8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Mục tiêu của giáo dục THCS
Mục tiêu của giáo dục Việt Nam theo điều 2, Luật giáo dục năm 2005 quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [36].
Mục tiêu của giáo dục phổ thông : “Giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực các nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[36].
Mục tiêu của giáo dục THCS: “Giáo dục THCS nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, Trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [36].
Như vậy, giáo dục THCS không chỉ nhằm mục tiêu học lên THPT mà phải chuẩn bị cho sự phân luồng sau THCS. Sau khi tốt nghiệp THCS học sinh đã đứng trước sự lựa chọn của cuộc đời: Tiếp tục hoàn thiện học vấn phổ thông ở bậc THPT, hoặc theo các loại hình trường đào tạo chuyên nghiệp, hoặc trực tiếp ra lao động sản xuất. Cho nên giáo dục THCS phải đảm bảo cho học sinh có những giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống phù hợp với mục tiêu, có những kiến thức phổ thông cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người,
gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địa phương, có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống, bản thân, gia đình và cộng đồng. Giáo dục THCS là nhu cầu tất yếu của mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Từ những đặc điểm trên ta thấy vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung của giáo dục THCS trong chiến lược phát triển giáo dục là hết sức quan trọng, đặc biệt hiện nay việc phổ cập giáo dục THCS là nhu cầu tất yếu khách quan của nước ta trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà chúng ta đang thực hiện đổi mới nội dung chương trình, SGK, thực hiện phổ cập THCS thì vai trò, nhiệm vụ của cấp học THCS càng trở nên quan trọng và nặng nề. Yêu cầu phải phát triển đội ngũ GV một cách toàn diện, đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, đổi mới các hoạt động để đáp ứng nhiệm vụ mới. Giáo viên THCS phải được nhận thức đầy đủ về điều đó, phải có đủ tri thức, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức để thực hiện nhiệm vụ. Làm cho họ hội đủ các điều kiện như vậy, chính là nội dung, nhiệm vụ của việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS.