Đặc điểm chung của trường THPT Tây Hồ TP Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Tây Hồ,Thành phố Hà Nội (Trang 46)

Thành lập năm 2002, sau 10 năm xây dựng và phát triển, năm 2010 là năm đánh dấu nhiều đổi thay của trường THPT Tây Hồ. Đó là sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng dạy học, sự chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất của trường chuẩn quốc gia, sự lớn mạnh về uy tín của nhà trường trong hệ thống các trường THPT của Thành phố. Từ năm học 2007 - 2008, khi nề nếp, kỉ luật của học sinh đã tốt, trường Tây Hồ bắt tay tập trung đẩy mạnh, nâng cao chất lượng dạy học cùng với việc thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào lớn của Thành phố và của Ngành Giáo dục. Chất lượng dạy học khi đó còn rất khiêm tốn, tỉ lệ học sinh khá giỏi mới chỉ có 42%, tỉ lệ học sinh yếu kém còn trên 10%, nhưng chỉ sau hai năm, năm học 2012-2013 vừa qua đã có trên 60% học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi và tiên tiến, 99% học sinh lớp 12 thi đỗ tốt nghiệp THPT và chỉ còn 2% học sinh xếp loại văn hoá yếu.

2.2.2. Kết quả hoạt động giáo dục của trường THPT Tây Hồ trong những năm gần đây

2.2.2.1. Qui mô phát triển học sinh

Trong những năm gần đây số lượng học sinh tương đối ổn định về số lớp và số lượng học sinh.

Bảng 2.4: Qui mô phát triển học sinh trong những năm gần đây

Năm học 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 – 2013

Số lớp 35 36 36

Số HS 1423 1502 1519

2.2.2.2. Chất lượng giáo dục văn hóa

Được sự quan tâm, đầu tư của Thành phố Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, ban lãnh đạo và

các cập chính quyền của UBND quận Tây Hồ. Trường THPT Tây Hồ có đầy đủ cơ sở vật chất khang trang, đồng bộ, có đội ngũ giáo viên trẻ, trình độ chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết. Giáo dục của trường THPT Tây Hồ trong những năm gần đây và trong các năm tới đang và sẽ phát triển mạnh mẽ, giáo dục đã trở thành điều mong muốn tất yếu của các bậc phụ huynh, mục tiêu học ngày càng phát triển.

Bảng 2.5. Chất lƣợng giáo dục văn hóa của trƣờng THPT Tây Hồ qua các năm học Xếp loại Năm học Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2010 – 2011 1423 84 6,9 832 59,6 492 32,6 15 0,9 2011 – 2012 1502 87 6,3 832 56,0 553 35,9 29 1,9 2012 - 2013 1519 92 6,1 837 55,1 559 36,8 31 2,0 ( Nguồn: BGH nhà trường)

Trường THPT Tây Hồ có điểm đầu vào thấp hơn nhiều so với các trường trên địa bàn quận, phần nhiều là tuyển nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3, ý thức học tập HS chưa cao. Để nâng cao chất lượng học tập của HS, trong những năm vừa qua nhà trường không ngừng tập trung đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục.

Đối với hoạt động giảng dạy: Chú trọng vào việc nghiên cứu các phương pháp giảng mới dạy đạt hiệu quả cao, đầu tư chất lượng soạn giảng, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường việc dự giờ đồng nghiệp, áp dụng các thiết bị hiện đại vào dạy học, tổ chức các tiết chuyên đề và các tiết hội giảng.

Đối với hoạt động học của HS: Đẩy mạnh phong trào học tập trong HS, tổ chức các đợt thi đua học tập tốt nhân các ngày lễ lớn, xây dựng mô hình

học tập đôi bạn cùng tiến, tổ chức các câu lạc bộ học tập. Chú trọng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, bỗi dưỡng thi đại học, đẩy mạnh các kỳ kiểm tra, thường xuyên đánh giá chất lượng học tập của HS.

Kết quả: Năm học 2011- 2012 tỷ lệ HS khá, giỏi đạt 61,2% đây là điều đáng khích lệ của nhà trường. Tuy nhiên có xu hướng giảm so với các năm học trước, số học sinh có học lực trung bình và học lực yếu có chiều hướng gia tăng.

