8. Cấu trúc luận văn
2.5.1. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viênTHCS
Trong thời gian qua, công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVTHCS ở huyện Hưng Hà đã có sự phối hợp khá chặt chẽ giữa Phòng GD&ĐT và Phòng Nội vụ. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ, trên cơ sở duyệt kế hoạch phát triển về quy mô trường lớp, kế hoạch biên chế đội ngũ CBGV của các trường (vào tháng 4 hằng năm), từ đó có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ GVTHCS vào biên chế. Trong việc lập quy hoạch kế hoạch, Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ đã bám sát vào kế hoạch của các trường, đã xác định được cơ cấu giáo viên, định mức giáo viên, nhu cầu bổ sung GV ở các bộ môn, số GV trong biên chế, số GV hợp đồng, GV nghỉ hưu... trong toàn Huyện, từ đó có kế hoạch tuyển dụng kịp thời.
Công tác quy hoạch nguồn CBQL đã thực hiện đúng theo Nghị quyết của Huyện uỷ Hưng Hà phù hợp với quy định của pháp luật. Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm GV để quy hoạch vào nguồn CBQL nhà trường đảm bảo dân
chủ, khách quan, đã lựa chọn được những GV có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ vào nguồn quy hoạch.
Công tác quy hoạch, bổ nhiệm CBQL được tiến hành đúng quy trình (chỉ bổ nhiệm CBQL có trong nguồn đã quy hoạch).
Hạn chế: Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVTHCS trong thời gian qua chưa có dự báo mang tính chiến lược (5 năm trở lên). Việc phân tích nhu cầu GV theo cơ cấu các môn học để hoạch định đào tạo GV hằng năm chưa chặt chẽ, hầu như đều mang tính đáp ứng độc lập về đào tạo nguồn từ các nhà trường sư phạm, chưa có sự tác động, gắn kết của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp.
Các trường chưa có sự chủ động và còn nhiều lúng túng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVTHCS. Chưa có sự phân công, chỉ đạo thống nhất từ Huyện đến các trường trong việc xây dựng quy hoạch đội ngũ.
Việc phân tích, đánh giá thực trạng về đội ngũ GV và thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển GV trong thời gian qua chưa được coi trọng. Chưa phân tích và làm rõ được những hạn chế yếu kém và nguyên nhân về thực trạng,
Công tác dự báo phát triển giáo dục THCS độ chính xác không cao. Các chủ trương, giải pháp để xây dựng phát triển đội ngũ GV đưa ra còn chậm và chưa tạo được bước đột phá, tính khả thi không cao.
Việc tuyển dụng GVTHCS còn bất cập về cơ chế, phân cấp về quản lý giáo viên còn chưa triệt để nên chưa tạo được sự chủ động cho các trường trong việc tuyển chọn và bố trí, sắp xếp đội ngũ GV. Phương pháp tuyển dụng chưa thật phù hợp, chưa đánh giá đúng được người tham gia tuyển dụng.
Việc bố trí, sắp xếp GV chưa hợp lí giữa các trường trong Huyện, còn có sự nể nang, châm trước, chưa thực sự căn cứ vào nhu cầu công việc và tình hình thực tế của các trường.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV chưa được chú trọng, kế hoạch chưa sát với tình hình thực tế. Việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GVTHCS chưa được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thấp, kinh phí đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng GV thấp chưa đáp ứng được nhu cầu.
Nhận thức của một bộ phận CBQL và GV về xây dựng phát triển đội ngũ GV chưa đúng và chưa làm tốt những nội dung phục vụ việc xây dựng phát triển đội ngũ GV.
2.5.2. Tuyển chọn; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên
2.5.2.1. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên
Hằng năm Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ, hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch biên chế, tổng hợp trình UBND Huyện và Sở Nội vụ phê duyệt, việc tuyển chọn được áp dụng theo hình thức xét tuyển. Trước khi tuyển chọn GV có sự thông báo, công khai về hình thức tuyển chọn, số lượng tuyển chọn, điều kiện, tiêu chuẩn và thủ tục hồ sơ trên các phương tiện thông tin đại chúng. GV được tuyển dụng cơ bản có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ nghiệp vụ sư phạm. Tuyển dụng GV do Hội đồng xét tuyển công chức, viên chức của huyện tổ chức. Việc tuyển dụng GV được thực hiện đảm bảo công khai, chặt chẽ, đúng quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức .
