8. Cấu trúc luận văn
3.3. Các biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hƣng Hà tỉnh Thá
Thái Bình đến năm 2016
3.3.1. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS
3.3.1.1. Mục tiêu biện pháp
Dự báo quy mô học sinh THCS huyện Hưng Hà giai đoạn 2011-2016 để có cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng GV về số lượng, chất lựơng, cơ cấu chuyên môn.
3.3.1.2. Nội dung của biện pháp
Để lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVTHCS trong thời gian tới, đảm bảo tính chính xác, tính khả thi cao, cần phải dự báo được dự báo quy mô về số lượng học sinh, số lớp theo từng năm, từ đó có thể dự báo được số lượng GV theo tỷ lệ GV/ lớp. Việc thực hiện dự báo theo trình tự sau:
- Dự báo phát triển về số lượng học sinh, quy mô trường, lớp THCS:
Dự báo quy mô học sinh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục trong tương lai. Là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV, cơ sở vật chất mạng lưới trường, lớp và các nguồn lực phục vụ cho phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.
Để dự báo quy mô HS, số lớp THCS phải căn cứ vào các kết quả điều tra phổ cập dân số độ tuổi (11-14 tuổi); căn cứ vào kế hoạch thực hiện quy mô trường, lớp học cấp Tiểu học, THCS năm học 2011-2012. Từ đó áp dụng các phương pháp ngoại suy xu thế, phương pháp sơ đồ luồng, phương pháp so sánh thực tiễn để tính toán có được dự báo về số lượng HS, số lớp học THCS cho các năm tiếp theo.
Bảng 3.1. Quy mô trƣờng lớp học sinh Tiểu học năm học 2011-2012
Số
trường HS Lớp HS lớp HS lớp HS lớp HS lớp HS lớp
36 17722 623 3736 133 3423 121 3796 133 3337 117 3430 119
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà tháng 9/2011)
Chia ra các khối Tổng số HS
Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5
Bảng 3.2. Quy mô trƣờng lớp học sinh THCS năm học 2011-2012
Số trường
Tổng số HS Chia ra các khối
HS Lớp Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
HS Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp
34 14089 418 3642 109 3418 103 3595 105 3434 101
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà tháng 9/ 2011)
Từ quy mô học sinh Tiểu học năm học 2011-2012, có thể lập kế hoạch dự báo quy mô học sinh THCS năm học 2012-2013 và đến năm học 2016- 2017 bằng phương pháp sơ đồ luồng. Cách tính được thiết lập như sau:
Giọi số HS THCS năm sau là S; số HS THCS hiện tại là H; số HS lớp 9 hiện tại là 9H; số HS lớp 5 hiện tại là 5H; số HS lớp 5 lưu ban, bỏ học, chuyển đi năm sau là 5B; số học sinh THCS năm sau bỏ học, chuyển đi là SB; số học sinh THCS chuyển đến năm sau là SĐ.
Ta có công thức:
S = H + SĐ + 5H - 9H - 5B - SB
Qua tính toán, so sánh quy mô HS đầu năm và cuối năm học nhiều năm gần đây cho thấy: sự biến động về sĩ số HS chuyển đi, chuyển đến, bỏ học ở Hưng Hà chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tác động đến sự thay đổi dự báo quy mô HS trong các năm tiếp theo không đáng kể.
Từ cách tính trên, sẽ dự báo được quy mô HSTHCS giai đoạn 2011-2016 .
Bảng 3.3. Dự báo quy mô học sinh THCS giai đoạn 2011-2016
Năm học Số HS THCS Tổng số lớp Sĩ số HS bình quân/lớp 2011-2012 14089 418 33,7 2012-2013 14085 410 34,4 2013-2014 13643 408 33,4 2014-2015 14044 424 33,1 2015-2016 13888 419 33,1 2016-2017 14194 430 33,0
- Dự báo phát triển hệ thống trường lớp,GVTHCS trong Huyện:
Căn cứ vào kết quả dự báo số lượng HS, số lớp THCS huyện Hưng Hà giai đoạn 2011-2016; căn cứ định mức GVTHCS theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ áp dụng hiện nay là 1,9 GV/lớp; căn cứ vào số GV hiện tại; sự tăng, giảm GV hằng năm do tuyển mới, nghỉ hưu, chuyển công tác. Có thể thiết lập công thức tính số GV cho từng năm như sau:
Số GV năm sau = Số GV hiện tại + số GV tuyển mới - số GV nghỉ hưu, chuyển công tác.
