Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trong công tác GDĐĐ ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Tây Hồ,Thành phố Hà Nội (Trang 74)

trường THPT Tây Hồ - TP Hà Nội

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân thứ nhất: Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng

của hoạt động GDĐĐ của các đối tượng tham gia công tác GDĐĐ cho HS. Vì vậy nhận thức hạn chế nên nhiều cán bộ quản lý, giáo viên chưa thật nhiệt tình tham gia quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, có không ít GVCN buông lỏng công tác GDĐĐ cho HS.

Một bộ phận giáo viên do tác động của cơ chế thị trường có những biểu hiện sai lệch về đạo đức nghề nghiệp, lối sống như; chưa tâm huyết với nghề nghiệp; thiếu ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm uy tín nhà giáo; thiếu lòng nhân ái bao dung độ lượng, chưa thực sự đối xử hòa nhã với HS, đồng nghiệp, chưa sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người học, chưa thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của nhà trường, của ngành, không đánh giá đúng năng lực của người học, tổ chức dạy thêm tràn lan, chưa thật sự gần gũi với phụ huynh học sinh.

Một số thầy cô GVCN nhiệm chưa thật sự quan tâm đến HS, chưa dành thời gian tìm hiểu tâm lý, tình cảm, hoàn cảnh của HS còn ít, không thực sự gần gũi với HS, vì vậy không hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em. Thầy cô chủ nhiệm chủ yếu thực hiện việc GDĐĐ cho HS qua giờ sinh hoạt

lớp hàng tuần. Nội dung sinh hoạt chủ yếu là phê bình nhắc nhở, kiểm điểm khuyết điểm của HS trong tuần nên thường rất nặng nề, khô cứng. Nhận xét của giáo viên thường áp đặt, chủ quan một chiều, thiếu dân chủ. Những biểu hiện của một số bộ phận giáo viên cũng đã gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức, nhân cách HS và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý GDĐĐ cho HS của nhà trường.

Nguyên nhân thứ hai: Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện quản lý

GDĐĐ chưa được quan tâm thích đáng, nhà trường chưa xây dựng được màng lưới tổ chức quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS.

Kế hoạch hoạt động GDĐĐ của nhà trường thường lồng ghép vào kế hoạch chung của nhà trường, chưa có kế hoạch tổng thể hàng năm, học kỳ, hàng tháng với những mục tiêu nội dung cụ thể.

Kế hoạch GDĐĐ cho HS dưới cờ chưa hoạt động thường xuyên, chưa có nội dung sinh hoạt hấp dẫn lôi kéo HS, chủ yếu là tổng kết phê bình nhắc nhở HS, hiệu quả giáo dục không cao

Công tác GDĐĐ trong giờ sinh hoạt cũng chưa có nội dung sinh hoạt cụ thể phần lớn GVCN nhận xét phê bình, nhắc nhở HS, bên cạnh đó giờ sinh hoạt lại thường xuyên bị cắt giờ để GVCN họp hay phục vụ lao động và các hoạt động học tập của nhà trường.

Công tác đánh giá khen thưởng chưa động viên kịp thời, chưa động viên được phong trào thi đua của giáo viên và học sinh.

Chỉ đạo công tác Đoàn thanh niên của nhà trường chưa có hiệu quả, Đoàn viên giáo viên không muốn tham gia làm cán bộ Đoàn vì hoạt động đoàn là tình nguyện mất thời gian, không đen lại lợi ích kinh tế. Phần lớn các giáo viên trẻ tập trung vào việc dạy thêm, hết giờ ở trường thì họ nhanh chóng đi dạy thêm ở bên ngoài hay về chăm lo việc gia đình. Mặt khác kinh phí cho các hoạt động rất hạn hẹp, ảnh rất nhiều đến chất lượng hiệu quả các hoạt động đoàn nói chung và hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức cho nói riêng.

Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc giáo dục và quản lý GDĐĐ cho HS, qua bảng 2.3 phần lớn ý kiến cho rằng:

- Nguyên nhân bản thân

Với 80,4% ý kiến cho rằng do tính tự giác của học sinh chưa cao, 77,2% cho là sự nhận thức của học sinh về GDĐĐ còn thấp; 75,9% cho là do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức. Và các bạn đã hiểu sai cái tự do đó, tự do không phải là làm những gì mình thích, tự do phải là một giá trị để đảm bảo hạnh phúc của mình và người khác.

