Phương pháp dạyhọc ngoại ngữ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của trường trung học cơ sở Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 29)

+ Đặc thù dạy học ngoại ngữ

Đặc thù dạy học ngoại ngữ ngoài việc chú ý đến phương pháp dạy học chúng ta phải tạo môi trường văn hóa của tiếng đó cộng với điều kiện hỗ trợ để phát triển 5 kỹ năng (nói, nghe, đọc, viết, tư duy bằng chính ngôn ngữ đó).

Ngày nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc dạy học ngoại ngữ đều theo đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp. Dạy học ngoại ngữ đáp ứng được những nhu cầu giao tiếp bằng ngoại ngữ qua hai kênh khẩu ngữ (nghe và nói) và bút ngữ (đọc và viết).

+ Phương pháp dạy học nghe hiểu

Có hai quan điểm về quá trình nghe hiểu: nghe từ dưới lên (nghĩa là, người nghe quan tâm đến thông điệp từ những đơn vị nhỏ nhất - âm đến đơn vị lớn nhất - văn bản) và quan điểm nghe hiểu từ trên xuống (nghĩa là, việc sử dụng kiến thức trong đầu hay là kiến thức không được nhập mã trực tiếp trong ngôn từ). Ngày nay cả hai quan điểm này đều được công nhận rộng rãi và phải được tích hợp lại và sử dụng trong giảng dạy thì mới có thể nâng cao khả năng và hiệu quả nghe của HS. Tuy nhiên, lúc nào sử dụng mô hình này nhiều hơn hay mô hình kia phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Đường hướng ngôn bản chính là nơi hai hình thức nghe từ dưới lên và nghe từ trên xuống gặp nhau và là nơi xử lí cùng một lúc thông tin nền, thông tin ngôn cảnh và thông tin ngôn ngữ cho phép quá trình nghe hiểu và giải thích xảy ra. Để kỹ năng nghe được dạy có hiệu quả, cần phải chia bài nghe làm ba giai đoạn: a) Giai đoạn trước khi nghe; b) Giai đoạn trong khi nghe; c) Giai đoạn sau khi nghe.

+ Phương pháp dạy học nói

Trong học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng, nói dường như là kĩ năng quan trọng nhất và khó phát triển nhất. Chính vì vậy mà các hoạt động phát triển khả năng tự diễn đạt của người học thông qua nói dường như là một thành phần quan trọng nhất trong việc học ngoại ngữ. Giống như kĩ

23

năng nghe, kĩ năng nói cũng được chia ra làm ba giai đoạn: a) Giai đoạn trước khi nói; b) Giai đoạn trong khi nói; c) Giai đoạn sau khi nói.

+ Phương pháp dạy học đọc

Giao tiếp không chỉ qua các kênh khẩu ngữ (nghe và nói) mà còn qua các kênh bút ngữ (đọc và viết) nữa.Trong học ngoại ngữ, đọc có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó cung cấp kiến thức về ngôn ngữ và xã hội cho các kĩ năng khác như viết, nói và nghe. Có nhiều kiểu đọc và các kiểu đọc này được phân chia dựa vào hai thông số chính: đọc theo phong cách và theo mục đích. Đọc theo phong cách bao gồm đọc to và đọc thầm. Đọc theo mục đích bao gồm đọc rộng, đọc sâu, đọc lướt, đọc quét.

Để đọc có hiệu quả, kĩ năng đọc hiểu được chia làm ba giai đoạn: a) Giai đoạn trước khi đọc; b) Giai đoạn trong khi đọc; c) Giai đoạn sau khi đọc.

