Sự quan tâm và tổ chức quản lý của nhà trường đối với bộ môn Tiếng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của trường trung học cơ sở Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 34)

1.6.4.1. Sự quan tâm của nhà trường

Nhà trường phải luôn quan tâm và giáo dục cho giáo viên và học sinh nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong bối cảnh xã hội hiện nay. Sự quan tâm của nhà trường nên thể hiện ở một số mặt cụ thể sau:

Giáo viên Tiếng Anh được biên chế vào một tổ là tổ ngoại ngữ và Nhà trường phân công một phó Hiệu trưởng phụ trách tổ ngoại ngữ.

Nhà trường cung cấp đủ sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn, sách tham khảo cho giáo viên và học sinh học Tiếng Anh cũng như bổ sung thường xuyên các đầu sách mới cho thư viện nhà trường.

Nhà trường tạo điều kiện đến mức tối đa thiết bị và phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy và học Tiếng Anh.

Các giáo viên Tiếng Anh được tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Bộ giáo dục, Sở giáo dục tổ chức. Nhà trường động viên tạo điều kiện cho giáo viên Tiếng Anh tiếp tục học trên chuẩn.

28

Nhà trường chỉ đạo và yêu cầu tổ ngoại ngữ tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội thảo, các câu lạc bộ phù hợp với đặc trưng môn Tiếng Anh.

1.6.4.2. Tổ chức quản lý của nhà trường đối với bộ môn Tiếng Anh

Cùng với các bộ môn khác trong nhà trường THCS, bộ môn Tiếng Anh được tổ chức quản lý như sau:

Bộ môn Tiếng Anh được giảng dạy theo các đơn vị kiến thức trong phân phối chương trình của Sở Giáo dục & Đào tạo. Giáo viên Tiếng Anh phải chịu sự giám sát chuyên môn của nhà trường thông qua tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Tùy theo quy mô nhà trường mà số lượng giáo viên tổ tiếng Anh được biên chế từ 2 đến 5 giáo viên với số tiết dạy tối đa là 19 tiết/ tuần / GV. Trình độ giáo viên Tiếng Anh đều phải đạt chuẩn từ cao đẳng, cử nhân trở lên. Ngoài những quy định về chuyên môn, các giáo viên Tiếng Anh đều phải chấp hành các điều lệ, quy định khác của ngành giáo dục, của nhà trường.

Tiểu kết chƣơng 1

Nội dung của chương 1 đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý, hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học nói chung và bộ môn Tiếng Anh nói riêng. Trong chương này tác giả đã đề cập đến Mục tiêu, Nội dung, Phương pháp, Kiểm tra đánh giá đối với bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS, cơ cở lý luận về quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh gồm quản lý hoạt động dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học của học sinh, quản lý điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học Tiếng Anh, đặc trưng của hoạt động dạy học ngoại ngữ - dạy học môn Tiếng Anh trong trường THCS. Thông qua những cơ sở lý luận đã đề cập đến tác giả có cơ sở phân tích, nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc ở chương 2 và đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh của trường THCS Tân Lập trong giai đoạn hiện nay ở chương 3.

29

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH CỦA TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN LẬP

HUYỆN SÔNG LÔ TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Đặc điểm vị trí địa lý, dân số, kinh tế, xã hội xã Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc

Tân Lập là xã niềm núi, nằm ở phía Đông huyện Sông Lô giáp ranh với các xã Nhạo Sơn, Như thụy, Vân trục, thị trấn Xuân Hòa. Tân Lập có diện tích tự nhiên 723,21 ha, đồng ruộng sen lẫn đồi gò, dân số: 5.486 nhân khẩu và 1.239 hộ phân bố không đề theo 08 thôn. Tân Lập là một xã miền núi nên phần đa dân số làm sản xuất nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi, trồng trọt chỉ một số ít làm kinh tế dịch vụ.