2.2.2.3. Về chất lượng giáo dục đạo đức

Bảng 2.6. Thống kê xếp loại hạnh kiểm học sinh trƣờng THPT Tây Hồ qua một số năm Xếp loại Năm học Tổng số HS Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2010 – 2011 1423 956 67,7 442 29,4 44 2,8 2 0,1 2011 – 2012 1502 1063 71,5 383 24,9 51 3,3 4 0,3 2012 - 2013 1505 1072 71,0 387 25,7 45 3,0 3 0,4

( Nguồn:Điều tra từ BGH nhà trường)

- Công tác GDĐĐHS là một trong những nhiệm vụ quan trọng, giáo dục toàn diện của nhà trường.

+ Trong những năm học vừa qua nhà trường luôn đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương, tổ quốc XHCN , ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm tốn, dũng cảm, giáo dục pháp luật....

+ Tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ lớn ngày 20/11, 22/12, 3/2, 26/3, 19/5...

+ Tổ chức chuyên đề sinh hoạt ngoại khóa hàng tuần, hàng tháng và tiết sinh hoạt theo chủ đề.

- Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ HS có hạnh kiểm tốt cao, tuy vậy số HS có hạnh kiểm khá vẫn chiếm trên 25% và đặc biệt tỷ lệ HS có hạnh kiểm trung bình còn chiếm trên 3%, Điều đáng lo ngại là hàng năm nhà trường vẫn còn có 0,3% HS có hạnh kiểm yếu. Thực trạng cho thấy trong những năm học vừa qua ý thức đạo đức HS chưa ngoan có phần gia tăng; số HS vi phạm giao thông nhiều, số vụ việc xích mích đánh nhau, số HS hút thuốc lá, chơi cờ bạc ăn tiền có chiều hướng tăng, giờ học HS mất trật tự nhiều, có những HS thường xuyên vi nội quy quy định của nhà trường và vô lễ với GV...

2.2.2.4. Quản lý và xây dựng đội ngũ

- Quản lý và phát triển đội ngũ được xác định là chiến lược trọng tâm, là tiền đề quan trọng để giữ vững qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Sự tồn tại và phát triển của Nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, đánh giá và thay thế cán bộ giáo viên.

- Đội ngũ cán bộ của trường đều đạt các tiêu chí cơ bản:

+ Có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo, tư duy đổi mới. + Có đạo đức tốt, sức khoẻ tốt.

+ Có ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước công việc. + Yêu nghề, gắn bó với Nhà trường.

- Năm học 2012 - 2013 trường THPT Tây Hồ tròn 10 năm tuổi với đội ngũ giáo viên tuổi đời còn trẻ ( 75% dưới 35 tuổi ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân

viên được đánh giá khá, giỏi trên 70%.

+ 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy tính, 70% giáo viên sử dụng được tiếng anh trong giao tiếp, nghiên cứu.

+ 100% giáo viên biết dụng công nghệ thông tin giảng dạy .

+ Trên 30% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ sau Đại học ( Kể cả đang theo học ).

Bảng 2.7. Thống kê về đội ngũ GV trƣờng THPT Tây Hồ năm học 2012 -2013

TT Bộ môn lƣợng Số

Trình độ chuyên môn Trung bình năm thâm niên Thạc sĩ Cử nhân SL % SL % 1 BGH 4 4 100 0 0,0 5 2 Toán 15 4 27 11 73 15 3 Lý 8 1 12,5 7 87,5 12 4 Hóa 8 7 87,5 1 12,5 11 5 Tin 3 0 0,0 3 100 9 6 Sinh 4 0 0,0 4 100 22 7 Văn 10 5 50 5 50 14 8 Sử 4 4 100 0 0,0 12 9 Địa 3 2 66,7 1 33,3 14 10 GDCD 2 1 50 1 50 8 11 Anh văn 10 2 20 8 80 12 12 Thể dục 5 1 20 4 80 6 13 GDQP 2 0 0,0 2 100 3 14 Công nghệ 2 1 50 1 50 8 15 Tổng số 76 28 36,8 48 63,2 11

( Nguồn BGH Trường THPT Tây Hồ )

2.2.2.5. Về xây dựng cơ sở vật chất

- Trường học luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khám phá, truyền tải tri thức nhân loại. Một ngôi trường tốt không chỉ thể hiện ở việc giảng dạy kiến thức của những giáo viên giỏi mà còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất của ngôi trường đó. Cơ sở vật chất hiện đại, chuẩn mực tác động rất lớn đến chất lượng dạy học, việc đầu tư vào cơ sở vật chất

- Để tạo điều kiện nâng cao chất lượng, trong những năm học vừa qua trường THPT Tây Hồ không ngừng đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động dạy và học.

