Phương pháp chế tạo lớp chống dính:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và vật liệu chống dính ứng dụng để loại bỏ hiện tượng kết dính hạt ure trên đáy tháp tạo hạt (Trang 30)

Lớp chống dính cho hạt Urê được chế tạo bằng phương pháp biến tính nhựa epoxy với hợp chất siloxan.

Lượng nhựa epoxy và PDMS theo đơn phối liệu đã định trước cho từng dãy thí nghiệm được đưa vào hệ thống thiết bị khuấy kỹ trong khoảng 20 phút. Phản ứng đóng rắn nhựa epoxy đồng thời với qúa trình biến tính nhựa với hợp chất siloxan diễn ra tại nhiệt độ thường. Tại đây một lượng chất đóng rắn dạng Versamide 125 (30% tính theo epoxy) và lượng chất khâu mạch (CKM) dạng Tetraethoxyl – silan (TES – 0,5% tính theo PDMS) đuợc nhỏ từ từ vào hỗn hợp nhựa. Tổ hợp nhựa được tiếp tục khuấy trộn trong 30 phút. Sau đó nhựa được trải mỏng trên bề mặt tấm mẫu kim loại hoặc đổ vào khuôn đã chuẩn bị trước với độ dày là 4 mm. Để nhựa đóng rắn tại nhiệt độ thường trong 7 ngày. Sau 7 ngày, tấm nhựa được tách khuôn được gia công thành mẫu nhỏ có kích thước theo tiêu chuẩn đưa đi xác định hàm lượng Gel và thử tính năng cơ lý.

a. Xác định ảnh hưởng của loại nhựa epoxy đến khả năng chống dính:Các mẫu kí hiệu : E1 , E2, E3, E4, E5 tương ứng với loại nhựa Epoxy EDZ – 1 (Nga); ED – 06 (Đức), Epikot – 1001 ( Hà Lan), YD – 128 (Hàn Quốc) và EC – 04 (Trung Quốc)

b. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nhựa EP/ PDMS đến khả năng chống dính:Các mẫu kí hiệu CD – 1, CD – 2, CD – 3, CD – 4 và CD – 5 tương ứng với tỷ lệ ED/PDMS lần lượt là 10/ 90, 30/ 70, 50/ 50, 70/ 30, 90/ 10.

c. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng chất đóng rắn đến hàm lượng Gel các mẫu ký hiệu: V – 10 , V – 20, V – 30, V – 40 và V – 50 tương đương tỷ lệ CĐR/EP lần lượt là 10%, 20%, 30%, 40% và 50%

d. Nghiên cứu vai trò của hàm lượng chất khâu mạch đến hiệu suất chuyển hoá nhựa EP biến tính silixan: Các mẫu TES - 03, TES - 04 , TES- 05, TES - 06, TES- 07 tương ứng với các tỷ lệ CKM/PDMS lần lượt là 0.3, 0.4, 0.5, 0.6 và 0.7.

e. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian biến tính nhựa đén hiệu suất chuyển hoá : các mẫu ký hiệu là Tg -1, Tg -2, Tg - 3, Tg - 4 và Tg - 5 tương ứng với thời gian biến tính thay đổi tương ứng là 1.5 giờ, 2.0, 2.5, 3.0, 3.5 giờ

f. Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến quá trình biến tính nhựa Epoxy. Các mẫu ký hiệu là K -1 , K -2 và K - 3 tương ứng với tốc độ khuấy lần lượt là 600 v/phút; 900 v/ph và 1200 v/ph.

g. Xác định hàm lượng phần gel tạo thành cho các dãy thí nghiệm từ a đến f được tiến hành bằng phương pháp chiết Soxlet theo tiêu chuẩn, sử dụng dung môi chiết là aceton.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và vật liệu chống dính ứng dụng để loại bỏ hiện tượng kết dính hạt ure trên đáy tháp tạo hạt (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)