tham gia các hoạt động tập thể ngoại khóa ...

BGH nhà trường thành lập ban kiểm tra chuyên môn gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, GV cốt cán và đại diện các đoàn thể; quy đinh rõ trách nhiệm của từng thành viên trong ban kiểm tra.

Ban kiểm tra tiến hành kiểm tra theo kế hoạch thường kỳ hoặc đột xuất tất cả các hoạt động giảng dạy của GV. Đặc biệt tập trung vào việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV. Trên thực tế công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV là rất quan trọng trong công tác quản lý dạy học ở nhà trường. Công tác thanh tra việc thực hiện chưng trình giảng dạy thông qua dự giờ thăm lớp của

87

BGH qua khảo sát chỉ được đánh giá ở mức trung bình và yếu, quản lý hoạt động giảng dạy còn nặng về hành chính mà thiếu tính thực tế. Khi tổ chức kiểm tra cần thực hiện đúng quy định từ chuẩn bị dự giờ, quan sát giờ dạy đến phân tích sư phạm à rút kinh nghiệm cho GV. Qua đó CBQL nhà trường nắm được thông tin trực tiếp về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của GV. Đây sẽ là căn cứ để bố trí sử dụng GV một cách hợp lý.

Cách thức kiểm tra có thể báo trước hoặc chỉ cần báo cho GV về việc dự giờ trước khi vào tiết học. Cuối năm học Hiệu trưởng có thể tổ chức lấy ý kiến thăm dò từ HS về việc giảng dạy của GV.

Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm qua mỗi lần kiểm tra đánh giá; động viên khen thưởng đúng mức, khách quan những GV thực hiện tốt các yêu cầu về chuyên môn đồng thời chấn chỉnh ngay những thiếu sót, lệch lạc giúp GV khắc phục, sửa chữa.

Hồ sơ chuyên môn phải được lưu giữ cẩn thận, làm cơ sở so sánh đối chiếu đánh giá cho những lần kiểm tra sau.

BGH công khai đầy đủ các kết quả đánh giá, xếp loại sau mỗi đợt kiểm tra. Đây cũng căn cứ để bình xét thi đua và đánh giá phân loại GV.

*Điều điều kiện để thực hiện

CBQL và mỗi GV phải có nhận thức đúng đắn về mục đích của việc kiểm tra đánh giá. Mục đích cuối cùng là vì sự tiến bộ trong công tác giảng dạy của GV; cần tránh tư tưởng đối phó với việc kiểm tra của BGH và BGH cũng không được làm qua loa cho xong nhưng cũng tránh đến mức tối đa căng thẳng không cần thiết giữa người kiểm tra và người được kiểm tra.

Kế hoạch kiểm tra của Hiệu trưởng cần chi tiết, khoa học và công bằng. Thành viên của ban kiểm tra phải có năng lực phẩm chất tốt, phù hợp về trình độ chuyên môn.

3.2.5.2. Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động học môn Tiếng Anh *Mục tiêu của biện pháp

88

Quản lý hoạt động học tập của HS giúp CBQL nhà trường không chỉ đơn thuần là ghi nhận mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS trong quá trình học tập mà phải cùng GV có biện pháp đề xuất điều chỉnh, khắc phục tồn tại trong quá trình học tập của HS.

*Nội dung và cách thức tiến hành

BGH nhà trường chỉ đạo đội ngũ GVCN kết hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nề nếp học tập trên lớp theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng.

Tiến hành kiểm tra kết quả hai mặt giáo dục: Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm HS cuối kỳ, cuối năm; đặc biệt là kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS qua các bài kiểm tra chung toàn khối trong suốt cả năm học. Đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện các nhiệm vụ học tập của HS để tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và CBQL nhà trường giúp HS học tốt hơn.

Triển khai các đội trực thanh niên xung kích, cờ đỏ thường xuyên theo dõi chuyên cần, ý thức học tập trên lớp của HS.

Qua sổ theo dõi môn học Tiếng Anh của cán bộ lớp, sổ đầu bài GV môn Tiếng Anh và GVCN cập nhật thông tin về tinh thần và thái độ học tập của từng HS. Từ đó có những tác động uốn nắn kịp thời đối với những HS có biểu hiện lơ là trong học tập.

BGH chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch kiểm tra chung trong cùng khối lớp đổi mới từ khâu ra đề, coi kiểm tra và chấm bài kiểm tra như sau:

- Khâu ra đề đảm bảo nguyên tắc bí mật, khách quan thông qua việc yêu cầu tât cả các GV dạy cùng khối lớp cùng ra đề kiểm tra theo ma trận đã thống nhất có phản biện của GV cùng chuyên môn. Ban chuyên môn của nhà trường sẽ chọn đề kiểm tra ngẫu nhiên từ ngân hàng đề kiểm tra đã thành lập để tiến hành tổ chức kiểm tra chung toàn khối.

89

- Khâu coi kiểm tra phải được tiến hành thực sự nghiêm túc khách quan; Nhà trường bố trí giám thị coi kiểm tra không phải là GV Tiếng Anh và đã nắm vững nghiệp vụ coi kiểm tra; HS được sắp xếp phòng thi theo vần tên chữ cái A, B, C không làm bài kiểm tra theo đơn vị lớp học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khâu chấm trả bài cũng phải được quản lý thực hiện nghiêm túc, đáp án thang điểm phải được sử dung thống nhất để chấm bài. GV sau khi nhận lại kết quả của các lớp giảng dạy phải có thống kê, nhận xét trước khi trả bài cho HS.

*Điều điều kiện để thực hiện

Hiệu trưởng và GV bộ môn Tiếng Anh phải chuyển biến căn bản về tư duy đánh giá chất lượng GD, không chạy theo thành tích kể cả phải vượt qua những áp lực của những đối tượng có liên quan đến hoạt động của nhà trường.

GV môn Tiếng Anh và GVCN phải thực sự có trách nhiệm, tâm huyết với từng hoạt động học tập của HS.

Tổ trưởng tổ Tiếng Anh phải có kế hoạch giao cho GV thường xuyên bổ sung đề kiểm tra cho ngân hàng đề thi đảm bảo tính chính xác và cập nhật kiến thức.

3.2.6. Nhóm biện pháp đầu tư và quản lý sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị phương tiện trong dạy học Tiếng Anh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của trường trung học cơ sở Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 92)