Trong đó: số GV tuyển mới được xác định trên cơ sở số GV còn thiếu ở các bộ môn (theo tỷ lệ GV/lớp cho từng môn học), do tăng số lớp học hằng năm. Theo tính toán của Phòng GD&ĐT huyện Hưng Hà, tỉ lệ GVTHCS tăng do tuyển mới hằng năm của huyện khoảng 2%; tỷ lệ giảm do nghỉ hưu, chuyển công tác…khoảng 0,5 %; tỷ lệ tăng bình quân sau khi đối trừ là 1,5%/ năm.
Từ các dữ liệu trên, áp dụng phương pháp ngoại suy xu thế, ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu GVTHCS huyện Hƣng Hà giai đoạn 2011-2016
Năm học Số trường THCS Tổng số lớp Số GV cần có theo quy định (1,9 GV/lớp) Số GV theo dự báo (tính cả GV hợp đồng) Tỉ lệ GV/lớp theo dự báo (tính cả GV hợp đồng) Số CBQL, TPT dự báo Tổng số GV theo dự báo (tính cả CBQL, TPT) 2011-2012 34 418 794 941 2,25 105 1046 2012-2013 34 410 779 956 2,33 105 1061 2013-2014 34 408 775 971 2,37 105 1076 2014-2015 34 424 806 986 2,32 105 1091 2015-2016 34 419 796 1001 2,38 105 1106 2016-2017 34 430 817 1016 2,36 105 1121
Bảng 3.5. Nhu cầu GV THCS huyện Hƣng Hà theo các môn học cần bổ sung đến năm 2016
Môn CN GDCD Địa Sinh Lý TPT
Số lượng GV cần bổ sung đến năm 2016
17 19 8 6 5 20
Trên cơ sở dự báo nhu cầu GV, hằng năm các trường cần lập kế hoạch chi tiết từng khâu trong công tác quy hoạch, đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tránh tình trạng mất cân đối về số lượng GV. Mặt khác phòng GD&ĐT
cần phối hợp chặt chẽ với các trường sư phạm để hoạch định chỉ tiêu tuyển sinh theo từng huyện, có thông báo cụ thể về tình hình thừa, thiếu GV trong các năm tới trên các hệ thống thông tin đại chúng để nhân dân được biết, từ đó có định hướng đúng cho con em mình đi học các môn cho phù hợp, khắc phục tình trạng đào tạo ồ ạt như hiện nay dẫn đến tình trạng thừa cục bộ các môn Văn, Toán, trong khi đó lại thiếu các môn GDCD, Công nghệ…
Diện quy hoạch CBQL là Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phải thực hiện đúng quy trình, đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản hướng dẫn từ trung ương xuống địa phương. Trong đó vai trò của nhà trường có CBQL được bổ nhiệm, vai trò của phòng GD&ĐT cần phải được coi trọng. Việc xây dựng nguồn CBQL các trường, việc bổ nhiệm CBQL, cần đảm bảo tính khách quan sao cho thực sự lựa chọn được CBQL có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý vững vàng, nhiệt huyết với nghề, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3.3.1.3. Điều kiện thực hiện
Các trường THCS lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV trong giai đoạn 2011-2016, điều này giúp Hiệu trưởng có tầm nhìn chiến lược trong công tác bồi dưỡng đội ngũ. Quy hoạch phải nhằm mục đích xây dựng cơ cấu đồng bộ và nâng cao trình độ của đội ngũ đáp ứng được các yêu cầu của công tác giáo dục trong giai đoạn mới.
Dựa trên cơ sở quy hoạch của các trường, Phòng GD&ĐT tiến hành lập quy hoạch tổng thể trong toàn huyện. Công tác xây dựng phát triển đội ngũ GVTHCS, thực chất là lập dự án trong giai đoạn tới về công tác xây dựng phát triển đội ngũ bao gồm: số lượng, cơ cấu, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng...