- Nguyên nhân từ gia đình

Gia đình chính là một tế bào của xã hội, gia đình có vai trò hết sức quan

trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ nhỏ và là nền tảng duy trì nhân cách đạo đức của con mgười. Số ý kiến cho rằng 62,7% thiếu sự quan tâm của gia đình, 62,7% là do người lớn chưa gương mẫu. Hiện nay không ít gia đình có những “ lỗ hổng ” rất lớn, hầu như người nào sống biết người đó; cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải vật lộn với cuộc sống, với đồng tiền. Sau giờ làm, cha bận “tiếp khách” ở quán nhậu, mẹ bận việc nhà, thế là cha mẹ không có thời gian dành cho con cái, bữa cơm gia đình thường không có đủ mặt, chưa kể cha mẹ còn xích mích cãi vã, thế là sự “quan tâm” của cha mẹ với con cái chỉ là có tiền cho con đi học, học chính quy, học thêm, học đàn, học nhạc, học võ... Và thay vì khuyên bảo thì chỉ là quở trách và la mắng. Dần dà con cái không biết nương tựa vào ai, không biết tâm sự cùng ai. Một số sinh ra cách sống đơn độc, nhút nhát, khó gần; số khác sẽ tụ tập với những kẻ “cùng tâm trạng” để quậy phá xưng hùng xưng bá, sống bất cần đời. Và để lấy “số má” với bạn bè, chúng sẽ làm bất cứ gì, chơi bất cứ thứ chi để chứng tỏ “đẳng cấp”, “thua trời một vạn không bằng kém bạn một li”.

Qua ý kiến khảo sát cho thấy nhà trường cũng chưa làm tốt công tác quản lý hoạt động GDĐĐ HS: 44% quản lý giáo dục của nhà trường chưa đồng bộ, 42,7% Ban giám hiệu và ĐTN chưa làm tốt công tác GDĐĐ cho HS, 44% vai trò của các môn xã hội; môn GDCD, lịch sử, văn học trong việc GDĐĐ cho HS chưa hiệu quả, 47,7% cho là một số thầy chưa quan tâm đến GDĐĐ cho HS, năng lực sư phạm còn hạn chế, 60,4% chương trình GDĐĐ ở các trường THPT chưa thiết thực, 46,8% Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa hiệu quả, 46,8% nhà trường chưa phát huy được tính tự giác rèn luyện đạo đức của HS. Nhà trường hiện nay cũng chỉ đề cao việc nhồi nhét kiến thức, đề cao việc “đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế”. Việc giáo dục đạo đức, giáo dục công dân cho người học gần như bị bỏ quên hoặc bị xem là thứ yếu. Ông Đỗ Văn Tiến, đại diện phụ

huynh học sinh trường THPT Tây Hồ, Hà Nội nêu quan điểm: “Thực trạng xã

hội bây giờ quá nhức nhối. Tôi nghĩ rằng sự quan tâm của nhà giáo và cách đối xử của nhà giáo với học sinh chưa thực sự tốt. Sự quan tâm thực sự, coi các con như con của mình chưa tốt, hầu như các trường học lấy sự kỉ luật, chì

chiết rồi xử lý là chính, chưa thực sự có sự đồng cảm trong giáo dục”. Do

một số bộ phận giáo viên chưa quan GDĐĐ, công tác Đoàn trong các nhà trường còn đơn điệu, kém hiệu quả, vai trò của các môn học xã hội trong đó có môn GDCD còn kém.

- Nguyên nhân từ xã hội

Qua khảo sát đánh giá có 66,5% ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến vi phạm đạo đức HS là do những tiêu cực của xã hội, 70% là do sự bùng nổ công nghệ thông tin, việc ảnh hưởng của các phim ảnh, website, 60,9% cho rằng do sự tác động tiêu cực của văn hóa hội nhập. Nhìn vào thực tế, ta thấy được những hậu quả do hội nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng đạo đức của con người. Từ đó, nẩy sinh ra nhiều kiểu sống bệnh hoạn, làm băng hoại những giá trị truyền thống văn hoá. Trong mục “Gặp gỡ đầu tuần” của báo Phụ Nữ , cố Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn

Thị Oanh cho biết: “Dường như xã hội chưa quan tâm đến việc giáo dục

nhân cách cho giới trẻ”. Mối quan ngại của bà là mặc dù ngày nay lãnh vực

khoa học kỹ thuật, kinh tế phát triển rất nhanh nhưng xã hội khó lòng đi lên nếu thế hệ trẻ không coi trọng việc học và rèn luyện đạo đức làm người. Trong khi đó hiệu quả của mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn thấp, quản lý nhà trường và gia đình lỏng lẻo.

