Bước 1: Chế tạo lớp lót.
- Lớp lót được chế tạo trên cơ sở nhựa nền Epoxy YD-128; tỷ lệ CĐR/EP = 30/100; tại nhiệt độ phòng.
- Bề mặt thử: Tôn mạ Crom-Niken. Tiến hành:
a. Lớp lót dùng để kiểm tra độ bám dính:
Nhựa Epoxy YD-128 theo khối lượng là 100g được nạp và bình đựng, hòa thêm 20ml Aceton, khuấy đều trong vòng 20 phút. Sau đó, rót từ từ 30g CĐR dạng Versamide 125 vào dung dịch nhựa Epoxy đang ở trạng thái khuấy. Hỗn hợp được khuấy tiếp 10 phút nữa. Nhựa được trải lên tấm tôn Crom –
Niken, sao cho mẫu màng đạt độ dày ~ 100 µm. Các mẫu được để tĩnh nơi khô ráo, không bụi trong vòng 7 ngày cho màng đóng rắn triệt để. Sau 7 ngày mẫu
được đưa đi xác định độ bám dính bằng phương pháp khía ô.
b. Lớp lót cho hệ vật liệu chống dính:
Lượng nhựa Epoxy YD-128 theo đon phối liệu (tùy theo diện tích bề mặt cần chống dính) được đưa vào bình đựng, nạp thêm 20% Aceton vào khuấy kỹ
trong 20 phút. Sau đó, rót từ từ 30% CĐR theo nhựa Epoxy vào dung dịch nhựa
đang khuấy. Hỗn hợp được khuấy tiếp 10 phút nữa. Sau đó, nhựa được trải đều trên bề mặt cần chống dính, giữ yên bề mặt trong khoảng 2 giờ. Tiếp theo là công đoạn trải lớp đệm lên.
Bước 2: Chế tạo lớp đệm (khung).
Lớp đệm phải là lớp vật liệu có khả năng bền cơ cao đặc biệt lại có khả năng bền với môi trường hoá chất. Ngoài ra lớp đệm phải có khả năng liên kết tốt với lớp chống dính và lớp lót.
Vật liệu để chế tạo lớp đệm là nhựa Epoxy YD - 128, chất đóng rắn là Versamide 125, chất gia cường là vải thuỷ tinh E, loại 100 g/m2, chất độn gia cường là cát thạch anh, cỡ hạt 5 – 10µm, độ ngấm dầu là 40g/100g
Phương pháp chế tạo vật liệu PC dùng làm lớp đệm là phương pháp lăn ép bằng tay. Nhựa epoxy được sử dụng cho mỗi mẻ thí nghiệm là 200g; lượng Versamide 125 là 30% tính theo lượng nhựa EP. Vải thuỷ tinh được cắt nhỏ
thành tấm, kích thước là 200 x 200.
• Tiến hành: Nhựa được chuẩn bị theo khối lượng đã định trước, nạp vào cốc thuỷ tinh 500 ml có hệ thống khuấy được lắp đặt sẵn. Một lượng chất đóng rắn Versamide 125 được rót từ từ vào cốc trong khi cánh khuấy đang làm việc. Tiến hành khuấy trộn trong 15 phút. Tiếp theo lượng cát thạch anh ( tính toán là 20g – 10% theo nhựa epoxy) được đưa vào hỗn hợp và khuấy đều trong 10 phút tiếp theo.
Vải thuỷ tinh đã chuẩn bị được tẩm nhựa và được trải phẳng trên bề mặt
đã được chống dính, dùng dao bả quét qua, quét lại cho vải phẳng đều, không còn bọt xuất hiện trên bề mặt. Tiến hành trải lớp vải thứ 2 và lại trà cho phẳng
đều. Sau đó phết tiếp lớp nhựa và tiếp theo là lớp vải thứ 3. Công việc cứ thế
Epoxy đóng rắn hoàn toàn, sau đó mẫu được đưa đi dập theo kích thước tiêu chuẩn cho từng phép đo độ bền cơ.
Bước 3: Chế tạo lớp chống dính.
Lớp chống dính cho hạt Urê được chế tạo bằng phương pháp biến tính nhựa epoxy với hợp chất siloxan.
Lượng nhựa epoxy và PDMS theo đơn phối liệu đã định trước cho từng dãy thí nghiệm được đưa vào hệ thống thiết bị khuấy kỹ trong khoảng 20 phút. Phản
ứng đóng rắn nhựa epoxy đồng thời với qúa trình biến tính nhựa với hợp chất siloxan diễn ra tại nhiệt độ thuờng. Tại đây một lượng chất đóng rắn dạng Versamide 125 (30% tính theo epoxy) và lượng chất khâu mạch (CKM) dạng Tetraethoxyl – silan (TES – 0,5% tính theo PDMS) được nhỏ từ từ vào hỗn hợp nhựa. Tổ hợp nhựa được tiếp tục khuấy trộn trong 30 phút. Sau đó nhựa được trải mỏng trên bề mặt tấm mẫu kim loại hoặc đổ vào khuôn đã chuẩn bị trước với độ dày là 4 mm. Để nhựa đóng rắn tại nhiệt độ thuờng trong 7 ngày. Sau 7 ngày, tấm nhựa được tách khuôn được gia công thành mẫu nhỏ có kích thước theo tiêu chuẩn đưa đi xác định hàm lượng Gel và thử tính năng cơ lý.
IV.Bảo quản.
IV.1. Bảo quản nguyên liệu:
Nhựa epoxy YD-128, chất đóng rắn Versamide 125 khi chưa sử dụng cần
được bảo quản riêng rẽ (phần A và phần B). Bình chứa được đậy kín, để nơi khô ráo, có mái che.
IV.2. Bảo quản vật liệu dạng mẫu:
Tất cả các mẫu của lớp lót, lớp đệm và lớp chống dính được đặt ở nơi khô ráo, thoáng khí, không bụi bẩn, có mái che.
IV.3. Bảo quản hệ vật liệu chống dính đã hoàn thiện:
Sau khi đã gia công hệ vật liệu chống dính lên bề mặt đã được định trước, hệ vật liệu được bảo quản ở trạng thái tĩnh trong thời gian 7 ngày cho hệ đóng rắn triệt để và ổn định. Yêu cầu môi trường: Khô ráo, thoáng, không bụi bẩn, không có tác động cơ học lên bề mặt vật liệu chống dính.