Tình hình giáo dục THCS huyện Hƣng Hà

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.Tình hình giáo dục THCS huyện Hƣng Hà

2.3.1. Hệ thống trường lớp và quy mô học sinh

2.3.1.1. Hệ thống trường lớp: Toàn huyện có 34 trường THCS, trong đó có 33 trường ở 33 xã, thị trấn và 1 trường THCS chất lượng cao tại huyện (trường THCS Lê Danh Phương). Trường hạng 1: 0, trường hạng 2: 02, trường hạng 3: 32 trường.

2.3.1.2. Quy mô học sinh: Trong 5 năm qua, quy mô học sinh THCS có xu hướng giảm, phù hợp với tỷ lệ sinh giảm. Năm 2006 số học sinh THCS là 16113 HS/437 lớp, đến năm 2011 có 13.497 HS/ 401 lớp .

Bảng 2.2. Quy mô học sinh THCS huyện Hƣng Hà từ năm 2006 đến 2011

Năm học Số trường Số lớp Số HS Bình quân

HS/lớp 2006-2007 33 437 16113 36,9 2007-2008 33 424 15063 35,5 2008-2009 33 403 14065 34,9 2009-2010 34 397 13638 34,4 2010-2011 34 401 13497 33,7

Biểu đồ 2.2. Quy mô học sinh THCS huyện Hƣng Hà các năm 2006-2011 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 Số lớp Số học sinh 2.3.2. Phổ cập giáo dục

Đến tháng 12/2001 huyện Hưng Hà được Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS tăng nhanh, từ 80,5% năm 2001 lên 98,7% năm 2011.

2.3.3. Chất lượng giáo dục

Trong thời gian qua, ngành GD huyện Hưng Hà đã tích cực chỉ đạo để củng cố và nâng cao chất lượng GD nói chung và giáo dục THCS nói riêng. Kết quả hạnh kiểm và văn hoá được nâng cao, đi vào thực chất. Năm học 2010-2011, ngành GD Hưng Hà cùng với cả nước tiếp tục thực hiện cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Kết quả là: chất lượng đã đi vào thực chất hơn, khách quan hơn.

Chất lượng của học sinh THCS trong giai đoạn 2006-2011 thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS THCS huyện Hƣng Hà Năm học Tổng số HS Tốt Khá Trung bình Yêú SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 2006-2007 16113 10940 67.9 4012 24.9 1063 6.6 98 0.6 2007-2008 15063 10387 69.0 3776 25.1 836 5.5 64 0.4 2008-2009 14065 10014 71.2 3277 23.3 717 5.1 57 0.4 2009-2010 13638 9983 73.2 3082 22.6 532 3.9 41 0.3 2010-2011 13497 10136 75.1 2809 20.8 513 3.8 39 0.3

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà)

Bảng 2.4. Kết quả xếp loại học lực của HS THCS huyện Hƣng Hà

Năm học Tổng số HS

Giỏi Khá Trung bình Yêú, kém

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 2006-2007 16113 1676 10.4 6413 39.8 6365 39.5 1659 10.3 2007-2008 15063 1770 11.7 5914 39.3 6040 40.1 1339 8.9 2008-2009 14065 1730 12.3 5794 41.2 5396 38.4 1145 8.1 2009-2010 13638 1759 12.9 6055 44.4 5005 36.7 819 6.0 2010-2011 13497 1881 13.9 6094 45.2 4750 35.2 772 5.7

Bảng 2.5. Kết quả học sinh giỏi THCS huyện Hƣng Hà

Năm học Cấp tỉnh Cấp huyện

Tổng số Tổng số Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải KK

2006-2007 41 1804 147 325 827 505

2007-2008 41 2020 217 513 929 361

2008-2009 59 1576 101 398 605 472

2009-2010 49 1877 89 454 671 663

2010-2011 61 1644 153 308 528 655

((Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà)