Xã Tân Lập có ba trường đóng trên địa bàn trường Mầm non Tân Lập, trường Tiểu học Tân Lập và trường THCS Tân Lập, là 1 trong 05 xã của huyện Sông Lô có cả ba trường đều đã đạt trường chuẩn quốc gia. Trong những năm qua kinh tế - văn hoá, xã hội xã Tân Lập không ngừng phát triển, đời sống nhân dân trong xã được cải thiện đó là kết quả của sự nỗ lực, đoàn kết, thống nhất, phấn đấu vươn lên của Đảng bộ và nhân dân trong xã; đó là sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ, Chính quyền trong xã.

2.2. Thực trạng giáo dục của trƣờng THCS Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Lịch sử nhà trường

Trường THCS Tân Lập cách thị trấn trung tâm huyện Sông Lô khoảng 3 Km về phía Đông trên địa bàn xã Tân Lập. Trường được thành lập từ năm 1962 lấy tên là trường cấp 1, 2 Tân Lập. Sau năm 1986 trường tách ra thành trường THCS Tân Lập. Từ khi thành lập tới nay đã bao thế hệ học sinh học tập và trưởng thành, tham gia vào các lĩnh vực trong xã hội cùng xây dựng quê hương đất nước.

30

Về cơ sở vật chất, cho đến nay nhà trường đã xây dựng được 3 khu nhà 2 tầng để phục vụ dạy và học, có khu hiệu bộ riêng. Trải qua rất nhiều khó khăn nhưng nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành; đã, đang và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy trong nhân dân.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức của nhà trường

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: Tổng số là 27; trong đó: BGH có 2, giáo viên là 21 và nhân viên là 4.

Trình độ chuyên môn: Trình độ Đại học có 15 đồng chí; Trình độ Cao đẳng, 10 đồng chí, trung cấp có 02 đồng chí.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: CSVC đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Đã có khu nhà hiệu bộ riêng với việc bố trí các phòng chức năng làm việc hợp lý, các phòng này đều được kết nối mạng nội bộ và Internet. Khu phòng học đủ điều kiện để 10 lớp học chính khóa và phụ đạo. Có phòng học bộ môn Lý, Hóa, Sinh, Tin hoc theo đúng qui chuẩn của cấp THCS. Tuy nhiên xét riêng về cơ sở vật chất phục vụ cho bộ môn ngoại ngữ thì nhà trường chỉ có 01 máy cassette và một số tranh ảnh; chưa có phòng dạy Tiếng riêng nên khi dạy một số kỹ năng môn Tiếng Anh còn rất hạn chế về chất lượng giảng dạy.

2.2.3. Chất lượng giáo dục toàn diện

Bảng 2.1: Chất lượng giáo dục toàn diện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính theo tỷ lệ %

Năm học Xếp loại Học lực Xếp loại Hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu

2010 – 2011 0.7 21.4 62.3 14.7 0.9 60.2 30.4 6.4 3.0 2011 – 2012 0.8 22.9 62.6 14.1 1.5 59.8 33.2 7.1 1.9 2012 – 2013 1.6 27.9 63.0 8.3 0.9 62.3 28.6 5.2 0.9

31

Nhận xét: Sĩ số HS nhà trường trong 3 năm trở lại đây trung bình 350 HS.Về xếp loại học lực như đã thể hiện trong bảng 2.1 thì số học sinh giỏi là rất ít, nguyên nhân cơ bản chủ điều này điểm tuyển đầu vào thấp. Số HS xếp loại học lực yếu kém còn hơn 10% mỗi năm học. Đa số HS cùng với việc học yếu thì là thiếu ý thức rèn luyện và học tập. Học kém thì khó tiếp thu bài trên lớp nên dễ dẫn đến quậy phá và vi phạm nội quy nhà trường. Tỉ lệ HS xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu tuy đã có giảm trong 2 năm trở lại đây nhưng vẫn còn là bài toán đặt ra cho nhà trường trong việc giáo dục toàn diện HS.