Hạn chế: Theo cách xét tuyển viên chức ngành giáo dục của huyện Hưng Hà hiện nay còn thể hiện nhiều điểm bất cập. Theo phương pháp tính cộng điểm các tiêu chí: Bảng điểm đào tạo; đối tượng hưởng các chế độ ưu tiên (chủ yếu là con thương, bệnh binh); số năm dạy hợp đồng (dạy hợp đồng lâu năm thì điểm cao hơn). Hội đồng xét tuyển viên chức của Huyện sẽ căn cứ vào số chỉ tiêu được giao, căn cứ vào tổng điểm các tiêu chí sẽ lấy từ cao
xuống thấp đến khi đủ số chỉ tiêu được tuyển. Vì số điểm ưu tiên, khuyến khích còn chiếm tỷ lệ đáng kể, hiện tượng điểm tuyển sinh đầu vào thấp ở một số trường sư phạm địa phương, hiện tượng “chạy điểm” trong quá trình đào tạo ở một số giáo sinh, cũng làm cho việc tuyển chọn chưa thực sự chọn được người giỏi.
2.5.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng GV
Công tác đào tạo bồi dưỡng GVTHCS trong những năm qua được thực hiện khá tốt. Trình độ và năng lực của đội ngũ GV được nâng lên đáng kể đảm bảo kiến thức để thực hiện tốt các biện pháp đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Qua thống kê đến tháng 6/2011, toàn huyện 100% GV đạt trình độ chuẩn và 45,5% GV trên chuẩn. Số GV đạt trên chuẩn ngày một tăng.
Đội ngũ GV đã xác định mục đích tự học, tự bồi dưỡng khắc phục mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ. Công tác bồi dưỡng theo chuyên đề hàng năm có tác dụng tích cực, đã gắn việc bồi dưỡng kiến thức với thực hành sư phạm. Tài liệu bồi dưỡng, phương tiện, đồ dùng dạy học, phương tiện nghe nhìn được chuẩn bị khá tốt. Kết quả đạt được góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diện về nhận thức, trang bị bổ sung các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Thông qua công tác bồi dưỡng, GV đã nắm được một cách có hệ thống các quan điểm của Bộ GD&ĐT về chủ trương thay sách, về nội dung, chương trình SKG mới theo từng bộ môn. Bồi dưỡng về phương pháp dạy học mới, sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học hiện đại.
Hạn chế: Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTHCS chưa có kế hoạch dài hạn. Việc đào tạo nâng chuẩn chưa được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng đào tạo. Việc liên kết với các trường Đại học chủ yếu là đào tạo với hình thức tại chức, vai trò tác động của các cơ quan quản lý giáo dục cấp Sở, cấp Phòng chưa được chú trọng. Vì vậy, mặc dù trình độ chuyên môn có
nâng cao song năng lực sư phạm và kiến thức chuyên môn của GV sau khi đào tạo nâng chuẩn chưa tương xứng. Công tác bồi dưỡng GVTHCS hằng năm chưa có kế hoạch cụ thể, nội dung chưa thiết thực, hình thức chưa phù hợp, vẫn mang nhiều tính triển khai số đông. Việc kiểm tra đánh giá sau bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức.
2.5.3. Sử dụng đội ngũ GV hiện có
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL các trường THCS được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy định trước khi bổ nhiệm được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, đảm bảo dân chủ, khách quan. Việc luân chuyển đội ngũ CBQL thực hiện tương đối tốt tạo nên sự đổi mới hoạt động giáo dục trong các trường, bố trí GV giảng dạy ở các trường THCS tương đối phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực công tác, bước đầu tạo ra sự chuyển biến tích cực.