3.3.2. Đổi mới phương thức tuyển chọn giáo viên theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu
Nhằm bổ sung, tuyển chọn GV để đảm bảo đủ số lượng GV theo định mức, đảm bảo hợp lý về cơ cấu các bộ môn và từng bước nâng cao vững chắc chất lượng đội ngũ. Khắc phục tình trạng thiếu hụt GV dạy những môn đặc thù của huyện Hưng Hà còn thiếu như môn: Công nghệ, GDCD, Sinh, Địa....
3.3.2.2. Nội dung của biện pháp
Việc tuyển dụng GV cần thực hiện đồng bộ hoá từ khâu xác định chỉ tiêu, bộ môn tuyển dụng, đối tượng tuyển dụng, hình thức tuyển dụng trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng hằng năm. Kết hợp tốt các hình thức tuyển dụng vừa xét tuyển kết hợp với thi tuyển nhằm đảm bảo tuyển dụng được những GV có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ bổ sung vào đội ngũ GV. Hình thức xét tuyển để áp dụng tuyển thẳng những giáo sinh tốt nghiệp có trình độ Đại học sư phạm được đào tạo ở các trường Đại học sư phạm Hà Nội, trường Đại học Giáo dục- ĐHQG, Hà Nội và một số trường Đại học uy tín khác (có điểm thi đầu vào cao). Hình thức thi tuyển dành cho đối tượng đảm bảo trình độ chuẩn theo quy định trở lên, kết hợp thi viết và thi vấn đáp. Ngoài nội dung thi kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, cần có thêm thi trình độ Ngoại ngữ, Tin học (trong đó kiến thức chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ sư phạm nhân hệ số 2; thi nghiệp vụ sư phạm thông qua hình thức dạy thực hành trên lớp). Việc tổ chức các kỳ xét tuyển, thi tuyển GV cần đảm bảo tính khách quan, tính khoa học. Hội đồng xét tuyển, thi tuyển phải được lựa chọn là những người thật sự công tâm, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cao. Các tiêu chí để xét tuyển, trúng tuyển cần được công khai rộng rãi.
Phòng GD&ĐT cần phối hợp chặt chẽ với Phòng Nội vụ, giúp UBND Huyện thực hiện tốt việc vận dụng, tạo điều kiện thuận lợi (có thể hỗ trợ thêm kinh phí của Huyện) cho những CBQL, GV sức khoẻ yếu, trình độ chuyên môn còn bất cập, sắp đến tuổi nghỉ hưu động viên về nghỉ hưu trước tuổi (theo Nghị định 132 của Chính phủ) có như vậy mới có thể tuyển dụng được số GV hợp đồng còn khá nhiều như hiện nay.
Việc bổ nhiệm CBQL các nhà trường cũng cần được cải tiến, áp dụng thí điểm hình thức thi tuyển để tiến tới xây dựng quy trình bổ nhiệm thật phù hợp với tình hình địa phương.
Việc phân công đội ngũ GV đảm bảo hợp lý, đồng bộ về cơ cấu các bộ môn giữa các trường và trong toàn Huyện.
3.3.2.3.. Điều kiện thực hiện
Để thực hiện nội dung trên cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa hiệu trưởng các trường THCS, Phòng GD&ĐT và Phòng Nội vụ
- Tổ chức tuyển chọn theo quy hoạch, công tác tuyển chọn phải thực hiện nghiêm túc, công bằng, khách quan
- Thành lập Hội đồng tuyển dụng cấp huyện, Phòng GD&ĐT là cơ quan thường trực, thành viên là Phòng Nội vụ, Hiệu trưởng các trường có nhu cầu tuyển dụng
- Trong nhà trường thực hiện bố trí hợp lý thời khoá biểu, thực hiện quy đổi giờ kiêm nhiệm có hiệu quả giao nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên trong nhà trường.
3.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên.
3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ GV, trọng tâm là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy học, giáo dục và đạo đức tác phong theo Chuẩn nghề nghiệp.
3.3.3.2. Nội dung biện pháp
Trên cơ sở đánh giá, phân loại GV hàng năm, gắn kế hoạch công tác đào tạo bồi dưỡng với công tác quy hoạch. Phòng GD&ĐT, các trường xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng GV xác định rõ nội dung đào tạo, bồi dưỡng; hình thức đào tạo, bồi dưỡng hằng năm và theo chu kỳ.