+ Phương pháp dạy học viết

Viết là một kĩ năng vô cùng phức tạp. Trong khi viết, người viết phải có kiến thức và phải quan tâm đến nhiều nội dung như cú pháp (cấu trúc câu, danh giới câu, lựa chọn văn phong), ngữ pháp (thì, thể, thức, và thái của động từ, sự hòa hợp giữa chủ ngữ, và động từ, mạo từ, đại từ), nội dung bài viết (lấy ý, bắt đầu viết, viết nháp, viết lại …), độc giả (ai sẽ là người đọc bài viết) mục đích viết (viết để làm gì?), chọn từ ngữ, tổ chức bài viết, các khía cạnh cơ học. Có một số đường hướng dạy viết như: viết từ kiểm soát đến tự do, viết tự do, viết theo mẫu đoạn văn, viết theo tổ chức ngữ pháp, cú pháp, viết theo đường hướng giao tiếp, viết theo quá trình.

Phương pháp thực hành dạy viết Tiếng Anh là sự kết hợp của nhiều đường hướng trong đó có đường hướng viết giao tiếp và đường hướng viết theo quá trình được xem là chủ đạo. Đường hướng này được dựa trên bốn điểm quan trọng như: tại sao lại viết; người ta viết để giao tiếp với độc giả; người ta viết để hoàn thành những mục đích cụ thể; viết là một quá trình phức tạp. Với quan điểm này, viết được xem như là một hành động giao tiếp.

24

+ Phương pháp dạy học tư duy bằng chính ngôn ngữ được học:

Đây là phương pháp mới đòi hỏi người dạy phải biết cách hướng cho học sinh tư duy bằng chính ngôn ngữ đang học, hay nói đúng hơn là tư duy trực tiếp không cần phải thông qua ngôn ngữ mẹ đẻ. Sử dụng tốt phương pháp giao tiếp (khác phương pháp ngữ pháp-dịch) để rèn bốn kỹ năng nói, nghe, đọc, viết tốt sẽ phát triển kỹ năng tư duy trực tiếp bằng chính ngôn ngữ đang dạy học.

1.5. Vị trí, vai trò của môn Tiếng Anh trong nhà trƣờng THCS

Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập với khu vực và quốc tế. Trong những điều kiện cần thiết để hội nhập phát triển thì ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết, là công cụ, phương tiện đắc lực và hữu hiệu. Biết ngoại ngữ có thể giúp được chúng ta học hỏi kinh nghiệm hay của các nước đi trước, rút ngắn quãng đường tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến, tránh lặp lại nhưng bước đi không cần thiết trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác cũng tạo ra cơ hội cho từng người dân có thể lựa chọn, tìm kiếm việc làm trong nước và ngoài nước, giúp con người phát triển những giá trị nhân văn, giá trị văn hóa,... đặc biệt là tạo cơ hội cho thế hệ trẻ của nước ta có thể theo học, nghiên cứu mở mang kiến thức ở bất cứ nơi đâu hứa hện tương lai tốt đẹp cho cá nhân và những cống hiến thực sự cho đất nước. Để hòa nhập vào sự phát triển chung của xã hội, tìm cho mình một chỗ đứng thực sự trong xã hội ngày nay, chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến việc dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường.

Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách của thực tiễn, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân nước ta nhằm phục vụ tích cực hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngày 11/5/2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra thông tư số 3668/VP về "Kế hoạch triển khai nghị quyết số 40/2000 - QH 10 của Quốc hội khóa X về

25

đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”, và giao cho Viện Khoa học giáo dục (Nay là Viện chiến lược và Chương trình giáo dục) chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ dự thảo đề án “Giảng dạy học tập ngoại ngữ trong trường phổ thông”. Ngày 30 tháng 9/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 1400/QĐ - TTg phê duyệt “Đề án giảng dạy, học tập ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020”.

Ngoại ngữ được qui định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Ở trường THCS thì ngoại ngữ là môn học bắt buộc. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường phải đảm bảo để người học được học liên tục và có hiệu quả, hoạt động dạy và học ngoại ngữ là một hoạt động phức tạp, người học cần phải tái tạo lại một ngôn ngữ cụ thể. Trình độ văn hóa bao gồm trình độ học vấn bộ môn và năng lực tư duy. Bộ môn ngoại ngữ có mục đích nâng cao hiểu biết của người học trong hai lĩnh vực chủ yếu là ngôn ngữ học và đất nước học đồng thời góp phần nâng cao năng lực tư duy của họ.

