Khả năng bám dính cao của hệ vật liệu chống dính đóng vai trò quan trọng đến chất lượng và thời gian sử dụng của hệ. Với thực tế áp dung tại công ty Phân Đạm hiện nay, phần đáy của tháp được tạo hạt hiện tại là một loại thép được mạ Crom – Niken trên bề mặt. Như vậy có nghĩa là muốn đưa hệ chống dính lên đáy tháp tạo hạt thì hệ chống dính cần phải có khả năng bám dính cao trên bề mặt thép mạ Crom- Niken. Nhựa Epoxy là một loại nhựa có độ bám dính trên bề mặt kim loại mạ Crom – Niken, vì vậy nhựa được lựa chọn làm lớp bám dính (lớp lót) cho hệ vật liệu này.
Những kết quả nghiên cứu ở mục 3.2.1 và 3.2.2 đã chỉ ra rằng nhựa Epoxy YD-128 là phù hợp cho việc biến tính với Sitoxan để chế tạo lớp chống
Thí nghiệm kiểm tra khả năng bám dính của nhựa được thực hiện theo các điều kiện cố định như: tỷ lệ CĐR/EP = 30/100; T = 250C; t = 7 ngày. Độ bám dính của lớp lót epoxy được kiểm tra trên 03 bề mặt tiêu biểu: Tôn mạ Crom – Niken; Bê tông và tấm nhựa PVC và theo độ dày lớp lót khác nhau. Kết quả kiểm tra khả năng bám dính của các mẫu được trình bày trong hình 3.5.
Hình 3.5. Ảnh hưởng của độ dày lớp lót đến khả năng bám dính của nhựa Epoxy lên các bề mặt khác nhau.
Điều kiện: EP/Versamide = 100/30; T = 250C; t = 7 ngày.
Kết quả từ kình 3.5 cho thấy: nhựa Epoxy YD-128 dùng cho lớp lót có độ bám dính cao trên bề mặt tôn mạ Crom – Niken và Bê-tong, nhưng có độ bám dính kém trên bề mặt tấm nhựa PVC. Với độ dày lớp lót tăng lên, chỉ ra một sự cải thiện của khả năng bám dính. Tuy nhiên, khi độ dày của lớp lót tăng đến 125 µm,độ bám dính của nhựa trên cả 3 chất liệu đều có xu hướng giảm dần. Ở độ dày lớp lót là 100 µm, lớp lót có độ bám dính cao nhất (86%). Độ dày này cũng được lựa chọn cho những nghiên cứu tiếp theo.