Về giáo dục đạo đức: Bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ hạnh kiểm tốt ngày một tăng, tỷ lệ hạnh kiểm yếu đã giảm. Các trường đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh giáo dục đạo đức HS. Việc phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả. Các trường thường xuyên giáo dục động cơ, thái độ học tập đúng đắn, khích lệ ý thức vươn lên của HS, thông qua nội dung các môn học, những buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giờ chào cờ đầu tuần. Các trường đều xây dựng nội quy, quy chế cụ thể cho HS thực hiện theo nhiệm vụ điều lệ nhà trường. Các phong trào thi đua học tốt, rèn luyện tốt thường xuyên tổ chức và đã góp phần nâng cao ý thức học tập của HS. Đa số HS chăm ngoan, có ý thức học tập tu dưỡng rèn luyện và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ. Do làm tốt công tác giáo dục pháp luật nên học sinh đã hiểu được những kiến thức cơ bản về pháp luật từ đó có ý thức tự giác chấp hành quy định của nhà trường, xã hội. Chương trình GD an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội được thực hiện có hiệu quả. Những năm gần đây trong các trường THCS của Huyện không có HS mắc vào tệ nạn xã hội.

Hạn chế: Vẫn còn một bộ phận HS chưa ngoan, ý thức chấp hành nội quy trường học chưa tốt, hiện tượng HS giải quyết các mâu thuẫn bằng bạo

lực có xu hướng tăng (đặc biệt số vụ HS nữ trực tiếp hay gián tiếp đánh nhau có xu hướng tăng), sự tôn kính đối với thầy cô giáo bị giảm sút. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém có nhiều. Song có thể chỉ ra một số nguyên nhân chính là: trước sự thay đổi của KT-XH, việc GD giá trị, GD kỹ năng sống cho HS trong các trường chưa được coi trọng đúng mức; sự tiếp cận phương pháp GD tiến bộ của gia đình đối với con em còn chậm; sự phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong việc giúp đỡ, xử lý, giải quyết các mâu thuẫn của HS chưa kịp thời; sự tác động của Internet với các Game Oline hành động, cũng đã ảnh hưởng tiêu cực tới việc GD đạo đức HS.

Về chất lượng văn hoá, chất lượng HS giỏi đều tăng lên qua các năm. Tỷ lệ xếp loại học lực khá, giỏi tăng; tỷ lệ xếp loại học lực yếu kém đã giảm. Năm học 2010-2011, thành tích các đội tuyển HS giỏi cấp tỉnh của Hưng Hà đạt cao nhất từ trước đến nay: có 61 em đạt giải (chiếm 76,3%), trong đó có 8/8 môn đạt giải đồng đội: môn Sinh học đạt giải nhất; bốn đội tuyển: Toán, Lý, Ngữ văn, Địa đạt giải nhì; các môn Hoá, tiếng Anh, Sử đạt giải khuyến khích. Xếp loại toàn đoàn đứng thứ 3/8 huyện, thành phố.

Hạn chế: Tỷ lệ HS xếp loại học lực yếu, kém còn cao so với trung bình toàn tỉnh. Chất lượng HS giỏi của Huyện chưa ổn định, số HS đạt giải cao trong các kỳ thi HS giỏi các cấp chưa nhiều; việc ra đề thi HS giỏi cấp huyện nhiều môn chưa sát với yêu cầu thực tế; công tác tổ chức coi, chấm, quản lý việc ra đề đôi khi chưa thực sự khách quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS huyện Hƣng Hà

Bảng 2.6. Sự phát triển số lƣợng GV THCS Huyện Hƣng Hà Năm học Số lớp Tổng số GV hiện có Tổng số GV cần có theo định biên (1,9 GV/lớp+ TPT+ CBQL) Số GV thiếu (- )/thừa (+) CBQL GV Tỉ lệ GV/lớp CBQL TPT GV TS 2006- 2007 437 70 708 1,62 66 33 830 929 -151 2007- 2008 424 70 703 1,65 66 33 806 905 -132 2008- 2009 403 70 764 1,89 66 33 766 865 -31 2009- 2010 397 71 745 1,87 68 34 754 856 -40 2010- 2011 401 71 909 2,26 68 34 762 864 +116

(Nguồn: phòng GD&ĐT Hưng Hà)

Biểu đồ 2.3. Sự phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hƣng Hà từ 2006 -2011

778 773 834 816 980 0 200 400 600 800 1000 1200 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011

2.4.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS

2.4.2.1. Cơ cấu theo bộ môn: Cơ cấu GV theo môn từng bước được đồng bộ hoá, đặc biệt đội ngũ GV các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, GDCD, Công nghệ, Tin học, cũng được bổ sung nhiều so với trước đây.