Nguyên nhân thứ tư; Sự phối hợp ba môi trường giáo dục Nhà trường,

gia đình, xã hội còm lỏng lẻo

Về mặt lý luận chúng ta đều thấy rằng việc GDĐĐ cho HS không là tránh nhiệm riêng của một bộ phận nào đó mà là trách nhiệm chung. chất lượng của quá trình GDĐĐ không thể có hiệu quả, chất lượng không thể như mong muốn nếu như không có sự phối hợp đồng bộ giữa ba bộ phận trên. Tuy nhiên hiện nay việc phối hợp ba môi trường giáo dục còn chưa đạt yêu cầu, hiệu quả còn thấp, chưa tranh thủ được các lực lượng xã hội. Nhà trường chủ yếu làm tốt công tác phối hợp với chính quyền và với lực lượng công an đia phương trong việc đảm bảo công tác an ninh trật tự, môi trường giáo dục lành mạnh, giải quyết các vụ việc đánh nhau...còn việc huy các đoàn thể hỗ trợ và cuộc với nhà trường thì chưa hiệu quả, các tổ chức xã hội chưa làm tốt việc tuyên truyền GDĐĐ cho HS thông qua các kênh thông tin xã hội.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Thiếu sự quan tâm của gia đình học sinh. Một số gia đình chưa thật

sự quan tâm đúng mức tới công tác GDĐĐ cho các con em, chưa thường xuyên liên hệ với nhà trường để nắm bắt kết quả học tập và rèn luyện của con em mình, thường phó mặc hoàn toàn cho nhà trường.

- Pháp luật nhà nước: chưa nghiêm, những tiêu cực và các tệ nạn xã

hội tác động không nhỏ vào việc quản lý hoạt GDĐĐ HS.

Chương trình nội dung và thời gian: Chương trình học tập văn hóa

nhiều, quỹ thời gian dành cho các hoạt động GDĐĐ cho HS hầu như là không có. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không biết tổ chức học tập vào

thời gian nào, phần lớn CVCN và phụ huynh HS không muốn cho con em mình tham gia vào các hoạt động xã hội, việc bố trí hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ yếu vào các giờ nghỉ, ngày nghỉ, giáo viên bận lên lớp cả hai buổi nên cũng không có điều kiện tổ chức, quản lý các hoạt động khác. Kinh phí phục vụ cho hoạt động ngoại khóa còn thiếu, nhà trường chưa huy động được các nguồn lực tài chính hỗ trợ cho các hoạt động.

Tóm lại hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường THPT Tây Hồ còn nhiều

hạn chế, kinh phí, thời gian, địa điểm,các điều kiện chủ quan và các điều kiện

khách quan có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác GDĐĐ của nhà trường. Muốn làm tốt công tác này nhà trường cần phải có nhận thức đúng và phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể cùng với những giải pháp thiết thực và khả thi hơn.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong những năm qua trường THPT Tây Hồ - Hà Nội đã tập trung chỉ đạo quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, công tác quản lý hoạt động GDĐĐ trong những năm qua nhà trường đã đạt được một số thành tích nhất định và đã thực sự góp phần đưa hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên công tác quản lý của nhà trường nói chung, quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh nói riêng còn bộ lộ nhiều bất cập: Bộ máy tổ chức quản lý GDĐĐ chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp trong công tác; năng lực của nhiều GVCN lớp còn hạn chế; việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chưa thật tốt; việc kiểm tra, đánh giá chưa tiến hành thường xuyên, quy định không chặt chẽ; việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục thiếu chặt chẽ, chưa phát huy được vai trò tự giáo dục của HS. Để khắc phục những hạn chế trên, nhằm nâng cao chất GDĐĐ nói riêng và chất lượng đào tạo nhà trường nói chung đòi hỏi sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ những người làm công tác GDĐĐ mà cần có sự đổi mới căn bản về công tác tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Đó là những nội dung mà tôi sẽ tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn

CHƢƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÂY HỒ

TP HÀ NỘI - GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ HS ở trƣờng THPT Tây Hồ - TP Hà Nội

Trên cơ sở thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ HS ở trường THPT Tây Hồ, tôi đưa ra một số nguyên tắc cơ bản có tính quy luật của lý luận giáo dục, có tác dụng chỉ đạo, định hướng cho hoạt động giáo dục nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đạt được mục đích giáo dục đã định.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Tây Hồ,Thành phố Hà Nội (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)