Xác định rõ nội dung đào tạo, bồi dưỡng: đào tạo, bồi dưỡng nguồn CBQL; đào tạo, bồi dưỡng trình độ trên chuẩn (đại học sư phạm, thạc sĩ, tiến sĩ; bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị (sơ cấp, trung cấp, cao cấp), trình độ quản lý giáo dục (quản lý nhà trường); bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ nhằm nâng cao nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng theo chuyên đề các môn học…
Lựa chọn các hình thức đào tạo bồi dưỡng phù hợp: đào tạo, bồi dưỡng dài hạn tập trung và không tập trung (các lớp chính quy, chuyên tu, tại chức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị); bồi dưỡng ngắn hạn do Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT tổ chức hàng năm (bồi dưỡng hè, bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng trình độ quản lý); bồi dưỡng do nhà trường tổ chức và tự bồi dưỡng của GV.
Các trường căn cứ vào việc phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ để thiết lập nội dung, hình thức đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình thực tế của từng trường, đặc biệt đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn, tránh tình trạng ồ ạt gây khó khăn trong việc bố trí chuyên môn, phải thực hiện sao cho sự xáo trộn là ít nhất. Thực hiện đào tạo bồi dưỡng cụ thể như sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng CBQL, nguồn CBQL: Tập trung vào bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị theo chương trình trung cấp, bồi dưỡng trình độ quản lý GD. Hằng năm, Phòng GD&ĐT và Ban Tổ chức Huyện uỷ tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ QLGD, nguồn CBQL các trường, lập danh sách thông báo tới các CBQL chưa có trình độ trung cấp lý luận chính trị theo học tại trường Chính trị Tỉnh dưới hình thức tại chức; đối với CBQL đã có bằng tốt nghiệp trung cấp chính trị, cần tổ chức bồi dưỡng hằng năm tại Trung tâm Chính trị Huyện (với nguồn CBQL có thể bố trí tất cả đi học hoặc lựa chọn số nguồn có khả năng bổ nhiệm gần để thay thế CBQL nghỉ hưu, chuyển công tác...). Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với người CBQL, việc trau dồi phẩm chất chính trị thường xuyên giúp cho thế giới quan, nhân sinh quan của mỗi CBQL ngày càng nâng cao, chuẩn mực và đúng hướng. Ngoài
việc bồi dưỡng chính trị, việc bồi dưỡng trình độ quản lý nhà trường là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi CBQL. Việc bồi dưỡng trình độ quản lý nhà trường THCS được tổ chức tại trường Cao đẳng sư phạm Tỉnh. Cần khuyến khích CBQL theo học các lớp Đại học QLGD, Thạc sĩ QLGD tại Học viện QLGD, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Giáo dục- ĐHQG, Hà Nội… nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo văn bằng 2 đối với GV:
Đây là nội dung quan trọng nhất để nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Theo như khảo sát thực trạng, hiện nay tỷ lệ GVTHCS huyện Hưng Hà có trình độ trên chuẩn mới chỉ đạt 45,5%. Vì vậy, việc nâng chuẩn trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng GV của mỗi trường. Căn cứ vào kế hoạch đã duyệt hằng năm, Phòng GD&ĐT tổng hợp danh sách, phối hợp với Phòng Nội vụ Huyện đăng ký số lượng GV theo các môn học, các hình thức học tập với trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình (liên kết với trường Đại học sư phạm Hà Nội; ĐHQG, Hà Nội). Đặc biệt, tổ chức cho GV cùng ký cam kết chấp hành nội quy học tập, đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Kết quả học tập, rèn luyện phải được thông báo kịp thời về các trường, Phòng GD&ĐT và Phòng Nội vụ Huyện.
Việc đào tạo văn bằng 2 áp dụng cho các bộ môn thiếu GV. Do đặc điểm đội ngũ GVTHCS (đã trình bày ở chương 1) được đào tạo tại các trường Cao đẳng sư phạm để có thể dạy 2 môn (Văn- GDCD; Văn - Sử; Sử - Địa; Sinh - Hoá; Toán- Lý; Toán - Tin…) cho nên đào tạo văn bằng 2 (chuẩn, trên chuẩn cho môn thứ 2) được coi là một giải pháp chuẩn hoá, nâng cao chất