Chế thử vật liệu chống dính dạng tấm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và vật liệu chống dính ứng dụng để loại bỏ hiện tượng kết dính hạt ure trên đáy tháp tạo hạt (Trang 57)

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu phòng thí nghiệm, kết quả nghiên cứu tạo mẫu lớn và xác định độ lặp lại, kết quả thử nghiệm chống dính Urê, có so sánh với một số chất chống dính khác, một số vật liệu chống dính dạng tấm đã được chế tạo với kích thước 1000x1000x4 mm. Chế tạo vật liệu tuân thủ theo quy trình ở mục 2.3.1 và 2.3.2 (Chương 2- thực nghiệm) và lượng sử dụng như trong bảng 3.13. Tổng lượng nguyên liệu sử dụng là 26,21kg. Lượng vật liệu tấm thu được là 24kg (tương đương 6 m2 tấm chống dính kích thước 1000x1000x4)

Bng 3.13 Chế th vt liu chng dính Urê

Stt Lp Loi vt liu và điu kin S lượng

1 Lớp lót - Nhựa Epoxy YD – 128 :

- Chất đóng rắn : Versamide 125 - Nhiệt độ gia công : 25oC

- Thời gian đóng rắn : 7 ngày

2 kg 0,6 kg

2 Lớp đệm(khung) - Nhựa Epoxy YD – 128 :

- Chất đóng rắn : Versamide 125 -Vải sợi thuỷ tinh loại 100g/m2 (256 ô/cm2 ) 12 kg 3,6 kg 4,0 kg 3 Lớp chống dính - Nhựa Epoxy YD – 128 : - Siloxan (PDMS) - Tetraethoxyl - silan 1,0 kg 2,0 kg 0,01 kg 3.4.2. Kết quả treo mẫu lớn tại đáy tháp tạo hạt - so sánh với một số vật liệu khác

Đã tiến hành treo mẫu lớn tại đáy tháp tạo hạt tại Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Mẫu treo bắt đầu từ 20 tháng 8 năm 2012. Để so sánh mức độ

tiến hành treo đồng thời 2 mẫu vật liệu chất liệu khác. Các mẫu được ký hiệu là: A1; A2 và A3, trong đó:

Mẫu A1: Mẫu tấm Polyeste không no, cốt sợi thủy tinh phủ lớp chống dính sáp Parafin, SIKA-TR1

Mẫu A2: Mẫu tấm Epoxy gia cường sợi thủy tinh lớp chống dính: Epoxy biến tính Siloxan (của đề tài)

Mẫu A3: tấm nhựa Tetraflor polyetylen (TFPE) (Teflon)

Kết quả kiểm tra khả năng chống dính sau 3 tháng được trình bày trong bảng 3.14.

Bng 3.14. Kết qu th treo mu ln ti đáy tháp to ht Urê (Công ty Phân

đạm và Hóa cht Hà Bc). So sánh vi mt s vt liu khác. Lượng Urê bám trên mu (Kg)

Stt Tên mu Thành phn vt liu chng dính 1 tháng 2 tháng 3 tháng Đánh giá

1 Mẫu A1 PEKN (tấm) 0,265 1,734 2,616 Urê còn bám dính nhiều 2 Mẫu A2 (EP/PDM S) 30/70 (tấm) 0,012 0,058 0,112 Urê bám dính ít, không đáng kể 3 Mẫu A3 Teflon (tấm) 0,024 0,076 0,128 Urê bám

dính ít, không đáng

kể Từ kết quả bảng 3.14 cho thấy: mẫu A1 thể hiện là mẫu có khả năng chống dính kém hơn hai mẫu A2 và A3. Sau 1 tháng treo mẫu, lượng Urê đã bám trên mẫu A1 là 0.265 kg, trong khi ở mẫu A2; A3 là không đáng kể, lần lượt là 0,012 kg và 0,024kg. Sau hai tháng ba tháng, lượng Urê tiếp tục bám trên mẫu A1 tăng lên 1,734kg và 2,616kg, trong khi đó, lượng Urê bám trên mẫu A2 và A3 là không nhiều. Sau 3 tháng, lượng Urê bãm trên mẫu A2 và A3 lần lượt là 0,112kg và 0,128kg trên diện tích 1m2 mẫu. Như vậy có thể thấy là: Mẫu A2 và A3 có khả năng chống dính tốt. Tuy nhiên mẫu A3 với chất liệu là Teflon,

với giá thành rất cao, không thích hợp để có thể thay thế vật liệu đáy tháp tạo hạt tại Công ty phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Như vậy, mẫu A2 là mẫu vật liệu chống dính (của đề tài) đã thể hiện được khả năng chống dính tốt ( Có biên bản treo mẫu và nhận xét đánh giá của Công ty phân đạm-hóa chất Hà Bắc kèm theo).

Hình 3.7. Mu chng dính treo ti đáy tháp to ht

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và vật liệu chống dính ứng dụng để loại bỏ hiện tượng kết dính hạt ure trên đáy tháp tạo hạt (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)