Bảng 2.7. Biến đổi cơ cấu giáo viên THCS huyện Hƣng Hà

Năm học Số lớp Tổng số GV (gồm cả CBQL) Chia ra GV KHTN GV KHXH GV NN GV AN; MT 2006 - 2007 437 779 352 332 74 21 2007- 2008 424 773 357 321 73 22 2008 - 2009 403 834 381 317 87 49 2009 - 2010 397 816 371 309 87 49 2010 -2011 401 980 429 374 104 73

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà)

Biểu đồ 2.4. Biến đổi cơ cấu GVTHCS huyện Hƣng Hà

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 GV KHTN GV KHXH GV NN-AN-MT

2.4.2.2. Cơ cấu theo giới tính và cơ cấu xã hội: GV nam chiếm tỷ lệ 45,8 %; nữ chiếm 54,2%; tỷ lệ đảng viên 55,8%; GV là người trong Huyện 96,5%.

2.4.2.3. Cơ cấu theo độ tuổi: Độ tuổi dưới 30 chiếm 23,5%; từ 31 đến 40 chiếm 65,7%; từ 41 đến 50 chiếm 6,6%; từ 51-55 chiếm 2,8%; từ 56 tuổi trở lên 1,4%.

2.4.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS

2.4.3.1. Phẩm chất đội ngũ: Đa số GV có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt xứng đáng là tấm gương sáng cho HS noi theo. Công tác GD về chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ thường xuyên được quan tâm. Các trường triển khai tốt công tác dân chủ hoá, thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động và phong trào thi đua như: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Dân chủ - Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm”; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”; thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo. Nhiều GV đã phấn đấu vươn lên trở thành đảng viên, GV dạy giỏi, CBQL các cấp.

Bảng 2.8. Trình độ chính trị đội ngũ GV THCS huyện Hƣng Hà

Tổng số GV

Đảng viên Cao cấp Trung cấp Sơ cấp

T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ

980 498 50,8% 0 0 92 18,5% 406 81,5%

( Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà tháng 6/2011)

2.4.3.2. Trình độ đào tạo và năng lực: Công tác đào tạo chuẩn hoá và nâng chuẩn cho GV trong những năm qua, được quan tâm thường xuyên. Ngành GD&ĐT huyện đã liên kết với trường CĐSP Thái Bình mở các lớp đại học tại chức tạo điều kiện cho GV đi học được thuận lợi. Tỷ lệ GV đạt chuẩn 100%, trong đó có 45,5% đạt trên chuẩn (có trình độ Đại học sư phạm). 100% CBQL

và GV được tham gia chương trình thay sách giáo khoa mới (từ năm 2002), tham gia BDTX hằng năm. Năng lực của GV được nâng cao, dần đáp ứng theo Chuẩn nghề nghiệp GVTHCS. Tỷ lệ GV dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh đạt khá cao.

Bảng 2.9. Trình độ đào tạo của đội ngũ GV THCS huyện Hƣng Hà

Tổng số Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp

T.số Nữ T.số Nữ T.số Nữ T.số Nữ T.số Nữ

Số

lượng 980 531 0 0 446 228 534 303 0 0

Tỷ lệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(%) 54,2 0 0 45,5 23,3 54,5 30,9 0 0

( Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà tháng 6/2011)

Bảng 2.10. Giáo viên dạy giỏi THCS huyện Hƣng Hà

Tổng số GV GV dạy giỏi cấp tỉnh GV dạy giỏi cấp huyện

T.số Nữ T.số Nữ T.số Nữ

S. lượng 149 112 8 5 141 107

Tỷ lệ (%) 75,2 5,4 3,4 94,6 71,8

( Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà tháng 6/2011)

2.4.4. Đánh giá chung

2.4.4.1. Những điểm mạnh

Đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà trong những năm qua được tăng nhanh về số lượng. Cơ cấu GV từng bước được đồng bộ, giải quyết dần sự mất cân đối về cơ cấu bộ môn, GV được trẻ hoá, số GV là người địa phương chiếm tỉ lệ cao.

đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định của ngành GD-ĐT. Tỉ lệ GV là Đảng viên được tăng lên hằng năm.

