Hình 3.7 trình bày toàn bộ quy trình gia công chất chống dính lên đáy tháp tạo hạt ở điều kiện thực tế của Công ty Phân Đạm và Hóa chất Hà Bắc.
Hình 3.8. Sơđồ quy trình công nghệ thi công vật liệu chống dính Urê trên đáy tháp tạo hạt.
Quy trình phải được thực hiện liên tục cho đến khi trải xong hệ vật liệu Làm sạch bề mặt Lớp chống dính Epoxy- YD -128 Epoxy- YD -128 Kiểm tra tính chất cơ lý (Sau 7 ngày) Epoxy- YD -128 Versamide 125
Bảo dưỡng hệ vật liệu 7 ngày Kiểm tra khả năng chống dính (Sau 7 ngày) Lớp lót T = 250C, 2 giờ Versamide 125 Kiểm tra độ bám dính (Sau 7 ngày) Lớp đệm T=25oC, 2 giờ Versamide 125
Vải sợi thủy tinh
Siloxan (PDMS)
Bước 1: Làm sạch bề mặt: Bề mặt đáy tháp bằng thép Crom-Niken trước khi phủ hệ vật liệu chống dính cần phải được làm sạch các vết gỉ bằng súng phun cát, bề mặt sau đó cần được làm sạch nhiều lần bằng Aceton, để khô.
Bước 2: Tạo lớp lót: Dung dịch nhựa cho lớp lót đã pha như mục 3.5, được chỉnh đến độ nhớt phù hợp (~40-50giây-theo VZ-4), dùng hỗn hợp dung môi: Aceton-Xylen tỷ lệ 1:1, sau đó được phun đều trên bề mặt thép mạ Crom-Niken. Có thể phun từ 2-3 lần đến khi lớp lót đạt độ dày 100µm.
Bước 3: Tạo lớp đệm: Sau khoảng 2 giờ cho lớp lót se bề mặt tiến hành trải lớp nhựa Epoxy (xem 3.5), sau trải một lớp vải, dùng dao phết qua phết lại cho nhựa thấm đều vào vải tiếp tục phết lớp nhựa thứ 2 và lớp vải thứ 2, cứ như vậy cho đến khi đạt được độ dày của lớp đệm là 4mm. Phủ lớp nhựa cuối cùng và để se sau 2 giờ.
Bước 4: Tạo lớp chống dính: Nhựa Epoxy đã biến tính với PDMS, có sự tham gia của CĐR và TES (CKM) được trải đều trên bề mặt lớp đệm sao cho tạo được bề mặt phẳng, bóng. Tiếp tục trải lớp thứ 2, thứ 3, cho đến khi đạt được lớp chống dính cỡ 200µm. Để yên tĩnh lớp phủ qua 2 giờ và qua 7 ngày cho chúng tạo lưới triệt để. Sau 7 ngày bảo dưỡng, có thể đưa hệ chống dính vào sử dụng.