Hạn chế: Trong công tác bố trí sử dụng còn hiện tượng nể nang thiên về tình cảm, vì người bố trí việc; việc điều động GVTHCS chưa đảm bảo hợp lí giữa các trường, có trường rất thừa giáo viên môn này nhưng trường khác lại thiếu GV môn đó. Đội ngũ không đồng đều về cơ cấu bộ môn, một số bộ môn còn thiếu đã gây khó khăn cho việc phân công chuyên môn làm giảm hiệu quả dạy học.
2.5.4. Tạo môi trường, động lực làm việc và khuyến khích sự phát triển đội ngũ giáo viên
Môi trường làm việc của đội ngũ GV quan trọng nhất đó là xây dựng được một bầu không khí dân chủ, cởi mở. Trong những năm qua, các trường đã thực hiện khá tốt cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”. Các mối quan hệ giữa đồng nghiệp, giữa BGH với GV, nhân viên nhà trường, mối quan hệ giữa GV với HS, phụ huynh HS và giữa nhà trường với các tổ chức xã hội khác trong địa phương luôn được chú trọng, tạo được sự ổn định, đoàn kết thống nhất cao trong các trường.
Hạn chế: Ở một số trường vẫn còn hiện tượng mất đoàn kết nội bộ, sự mất đoàn kết xảy ra giữa GV với GV, giữa CBQL với GV và đôi khi xảy ra cả ở ngay đội ngũ CBQL. Thực tế này đã làm giảm đi uy tín của người thầy trước HS và nhân dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mất đoàn kết nội bộ, song một nguyên cơ bản chính là trình độ quản lý của một bộ phận CBQL còn yếu, chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết các xung đột trong tổ chức; bản thân người CBQL chưa thực sự gương mẫu; ở một số GV nhận thức còn hạn hẹp, sống ích kỷ, có tư tưởng “quyền lợi cao hơn trách nhiệm”.
2.5.5. Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên
Các chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức nói chung và GVTHCS nói riêng trong những năm qua đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định của Đảng và Nhà nước. 100% GV được chuyển xếp lương mới theo trình độ đào tạo, vì vậy đã khuyến khích được GV đi học tập nâng chuẩn. Các chế độ lương, phụ cấp, tiền thưởng của GV được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Đối với một số đối tượng được hưởng chế độ đặc thù khác như chế độ thai sản, nghỉ ốm đều được thanh toán kịp thời theo đúng quy định và nhiều năm không có sai sót về chế độ chính sách trong ngành giáo dục. Việc thực hiện tốt chế độ chính sách đối với GVTHCS đã tạo ra động lực để GV yên tâm công tác, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước, nhận thấy sự quan tâm của Đảng và nhà nước đến sự nghiệp giáo dục đến đội ngũ GV tạo động lực hăng say học tập và công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của mình. Để thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên THCS, Công đoàn ngành Giáo dục hoạt động rất hiệu quả đã chỉ đạo chặt chẽ tổ chức Công đoàn của các trường bảo vệ quyền lợi của người lao động. Chính nhờ đó, giúp cho lãnh đạo phòng GD&ĐT, lãnh đạo trường, tập trung vào công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục.
Hạn chế: Là một huyện thuần nông, cho nên huyện Hưng Hà chưa có các chính sách thu hút sinh viên giỏi, GV giỏi về công tác tại địa phương; chưa có chính sách ưu đãi thoả đáng để tạo động lực phấn đấu cho GV; việc hỗ trợ kinh phí cho GV đi học nâng chuẩn của các trường, của Huyện còn ít; việc trả lương cho GV hợp đồng còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, các chế độ BHXH, BHYT cho GV hợp đồng chưa được thực hiện.