2.4.4.2. Những hạn chế

Về số lượng: Tỉ lệ GV/lớp môn Tin học, chưa phù hợp. Huyện Hưng Hà đang thực hiện dạy Tin học cho 100% số HS thì số GV biên chế lại còn thiếu so với số giờ dạy thực tế (tỷ lệ GV/lớp tính bằng môn học có 1 tiết/tuần, trong khi số tiết bình quân thực tế môn Tin học là 2 tiết/tuần).

Về cơ cấu: cơ cấu bộ môn chưa hợp lý, thừa GV Văn, Toán, Ngoại ngữ...thiếu GV các môn GDCD, Công nghệ, Thể dục, Địa lý, Sinh…

Về trình độ đào tạo: tỷ lệ GV đạt trình độ chuẩn trở lên chưa cao, chưa tương xứng với năng lực, đáp ứng theo chuẩn nghề nghiệp GV. Một bộ phận GV, tuổi cao, sức khoẻ và trình độ chuyên môn hạn chế.

2.5. Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hƣng Hà

2.5.1.Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Trong thời gian qua, công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVTHCS ở huyện Hưng Hà đã có sự phối hợp khá chặt chẽ giữa Phòng GD&ĐT và Phòng Nội vụ. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ, trên cơ sở duyệt kế hoạch phát triển về quy mô trường lớp, kế hoạch biên chế đội ngũ CBGV của các trường (vào tháng 4 hằng năm), từ đó có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ GVTHCS vào biên chế. Trong việc lập quy hoạch kế hoạch, Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ đã bám sát vào kế hoạch của các trường, đã xác định được cơ cấu giáo viên, định mức giáo viên, nhu cầu bổ sung GV ở các bộ môn, số GV trong biên chế, số GV hợp đồng, GV nghỉ hưu... trong toàn Huyện, từ đó có kế hoạch tuyển dụng kịp thời.

Công tác quy hoạch nguồn CBQL đã thực hiện đúng theo Nghị quyết của Huyện uỷ Hưng Hà phù hợp với quy định của pháp luật. Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm GV để quy hoạch vào nguồn CBQL nhà trường đảm bảo dân

chủ, khách quan, đã lựa chọn được những GV có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ vào nguồn quy hoạch.

Công tác quy hoạch, bổ nhiệm CBQL được tiến hành đúng quy trình (chỉ bổ nhiệm CBQL có trong nguồn đã quy hoạch).

Hạn chế: Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVTHCS trong thời gian qua chưa có dự báo mang tính chiến lược (5 năm trở lên). Việc phân tích nhu cầu GV theo cơ cấu các môn học để hoạch định đào tạo GV hằng năm chưa chặt chẽ, hầu như đều mang tính đáp ứng độc lập về đào tạo nguồn từ các nhà trường sư phạm, chưa có sự tác động, gắn kết của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp.

Các trường chưa có sự chủ động và còn nhiều lúng túng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVTHCS. Chưa có sự phân công, chỉ đạo thống nhất từ Huyện đến các trường trong việc xây dựng quy hoạch đội ngũ.

Việc phân tích, đánh giá thực trạng về đội ngũ GV và thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển GV trong thời gian qua chưa được coi trọng. Chưa phân tích và làm rõ được những hạn chế yếu kém và nguyên nhân về thực trạng,

Công tác dự báo phát triển giáo dục THCS độ chính xác không cao. Các chủ trương, giải pháp để xây dựng phát triển đội ngũ GV đưa ra còn chậm và chưa tạo được bước đột phá, tính khả thi không cao.

Việc tuyển dụng GVTHCS còn bất cập về cơ chế, phân cấp về quản lý giáo viên còn chưa triệt để nên chưa tạo được sự chủ động cho các trường trong việc tuyển chọn và bố trí, sắp xếp đội ngũ GV. Phương pháp tuyển dụng chưa thật phù hợp, chưa đánh giá đúng được người tham gia tuyển dụng.

Việc bố trí, sắp xếp GV chưa hợp lí giữa các trường trong Huyện, còn có sự nể nang, châm trước, chưa thực sự căn cứ vào nhu cầu công việc và tình hình thực tế của các trường.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV chưa được chú trọng, kế hoạch chưa sát với tình hình thực tế. Việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GVTHCS chưa được thực hiện nghiêm

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 47)