2.2.4. Đặc điểm học sinh

Đối tượng giáo dục và đào tạo của nhà trường đều là HS đã tốt nghiệp ở trường Tiểu học Tân Lập trong xã. Môi trường xã hội nông thôn tương đối thuần nhất, nhịp sống khẩn trương, náo nhiệt của nền kinh tế thị trường chưa thâm nhập sâu và tác động đến nhà trường. Đa số các em đều ngoan, chăm học, động cơ học tập nghiêm túc. Cùng với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi từ 11 đến 14 nên các em rất ham học hỏi cái mới, nhiệt tình học tập. Điều này rất thuận lợi cho việc học tập các môn nói chung cũng như môn Tiếng Anh nói riêng.

Tuy nhiên cũng phải kể đến một số khó khăn khi giáo dục học sinh. Số HS tham gia học tập tại trường phân bố rộng khắp trong xã do đặc thù là xã miền núi nên có HS cách trường hơn 3 Km đời sống kinh tế khó khăn. Các em phần đa chưa được học đủ chương trình môn Tiếng Anh cấp Tiểu học. Điều này gây khó khăn cho việc học tập.

Hơn nữa sự phân hóa trong trình độ HS cũng gây không ít cản trở cho GV trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh, một phần cũng là do HS nông thôn thì việc tiếp cận với ngoại ngữ và tin học luôn hạn chế hơn so với HS ở thành thị do điều kiện sống chưa cao cũng như môi trường văn hóa gia đình, xã hội chưa cho các em thấy được tầm quan trọng của việc biết Tiếng Anh. Việc huy động cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục còn nhiều hạn chế.

32

Một bộ phận cha mẹ HS còn ỷ lại, khoán trắng cho nhà trường, chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em. Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn bất cập so với yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

2.3. Thực trạng về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trƣờng THCS Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc

Để hiểu được thực trạng hoạt động dạy và học môn Tiếng Anh của trường THCS Tân Lập, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát, tổng hợp về các hoạt động dạy và học Tiếng Anh của trường Tân Lập. Sau đây là kết quả thực trạng của từng vấn đề:

2.3.1. Thực trạng hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh của giáo viên

2.3.1.1. Đội ngũ GV Tiếng Anh

Bộ môn Tiếng Anh của nhà trường hiện nay gồm có 03 GV đề trong độ tuổi từ 35- 40. 100% đạt trình độ cử nhân Tiếng Anh, chưa có GV đạt trình độ thạc sĩ. Trong số 03 GV Tiếng Anh của trường, có 01 GV giỏi cấp huyện,

Đội ngũ giáo viên môn Tiếng Anh đều là những GV nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, ham học hỏi những kiến thức và phương pháp giảng dạy mới; gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển; chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận một số hạn chế. Trình độ GV Tiếng Anh của trường THCS Tân Lập không đồng đều, một số người tốt nghiệp hệ không chính quy, một số tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo thường không được cho là có chất lượng cao, GV chưa quen với dạy Tiếng Anh hiện đại, Trình độ tiếng (lý thuyết) và kỹ năng thực hành thấp, it cơ hội để giao tiếp tiêng Anh với người nước ngoài, không có động cơ giao tiếp bằng Tiếng Anh ở trường và ít có điều kiện để cập nhật với những phát triển mới trong dạy và học ngoại ngữ.

33

Một đội ngũ GV giảng dạy tốt không chỉ có đủ bằng cấp mà phải là những người giảng dạy có hiệu quả. Việc sử dụng công nghệ tin học trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh theo PP dạy học tích cực là rất cần thiết. Đa số các GV Tiếng Anh đều nhận thức rõ vấn đề này nhưng không phải ai cũng có khả năng sử dụng tin học vào giảng dạy. Có thể nói hiện nay vẫn còn một số GV Tiếng Anh chưa nắm vững kỹ năng chuẩn bị bài, kỹ năng đứng lớp, kỹ năng thiết kế các hoạt động giảng dạy. Số GV trẻ kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều vì thế nghiệp vụ sư phạm của họ chưa dành dược sự đánh giá cao từ phía HS cũng như từ phía các GV. Phương pháp chủ đạo vẫn là lấy người dạy làm trung tâm, phi giao tiếp, nặng về dịch và giảng giải.

