Quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của trường trung học cơ sở Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27)

Ngôn ngữ, với tư cách là phương tiện giao tiếp của con người, là sự thống nhất chặt chẽ giữa ngôn ngữ (language) và lời nói (speech). Ngôn ngữ và lời nói là hai mặt của một hiện tượng, trong đó ngôn ngữ chỉ một hiện thực khách quan và có tính chung toàn xã hội; còn lời nói là sự vận dụng ngôn ngữ chung của mỗi cá nhân vào các tình huống giao tiếp cụ thể do đó nó mang tính chất cá thể. Ngôn ngữ và lời nói hợp thành một thể thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng.

Ngôn ngữ là một hệ thống gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và luôn mang tính chất tĩnh và ổn định; lời nói là sự kết hợp các nội dung ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp như nghe, nói, đọc, viết và mang tính chất động và biến đổi thường xuyên tùy theo từng tình huống giao tiếp cụ thể.

Ngôn ngữ và nền văn hóa của cộng đồng nói ngôn ngữ đó luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Ngôn ngữ vừa là phương tiện biểu đạt vừa là phương tiện tàng trữ những giá trị văn hóa của dân tộc sản sinh ra ngôn ngữ ấy. Điều này có nghĩa là dạy và học ngoại ngữ phải nhằm đạt hai mục đích: trang bị cho HS một công cụ giao tiếp mới đồng thời thông qua việc sử dụng công cụ giao tiếp đó HS tiếp thu những giá trị văn hóa của các dân tộc sử dụng ngôn ngữ đang học bao gồm những hiểu biết về đất nước, con người, phong tục, tập quán, khoa học, kĩ thuật….

Nói cách khác, dạy và học ngoại ngữ phải mang mục đích kép là vừa hình thành và phát triển một công cụ giao tiếp mới vừa thông qua đó để tiếp

21

thu những giá trị văn hóa của dân tộc có ngôn ngữ đang học. Trong hai mục đích đó thì mục đích thứ nhất vừa là mục đích dạy và học ngoại ngữ vừa là cách thức hay con đường nhằm đạt được mục đích lâu dài hơn là mục đích thứ hai. Điều này giúp cho quá trình dạy và HS động hơn, hấp dẫn hơn, dễ dàng hơn và do vậy kết quả dạy và học sẽ nhanh hơn và bền vững hơn.

Mục tiêu dạy học ngoại ngữ là người học có thể phát triển khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ được học. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ được chia làm 2 loại: kỹ năng thu nhận gồm kỹ nghe, đọc và kỹ năng tái tạo bao gồm kỹ năng nói, viết. Người dạy cần phải phân biệt yêu cầu của từng kỹ năng để có PP dạy thích hợp và người học có PP học tương ứng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của trường trung học cơ sở Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)