- Năm học 2012 - 2013 nhà trường có: 32 phòng học, 6 phòng bộ môn, 6 phòng chức năng, 1 phòng thư viện, một dãy nhà điều hành của BGH, ĐTN, công đoàn, phòng truyền thống, phòng phục vụ đầy đủ và được sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng bộ môn, phòng tập đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.

- Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất gồm: 1 sân bóng cỏ nhân tạo, 1 nhà thể chất, sân thể thao: cầu lông, bóng rổ, bóng bàn, bóng chuyền hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập ngoại khóa của HS.

- Có thể khẳng định rằng trường THPT Tây Hồ có một cơ sở vật chất hiện đại, đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu dạy và học của thầy và trò, với một

môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp” thân thiện, tích cực.

2.2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động GDĐĐ HS ở trường THPT Tây Hồ- Hà Nội

2.2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, GV, HS và phụ huynh học

sinh về nội dung GDĐĐ HStrường THPT Tây Hồ.

Nhận thức về tầm quan trọng của GDĐĐ HS trong nhà trường

Để tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý các hoạt động GDĐĐ HS, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 300 phiếu, bao gồm CBQL, GV, tổ chức công đoàn, ĐTN, HS, CMHS trường THPT Tây Hồ, tổ chức chính quyền trên địa bàn quận Tây Hồ.

4,7% 95,3% Rất quan trọng Quan trọng Biểu đồ 2.1: Nhận thức của các LLGD về tầm quan trọng GDĐĐ HS 0,3% 75,0 22,7 Không quan trọng Biểu đồ 2.2: Nhận thức của HS về tầm quan trọng GDĐĐ HS

Qua kết khảo sát nhận thấy quan điểm GDĐĐ HS giữa các lực lượng

giáo dục và HS có sự khác nhau về nhận thức. Đối với các lực lượng giáo dục có 95,7% ý kiến cho rằng GDĐĐ HS trong trường học là rất quan trọng, về phía HS có 75,0% ý kiến đánh giá là rất quan trọng. Có thể thấy đa phần các em đều nhận thức được vai trò của đạo đức và GDĐĐ. Song một bộ phận không nhỏ chiếm 22,7% ý kiến cho là quan trọng, có 0,3% ý kiến là không quan trọng, họ thờ ơ, coi nhẹ đạo đức việc GDĐĐ và nhận thức về đạo đức một cách mơ hồ, thiếu mục đích, không có lý tưởng sống.

Như vậy cả hai đối tượng đối tượng giáo dục và được giáo dục đều có một bộ phận không nhỏ có nhận thức chưa thật đầy đủ, chưa rõ tầm quan trọng của giá trị đạo đức và GDĐĐ. Đây cũng là điểm yếu kém mà các lực lượng giáo dục cần giải quyết.

Nhận thức về mức độ cần thiết của các nội dung GDĐĐ HS ở

trường THPT Tây Hồ

Để đánh giá về nhận thức của HS về những phẩm chất cần thiết phải giáo dục trong trường THPT, tôi đã tiến hành khảo sát 260 phiếu bao gồm:

CBQL, giáo viên, phụ huynh học sinh, HS với nội dung sau: Theo các em những phẩm chất nào sau đây là cần thiết phải giáo dục đối với HS? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.8. Nhận thức của học sinh về nội dung GDĐĐ học sinh T T Nội dung Rất cần thiết (%) Cần Thiết (%) Không cần thiết (%)

