a. Đề xuất kết cấu hệ vật liệu chống dính.
Từ kết quả nghiên cứu ở các mục 3.2.1; 3.2.2 và 3.2.3 trên đây, một hệ vật liệu chống dính gồm 3 lớp như sau:
Bảng 3.9 Đề xuất kết cấu hệ vật liệu chống dính hạt
Stt Lớp Hệ vật liệu Đơn vị tính Độ dày
1 Lót Epoxy YD – 128 µm 100
2 Đệm Polyme compozit
Epoxy YD – 128 Vải thuỷ tinh : 7 lớp Mật độ dệt : 256 ô/cm2
mm 4
3 Lớp chống dính Nhựa Epoxy biến tính Siloxan µm 200 Kết quả bảng 3.9 chỉ ra rằng: lớp lót cần phải có độ dày 100µm để đạt được khả năng bám dính là cao nhất. Lớp đệm (lớp khung vật liệu ) là loại vật liệu PCcó độ dày cỡ 4mm, để đủ có khả năng bền nén và va đập, ngoài ra còn chịu tác động của môi trường hóa chất. Lớp chống dính là lớp nhựa epoxy biến tính siloxan có độ dày cỡ 200µm là cần thiết, để đảm bảo cho khả năng chống dính hiệu quả cao nhất.
b.Mô phỏng kết cấu hệ vật liệu chống dính:
Dựa vào điều kiện gia công thực tế cố thể mô phỏng kết cấu hệ vật liệu chống dính, như trình bày ở hình 3.6
Hình 3.6. Mô phỏng kết cấu hệ vật liệu chống dính tại đáy tháp tạo hạt Urê.
1. Lớp chống dính: Epoxy biến tính Siloxan, 200µm.
2. Lớp đệm (khung): Vật liệu PC, nền Epoxy gia cường vải thủy tinh, 4mm. 3. Lớp lót (Lớp bám dính): Epoxy YD -128, dày 100µm.
nhiên, hệ vật liệu này lại là một hệ thống nhất một khối, bởi vì cơ sở nguyên liệu hình thành các lớp là trên nền tảng nhựa epoxy YD-128, pha nền vật liệu là một pha polyme liên tục. Khi gia công vật liệu ứng dụng trên thực tế, quá trình gia công các lớp sẽ được tiến hành liên tục lần lượt 3 lớp cho đến khi xong, không bị ngắt riêng từng lớp. Việc ngắt riêng chỉ để phục vụ xác định tính chất riêng rẽ của từng lớp.