Trong các thành phần ngôn ngữ: ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng thì ngữ pháp được chú trọng nhiều nhất vì kiểm tra và thi có tác dụng định hướng cho dạy và học. Có thể nói rằng những gì HS học đều hướng tới kiểm tra và thi. Hậu quả là, GV chỉ tập trung dạy những gì thường được đem ra kiểm tra còn những nội dung khác, do không bao giờ được đưa vào bài kiểm tra, đều bị cả thầy và trò lãng quên.

Để khảo sát hiện trạng các hoạt động giảng dạy của giáo viên tác giả đã tiến hành xin ý kiến của 100 HS trường THCS Tân Lập. Kết quả thể hiện ở bảng 2.2 sau đây.

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực trạng các hoạt động giảng dạy của GV

TT

Nội dung hoạt động

Đánh giá mức độ thực hiện (%) Thƣờng

xuyên

Đôi khi Không bao giờ

1 Chuẩn bị bài soạn kỹ trước lên lớp 78 18 4

2 Cập nhật mở rộng bài giảng với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhưng kiến thức mới 45 35 20

3 Sử dụng phương tiện dạy học tích

cực 25 55 20

4 Thay đổi phương pháp giảng dạy

34

5 Trao đổi với HS về phương pháp

học tập 15 65 20

6 Yêu cầu và hướng dẫn HS chuẩn

bị bài ở nhà 72 18 10

7 Kiểm tra việc tự học của HS 65 25 15

8

Lấy ý kiến phản hồi của HS sau khi kết thúc môn học, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phương pháp dạy học

35 45 20

9

Chú ý tìm hiểu những khó khăn HS gặp phải trong quá trình học

tập 15 25 60

10

Thực hiên kiểm tra, thi nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả học

tập của HS 80 15 5

Nhận xét: Việc chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp quyết định rất nhiều đến chất lượng giờ dạy. Đa số GV đã làm tốt nhiệm vụ này nhưng cũng còn có số ít GV chủ quan, chưa chú trọng khâu chuẩn bị bài lên lớp. Thêm vào đó chưa có nhiều sự đầu tư vào chuyên môn nên có đến gần 55% số GV không thường xuyên hoặc chưa cập nhật thông tin mở rộng bài giảng cho HS. Ngoài ra phần lớn GV mới chỉ đơn thuần lo hoàn thành việc truyền đạt kiến thức mà chưa quan tâm nhiều việc làm thế nào cho HS cảm thấy hứng thú học tập, chỉ có 15% GV thường xuyên trao đổi trong khi có tới 20% ý kiến HS cho rằng GV không bao giờ trao đổi với HS về phương pháp học tập hiệu quả. Việc sử dụng phương tiện dạy học tích cực còn có tới 20% GV không bao giờ sử dụng. Điều này chứng tỏ sự trì trệ, tâm lý ngại khó sợ mất thời gian khi chuẩn bị lên lớp của GV. Cũng qua bảng khảo sát cho thấy GV đã chú ý yêu cầu HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhưng việc kiểm tra thì còn chưa triệt để do đó đôi khi không tạo được hứng thú cho những HS chăm chỉ, nghiêm túc làm bài mặt khác có thể dẫn tới việc chuẩn bị bài theo kiểu đối phó như chép hoặc tham khảo sách giải của những HS chưa có ý thức tự học.

35

Việc lấy ý kiến phản hồi của HS sau khi kết thúc môn học và tìm hiểu những khó khăn HS gặp phải trong quá trình học tập chỉ có rất ít GV thực hiện. Có đến 20% GV không bao giờ lấy ý kiến phản hồi của HS, chỉ có 15% GV thường xuyên lấy ý kiến và 25% GV quan tâm đến những khó khăn của HS trong quá trình học môn Tiếng Anh. Với thực tế này GV sẽ hầu như không hiểu được HS và không giúp đỡ được HS tháo gỡ khó khăn trong học tập. Đây là hạn chế rất lớn trong việc GV tự điều chỉnh mình trong quá trình giảng dạy.

Đa số GV đều nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, thi

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của trường trung học cơ sở Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 34)