Sau khi hoàn thành chương trình học lớp 9, học sinh phải sử dụng được tiếng Anh thể hiện qua việc đọc hiểu các tài liệu như sách, báo phù hợp với trình độ được học, có khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài trong các tình huống hàng ngày góp phần hỗ trợ cho việc học tập các môn học khác, phát triển trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên THPT hoặc đi vào cuộc sống lao động.

1.6. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trƣờng THCS

1.6.1. Bối cảnh chung

Trong thời đại hội nhập ngày nay, ngoại ngữ và tin học là phương tiện hữu hiệu để chúng ta giao tiếp với các quốc gia khác, để chúng ta hiểu biết họ, tiếp thu những nền khoa học kỹ thuật tiến bộ, cảm thụ cái hay trong văn hóa của họ, từ đó chúng ta có thể học hỏi, hợp tác với thế giới trong mọi lĩnh vực.

26

Xuất phát từ chủ trương sẵn sàng hội nhập, theo "Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020” mục tiêu chung của dạy và học ngoại ngữ là: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu cụ thể của cấp học phổ thông: “Triển khai thực hiện chương trình giáo dục 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 môn ngoại ngữ bắt buộc ở các cấp học phổ thông. Từ năm 2010 – 2011 triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% số lượng học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015 – 2016; đạt 100% vào năm 2018 – 2019;”

Tóm lại, trong thời đại ngày nay nếu không biết ngoại ngữ thì đồng nghĩa với tụt hậu. Chính vì vậy việc dạy học môn Tiếng Anh trở nên thuận lợi trong sự quan tâm của xã hội nhưng mặt khác nó cũng đòi hỏi trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên ngày càng phải nâng cao để đáp ứng được nhu cầu của người học.

1.6.2. Người dạy

Đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THCS là những người đã được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ đạt trình độ cao đẳng, cử nhân. Họ được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm, được cung cấp những tri thức tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học dạy học phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn. Trong

27

quá trình giảng dạy, giáo viên mang chức năng chỉ đạo, hướng dẫn học sinh. Chất lượng giảng dạy của GV quyết định chất lượng các giờ lên lớp.

1.6.3. Người học

Học sinh THCS ở lứa tuổi từ 11 đến 14, các em học chương trình lớp 6 đến lớp 9. Ở lứa tuổi này các em đang trưởng thành về thể lực cũng như về tâm sinh lý. Vì thế có thể nhận thấy từ khi các em vào lớp 6 cho đến lớp 9 cơ thể các em đang trưởng thành và dần hoàn thiện, phát triển chiều cao, cân nặng, sức vóc tăng dần. Về tâm sinh lý cũng chuyển sang những nét tâm sinh lý của người lớn. Các em ý thức được bản thân nhiều hơn, có nhu cầu tự khẳng định cá nhân ngày càng cao. Hoạt động học tập của các em dần được nâng cao cả về lượng kiến thức và phương pháp học tập. Ở cấp THCS đòi hỏi các em phải có tính tự giác, độc lập cao trong học tập thì mới đáp ứng được yêu cầu về kiến thức của cấp học.

1.6.4. Sự quan tâm và tổ chức quản lý của nhà trường đối với bộ môn Tiếng Anh

1.6.4.1. Sự quan tâm của nhà trường

Nhà trường phải luôn quan tâm và giáo dục cho giáo viên và học sinh nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong bối cảnh xã hội hiện nay. Sự quan tâm của nhà trường nên thể hiện ở một số mặt cụ thể sau:

Giáo viên Tiếng Anh được biên chế vào một tổ là tổ ngoại ngữ và Nhà trường phân công một phó Hiệu trưởng phụ trách tổ ngoại ngữ.

