Dự tính giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và vật liệu chống dính ứng dụng để loại bỏ hiện tượng kết dính hạt ure trên đáy tháp tạo hạt (Trang 62)

Trên cơ sở những nghiên cứu trên, đề tài dự tính giá thành tính cho 1m2 vật liệu chống dính.

Bng 3.15. D tính giá thành (tính cho 1m2 vt liu chng dính) Stt Ch tiêu Đơn v S lượng Đơn giá Thành tin

1 Nhựa Epoxy YD – 128 kg 2,1 60.000 126.000 2 CĐR : Versamide 125 kg 0,6 70.000 42.000 3 PDMS (Siloxan) kg 0,06 90.000 5.400 4 TES kg 0,003 80.000 240

5 Vải thuỷ tinh kg 1,1 40.000 44.000

7 Công lao động 20.000 8 Công chi phí phân

xưởng 242.640 9 Chi phí phân xưởng(5%) 12.132 10 Giá thành sản phẩm 256.772 11 Thuế VAT : 10% 25.477

12 Cộng giá sau thuế 280.249

13 Giá bán dự kiến 320.000

14 Lợi nhuận 39.751

Giá tính trên là hợp lý trong điều kiện Việt Nam, nếu so sánh với giá nước ngoài (cỡ 500.000 đ/ m2), thì giá thành trên mới chỉ bằng 60% giá nhập ngoại.

Nếu so sánh với giá nhựa Teflon (2.500.000 đ/m2) dày 5mm thì loại vật liệu này có giá hợp lý hơn nhiều.

KẾT LUẬN

Với nhu cầu cấp bách của thực tiễn tại Công ty Phân Đạm và Hóa chất Hà Bắc đặt ra là sớm giải quyết vấn đề chống dính cho hai đáy tháp tạo hạt Urê , nhóm đề tài đã tập trung mọi điều kiện để nghiên cứu trong năm qua và đã giải quyêt được những nội dung chính như sau:

1. Đã tiến hành chế tạo hệ vật liệu chống dính cho Urê trên cơ sở hệ vật liệu gồm 3 lớp: lớp lót, lớp đệm và lớp chống dính.

+ Lớp lót có độ dày 100µm, độ bám dính đạt 86%.

+ Lớp đệm là vật liệu polyme-compozit (PC), sử dụng nhựa nền là epoxy, gia cường bằng sợi vải thủy tinh, có độ dày 4 mm. Vật liệu đệm đạt độ bền cơ cao: Độ bền kéo đứt đạt 51,2 MPa, độ bền nén đạt ~116 MPa; độ bền uốn đạt ~ 120 MPa và độ bền va đập Charpy đạt 112 [KJ/m2]. Vật liệu PC có khả năng bền trong hầu hết môi trường hóa chất xâm thực manh, có hệ số già hóa đạt 0,92 tại 90oC trong 72 giờ qua 3 tháng sử dụng.

+ Lớp chống dính được chế tạo trên cơ sở nhựa epoxy biến tính với PDMS, có sự tham gia của chất khâu mạch là Tetraethoxy -Silan (TES). Phản ứng biến tính cho độ chuyển hóa ở mức cao (hàm lương phần Gel đạt 96%).

2. Đã thí nghiệm tối ưu và ổn định quy trình công nghệ chế tạo vật liệu chống dính. Kết quả cụ thể như sau: Hệ vật liệu chống dính bao gồm 3 lớp:

- Lớp lót: Nhựa Epoxy YD-128: 100 ptl; chất đóng rắn Versamide 125 =30% theo Epoxy; T = 250C, t = 7 ngày, lớp lót dày 100µm.

- Lớp đệm: Nhựa Epoxy YD-128: 100 ptl; chất đóng rắn Versamide 125 =30% theo Epoxy; T = 250C, t = 7 ngày, vải thuỷ tinh loại 100 g/m2 = 7 lớp cỡ 256 ô/cm2, lớp đệm dày 4mm.

- Lớp chống dính: Nhựa Epoxy YD-128 biến tính PDMS; Tỷ lệ Epoxy/PDMS =

30/70, TES = 0,5% theo PDMS; CĐR Versamide = 30% theo YD-128; T = 250C, t = 7 ngày → lớp chống dính dày 200 µm.

3. Hệ vật liệu chống dính có khả năng chống dính hạt Urê tốt, tốt hơn hệ chống dính chế tạo từ PVA biến tính, tốt hơn hệ chống dính trên cơ sở este axit béo của dầu thực vật, tốt hơn hệ chống dính từ sáp parafin và sáp ong (wax).

4. Vật liệu chống dính dạng tấm lớn đã được treo thực tế tại đáy tháp tạo hạt qua 3 tháng. Kết quả cho thấy lượng Urê bám trên tấm chống dính (đề tài tạo ra) thấp hơn nhiều so với những tấm vật liệu khác (Teflon, PEKN phủ sáp parafin). 5. Đã xây dựng quy trình công nghệ chế tạo vật liệu chống dính và quy trình gia công chất chống dính lên bề mặt tháp.

6. Kết quả kiểm tra mẫu treo thực tế tại đáy tháp tạo hạt được Công ty Phân Đạm và Hóa chất đánh giá tốt, là cơ sở để vật liệu chống dính sớm được ứng dụng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và vật liệu chống dính ứng dụng để loại bỏ hiện tượng kết dính hạt ure trên đáy tháp tạo hạt (Trang 62)