1 Kính trọng thầy, cô giáo 68,6 16,8 0,5

2 Thật thà trung thực 50,9 35,0 1,8

3 Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể 50,9 34,1 1,4

4 Lối sống văn hóa, lành mạnh 52,7 31,4 1,0

5 Tôn trọng pháp luật, nội qui 47,7 38,2 0,5

6 Thái độ đúng đắn về tình bạn, tình yêu 36,4 46,3 5,9

7 Lòng nhân ái vị tha, yêu thương con

người 44,5 40,9 3,2

8 Ý thức vượt khó 40,9 40,5 2,7

9 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trên

nhường dưới 54,5 28,2 1,0

10 Ý thức tham gia giữ gìn trật tự, an ninh,

phòng tránh các tệ nạn xã hội 41,0 30,9 1,4

11 Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi

trường 32,3 37,7 1,0

( Nguồn: Điều tra ở trường THPT Tây Hồ, tháng 10/2013)

Trong những năm học vừa qua nhà trường đã không ngừng đẩy mặt công tác tuyên truyền GDĐĐ cho HS, giúp cho LLGD nhận thức được vai trò những vấn đề cần thiết trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho HS, thông qua đó giúp HS nhận thức được những phẩm chất đạo đức cần thiết của lứa tuổi học trò. Qua khảo sát, kết quả cho thấy nhà trường đã làm tốt công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. phần lớn ý kiến nhận thức được những phẩm chất đạo đức trên là rất cần thiết và cần thiết để GDĐĐ cho HS trong nhà trường THPT, cơ bản HS quan niệm cần phải làm tốt các nội dung sau: 85,4% ý kiến cho rằng phải kính trọng thầy cô giáo, 82,7% ý kiến cho rằng

phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trên nhường dưới, 85% ý kiến cho rằng phải có tinh thần đoàn kết, đoàn kết trong học tập, đoàn kết trong thi đua và hoạt động, 84,1% là giáo dục lối sống văn hóa, lành mạnh, 85,9% khiêm tốn, thật thà trung thực, 81,4% là giáo dục tinh thần vượt khó. Bên cạnh đó vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế; do việc GDĐĐ cho HS chưa thường xuyên, chưa triệt để, nội dung chưa phong phú, chưa sâu rộng dẫn đến một bộ phận không nhỏ HS còn xem nhẹ việc GDĐĐ cho HS trong nhà trường, đặc biệt 5,9% ý kiến cho rằng không cần thiết phải giáo dục thái độ đúng đắn về tình bạn, tình yêu, 3,2% lòng nhân ái vị tha yêu thương con người. Bên cạnh đó rất nhiều HS còn lững lự, băn khoăn không biết cần giáo dục những phẩm chất đạo đức nào.

Giá trị đạo đức thanh thiếu niên Việt Nam trong thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế, văn hóa các vấn đề xã hội, cùng với những tác động của kinh tế thi trường thúc đẩy trong nhiều lình vực. Đồng thời, bên cạnh đó, đã xuất hiện những mặt trái, có ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề đạo đức và lối sống của đối tượng thanh thiếu niên, học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường Thái độ kính trọng - lễ phép đối với các bậc cha chú, anh chị cũng bị xem nhẹ, ít được uốn nắn, kiểm điểm kịp thời. Thấy người lớn không chào hỏi, chuyện HS nói tục chửi bậy trong sinh hoạt, giao tiếp diễn ra khá phổ biến...

Đứng trước thực trạng trên là một vấn đề lớn cần đạt ra đối với Ban giám hiệu, thầy cô giáo và các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, cần phải có những biện pháp, định hướng để giáo dục thái độ đúng đắn về hành vi đạo đức, các ứng xử xã hội về tình bạn, tình yêu, ý thức vượt khó, ý thức tham gia giữ gìn trật tự an ninh, phòng tránh các tệ nạn xã hội, xây dựng ý thức bảo vệ

2.2.3.2.Thực trạng nhận thức và thực hiện các hình thức GDĐĐ học sinh ở trường THPT Tây Hồ - Hà Nội

Nhận thức về mức độ cần thiết về các hình thức GDĐĐ HS.

Để đánh giá mức độ nhận thức của các hình thức GDĐĐ cho HS qua tổng hợp phiếu 64 phiếu hỏi gồm 4 CBQL, 50 CBGV và 10 bí thư chi đoàn

các lớp về GDĐĐ thông qua các hình thức với nội dung phiếu hỏi: Thầy cô

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Tây Hồ,Thành phố Hà Nội (Trang 46)