Quy trình gia công chất chống dính lên bề mặt đáy tháp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và vật liệu chống dính ứng dụng để loại bỏ hiện tượng kết dính hạt ure trên đáy tháp tạo hạt (Trang 75)

Quy trình phải được thực hiện liên tục cho đến khi trải xong hệ vật liệu chống dính và tiến hành trực tiếp tại đáy tháp tạo hạt:

Bước 1: Làm sạch bề mặt: Bề mặt đáy tháp bằng thép Crom-Niken trước khi phủ hệ vật liệu chống dính cần phải được làm sạch các vết gỉ bằng súng phun cát, bề mặt sau đó cần được làm sạch nhiều lần bằng Aceton, để khô.

Bước 2: Tạo lớp lót: Dung dịch nhựa cho lớp lót được pha như sau: Người ta rót từ từ dung dịch chất đóng rắn (30% tính theo nhựa Epoxy) vào dung dịch nhựa Epoxy đang ở trạng thái khuấy. Hệ dung dịch được khuấy trộn tiếp tại nhiệt độ thường trong vòng 10 phút. Sau đó người ta điều chỉnh độ nhớt của hệ đến độ nhớt phù hợp (~40-50giây-theo VZ-4), bằng cách dùng hỗn hợp dung môi: Aceton-Xylen tỷ lệ 1:1. Tiếp theo, dung dịch đã pha như trên được phun

đều trên bề mặt thép mạ Crom-Niken. Có thể phun từ 2-3 lần đến khi lớp lót đạt

độ dày 100µm.

Bước 3: Tạo lớp đệm: Sau khoảng 2 giờ cho lớp lót se bề mặt tiến hành trải lớp nhựa Epoxy, sau trải một lớp vải, dùng dao phết qua phết lại cho nhựa thấm

đều vào vải tiếp tục phết lớp nhựa thứ 2 và đặt lớp vải thứ 2..., cứ như vậy cho

đến khi đạt được độ dày của lớp đệm là 4mm. Phủ lớp nhựa cuối cùng và để se sau 2 giờ.

Bước 4: Tạo lớp chống dính: Nhựa Epoxy đã biến tính với PDMS, có sự

tham gia của CĐR và TES (CKM) được trải đều trên bề mặt lớp đệm sao cho tạo

được bề mặt phẳng, bóng. Tiếp tục trải lớp thứ 2, thứ 3, cho đến khi đạt được lớp chống dính cỡ 200µm. Để yên tĩnh lớp phủ qua 2 giờ và qua 7 ngày cho chúng tạo lưới triệt để. Sau 7 ngày bảo dưỡng, có thểđưa hệ chống dính vào sử

dụng.

III. Bảo quản:

- Hệ vật liệu chống dính đã được gia công trên bề mặt đáy tháp tạo hạt Urê cần được để yên tĩnh trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, không bụi bẩn, không có tác động cơ học lên bề mặt, tạo cho hệ vật liệu đóng rắn và tạo lưới triệt để. Sau 7 ngày, đáy tháp đã phủ vật liệu chống dính Urê có thểđưa vào sử dụng.

IV. Địa chỉ liên hệ:

Viện Hoá học Công nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và vật liệu chống dính ứng dụng để loại bỏ hiện tượng kết dính hạt ure trên đáy tháp tạo hạt (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)