Nhà trường cung cấp đủ sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn, sách tham khảo cho giáo viên và học sinh học Tiếng Anh cũng như bổ sung thường xuyên các đầu sách mới cho thư viện nhà trường.

Nhà trường tạo điều kiện đến mức tối đa thiết bị và phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy và học Tiếng Anh.

Các giáo viên Tiếng Anh được tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Bộ giáo dục, Sở giáo dục tổ chức. Nhà trường động viên tạo điều kiện cho giáo viên Tiếng Anh tiếp tục học trên chuẩn.

28

Nhà trường chỉ đạo và yêu cầu tổ ngoại ngữ tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội thảo, các câu lạc bộ phù hợp với đặc trưng môn Tiếng Anh.

1.6.4.2. Tổ chức quản lý của nhà trường đối với bộ môn Tiếng Anh

Cùng với các bộ môn khác trong nhà trường THCS, bộ môn Tiếng Anh được tổ chức quản lý như sau:

Bộ môn Tiếng Anh được giảng dạy theo các đơn vị kiến thức trong phân phối chương trình của Sở Giáo dục & Đào tạo. Giáo viên Tiếng Anh phải chịu sự giám sát chuyên môn của nhà trường thông qua tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Tùy theo quy mô nhà trường mà số lượng giáo viên tổ tiếng Anh được biên chế từ 2 đến 5 giáo viên với số tiết dạy tối đa là 19 tiết/ tuần / GV. Trình độ giáo viên Tiếng Anh đều phải đạt chuẩn từ cao đẳng, cử nhân trở lên. Ngoài những quy định về chuyên môn, các giáo viên Tiếng Anh đều phải chấp hành các điều lệ, quy định khác của ngành giáo dục, của nhà trường.

Tiểu kết chƣơng 1

Nội dung của chương 1 đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý, hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học nói chung và bộ môn Tiếng Anh nói riêng. Trong chương này tác giả đã đề cập đến Mục tiêu, Nội dung, Phương pháp, Kiểm tra đánh giá đối với bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS, cơ cở lý luận về quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh gồm quản lý hoạt động dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học của học sinh, quản lý điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học Tiếng Anh, đặc trưng của hoạt động dạy học ngoại ngữ - dạy học môn Tiếng Anh trong trường THCS. Thông qua những cơ sở lý luận đã đề cập đến tác giả có cơ sở phân tích, nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc ở chương 2 và đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh của trường THCS Tân Lập trong giai đoạn hiện nay ở chương 3.

29

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH CỦA TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN LẬP

HUYỆN SÔNG LÔ TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Đặc điểm vị trí địa lý, dân số, kinh tế, xã hội xã Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc

Tân Lập là xã niềm núi, nằm ở phía Đông huyện Sông Lô giáp ranh với các xã Nhạo Sơn, Như thụy, Vân trục, thị trấn Xuân Hòa. Tân Lập có diện tích tự nhiên 723,21 ha, đồng ruộng sen lẫn đồi gò, dân số: 5.486 nhân khẩu và 1.239 hộ phân bố không đề theo 08 thôn. Tân Lập là một xã miền núi nên phần đa dân số làm sản xuất nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi, trồng trọt chỉ một số ít làm kinh tế dịch vụ.

Xã Tân Lập có ba trường đóng trên địa bàn trường Mầm non Tân Lập, trường Tiểu học Tân Lập và trường THCS Tân Lập, là 1 trong 05 xã của huyện Sông Lô có cả ba trường đều đã đạt trường chuẩn quốc gia. Trong những năm qua kinh tế - văn hoá, xã hội xã Tân Lập không ngừng phát triển, đời sống nhân dân trong xã được cải thiện đó là kết quả của sự nỗ lực, đoàn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của trường trung học cơ sở Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 29)