2.5.6. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Công tác kiểm tra đánh giá xếp loại GVTHCS của Huyện được tiến hành thường xuyên, kết hợp nhiều hình thức đánh giá (qua thanh tra toàn diện của Phòng GD&ĐT, qua kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà trường, qua đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp GV) góp phần cho các cấp quản lý giáo dục, các trường nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ, từ đó giúp cho việc bố trí, sử dụng có hiệu quả đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá phân loại GV THCS huyện Hƣng Hà
Năm học Tổng số
GV
Loại XS Loại Khá Loại TB Loại Kém
SL % SL % SL % SL %
2008-2009 834 252 30,2 437 52,4 145 17,4 0 0
2009-2010 816 256 31,4 421 51,6 139 17,0 0 0
2010-2011 980 338 34,5 515 52,6 127 12,9 0 0
Biểu đồ 2.5. Đánh giá, phân loại GV THCS huyện Hƣng Hà năm 2008 - 2011 0 100 200 300 400 500 600 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 Loại XS Loại Khá Loại TB
Việc đánh giá xếp loại được tiến hành có nền nếp hằng năm, tỷ lệ GV xếp loại xuất sắc, loại khá, tăng hằng năm, góp phần tạo ra động lực thi đua dạy tốt, học tốt.
Hạn chế: Nội dung đánh giá một số điểm chưa hợp lí, cách tính điểm khá phức tạp, khó vận dụng, hình thức. Một số trường chưa quán triệt đầy đủ nội dung yêu cầu, mức độ, thái độ đánh giá còn bộc lộ tư tưởng hữu khuynh, tỉ lệ xuất sắc, khá chưa phản ánh thực chất.
Phương pháp kiểm tra đánh giá còn cứng nhắc chưa linh hoạt mềm dẻo. Công tác tư vấn, thúc đẩy chưa chỉ ra hướng giải quyết những khuyết điểm của giáo viên khi thực hiện quy chế chuyên môn.
Việc đánh giá theo Chuẩn Hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp GVTHCS triển khai hiệu quả chưa cao ở các nhà trường. Ý thức tự đánh giá của một bộ
2.6. Đánh giá chung về công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hƣng Hà tỉnh Thái Bình
2.6.1. Ưu điểm
Ngành Giáo dục Hưng Hà đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, trực tiếp của Sở GD&ĐT, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong huyện, sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong toàn ngành giáo dục trong đó có giáo dục THCS.
Công tác xã hội hoá giáo dục đã được duy trì và đẩy mạnh, Hội khuyến học từ huyện đến cơ sở đã hoạt động tích cực, góp phần thúc đẩy xã hội và động viên GV, HS thi đua dạy tốt, học tốt.
Các quan điểm chỉ đạo, các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT luôn được triển khai kịp thời. Quy mô giáo dục ổn định, công tác phổ cập giáo dục THCS. Kỉ cương nề nếp trong các trường THCS được giữ vững. Các điều kiện phục vụ cho dạy và học, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư và từng bước đáp ứng nhu cầu cho hoạt động giáo dục.
Chất lượng GD có sự chuyển biến theo hướng toàn diện. Chất lượng đại trà có chuyển biến tích cực, chất lượng HS giỏi được duy trì và kết quả HS đạt giải trong các kì thi cấp tỉnh tăng và có nhiều giải cao.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV được quan tâm chú trọng theo hướng chuẩn hoá, trên chuẩn, từng bước đảm bảo số lượng, cơ cấu, GV có tay nghề khá vững vàng. Công tác QLGD có nhiều đổi mới đảm bảo kỉ cương nề nếp và hiệu quả. Trong quá trình thực hiện cuộc vận động “Hai không” đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn nhiệt tình ủng hộ đã có tác động tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện.
2.6.2. Hạn chế
Đội ngũ GV không đồng bộ về cơ cấu bộ môn, nhiều môn thiếu như các môn: Công nghệ, GDCD, Điạ lí, Sinh vật..., chất lượng chưa thật sự đồng
đều tạo nên khó khăn trong sự sắp xếp đội ngũ. Một bộ phận đội ngũ CBQL và GV còn hạn chế về năng lực và trình độ đào tạo, chất lượng giáo dục có sự chuyển biến song chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu mới của giáo dục, còn