quy chế đánh giá, xếp loại học sinh và các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Thước đo của hiệu quả chính là những học sinh tốt nghiệp THPT có đầy đủ các phẩm chất, năng lực theo mục tiêu giáo dục phổ thông trong Luật giáo dục đã quy định.
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ HS ở trƣờng THPT Tây Hồ - TP Hà Nội
3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, CMHS và các tổ chức xã hội về GDĐĐ cho HS
Việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, HS, CMHS là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng GDĐĐ HS và giáo dục toàn diện của trường THPT Tây Hồ. Để làm được điều này sẽ huy động được các lực lượng tham gia vào GDĐĐ cho HS tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện các mục tiêu đề ra của công tác này.
3.2.1.1. Mục tiêu
Làm cho các đối tượng tham gia GDĐĐ cho HS thấy được thực trạng của những vấn đề suy thoái đạo đức hiện nay, những biểu hiện vi phạm đạo đức, pháp luật của nhà nước. Qua đó nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức HS là nhiệm vụ của toàn xã hội và là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường.
Giúp cho việc phối hợp các lực lượng GDĐĐ cho HS được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả.
Giúp cho HS nhận thức, củng cố và phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục, tích cực vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức.
3.2.1.2. Nội dung
- Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,
gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm phát huy cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của mỗi thành viên trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Phổ biến các văn bản pháp quy của Bộ GD & ĐT về mục tiêu giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng. Những yêu cầu của xã hội trước thực trạng đạo đức của học sinh và thanh niên hiện nay, những nguy cơ xuống cấp về đạo đức trong thời kỳ đổi mới.
Đẩy mạnh tuyên truyền cho CBQL, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, HS nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cá nhân, tập thể trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức cho học sinh.
Đẩy mạnh công tác truyền thôngtrong giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống cho HS. Truyền thông có vai trò to lớn trong việc nâng cao nhận thức cũng như điều chỉnh tư tưởng, thái độ và hành vi của con người.
3.2.1.3. Các bước tiến hành
Đối với nhà trƣờng:
- Hiệu trưởng: Là người trực tiếp lên kế hoạch - tổ chức chỉ đạo thực
hiện - giám sát kiểm tra - xử lý kết quả, công tác giáo dục HS nói chung và GDĐĐ cho HS nói riêng cho cả năm học, đảm bảo có tính khả thi; quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Ngành về công tác GDĐĐ HS; chỉ đạo các thành viên trong Hội đồng Giáo dục ( Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, ĐTN, Ban đại diện CMHS … đặc biệt với GVCN ) trong công tác GDĐĐ HS. Qua GVCN truyền đạt đến từng HS tất cả những quy định của nhà trường về tiêu chuẩn đánh giá, những điều cấm, những điều nên làm và những tác hại khi vi phạm kỷ luật. Thiết lập các kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà trường. Hàng năm, cần triển khai thực hiện tốt Quyết định số 09-2005/QĐ-TTg ngày 11-01-2005 của Thủ tướng Chính phủ, về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán
bộ quản lý giáo dục; cuộc vận động "Dân chủ - kỷ cương - tình thương- trách
công tác GDĐĐ HS. Để mỗi thầy, cô giáo tự hoàn thiện mình, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
+ Cần tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho HS, đặc biệt chú trọng thực hiện chỉ thị số 23/CT-TƯ của Ban Bí thư TW Đảng về việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho HS, để giúp các em nhận thức đúng, chủ động tích cực rèn luyện đạo đức. + Tổ chức hội nghị, hội thảo về công tác GDĐĐ HS nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm cho các tổ chức; công đoàn, ĐTN, GVCN, cán bộ giáo viên, CMHS, đại diện chính quyền địa phương và các đoàn thể. Qua hội nghị nhằm tìm ra những hình thức và giải pháp thích hợp để giáo dục và quản lý công tác GDĐĐ HS trong nhà trường. Xây dựng nội dung giáo dục, quy chế, tiêu chí đánh giá đạo đức HS.
- Công đoàn trường: Tổ chức tốt các cuộc vận động " Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động " Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo". " Xây dựng nhà trường thân thiện, HS tích cực", cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo" Góp phần nâng cao công tác quản lý và chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Đối với ĐVTN: Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho
ĐVTN, nâng cao nhận thức tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho ĐVTN. Đẩy mạnh công tác truyền thông, các hoạt động và tổ chức tốt cuộc vận động của đoàn cấp trên, của ngành giáo dục và của nhà trường.
- Đối với GVCN: Phải nhận thức đúng về mục tiêu giáo dục hiện nay,
thấy được vai trò trách nhiệm của mình trong việc GDĐĐ HS.
Đối với cha mẹ học sinh
- Cần trở thành gương tốt cho con, cháu học tập; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp PHHS; thường xuyên phối hợp tốt với GVCN, nhà trường để kịp thời nắm bắt các thông tin, trong công tác quản lý việc học tập, chăm lo giáo dục rèn luyện đạo đức của con em mình. Mỗi CMHS cần quan
tâm xây dựng tổ chức hội CMHS vững mạnh, có mối quan hệ thường xuyên với nhà trường; phát huy vai trò, chức năng Hội CMHS động viên, răn dạy con, cháu chấp hành nội qui của nhà trường, các chủ trương của Đảng và nhà nước.
Đối với tổ chức chính trị xã hội
- Cần thấy được việc GDĐĐ HS là trách nhiệm của toàn xã hội, qua đó chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, nhân dân khối phố, công an khu vực và chính quyền địa phương nơi trường đóng. Hàng năm, thông qua các văn bản, công văn, báo cáo định kỳ, nhà trường trao đổi thông tin đồng thời triển khai kế hoạch với chính quyền địa phương; tham
mưu đưa công tác GDĐĐ HS vào tiêu chí xây dựng, bình chọn “Gia đình văn
hóa - Khu phố văn hoá - Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”; có đánh giá
nhận xét của Chính quyền địa phương về “sinh hoạt hè” của HS; tổ chức ký
cam kết trách nhiệm giữa “ Nhà trường - Chính quyền địa phương ”…
3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ HS ở trường THPT Tây Hồ - TP Hà Nội
Kế hoạch chiến lược là các chương trình hành động tổng quát, là kế hoạch triển khai và phân bố các nguồn lực quan trọng để đạt được các mục tiêu cơ bản, toàn diện và lâu dài của nhà trường. Hay nói một cách đơn giản, kế hoạch chiến lược là xác định mục tiêu mà mỗi nhà trường cần phải đạt được trong một hay nhiều năm tới và các phương thức để đạt được mục tiêu
ấy… Có thể thấy, việc xây dựng kế hoạch chiến lược trong các nhà trường
giống như việc tạo nên một cây cầu nối giữa mục tiêu mà trường đó đạt được với phương thức để thực hiện được các mục tiêu ấy.
3.2.2.1. Mục tiêu
- Giúp cho người quản lý tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống trong quá trình quản lý GDĐĐ HS, định hướng được mục tiêu, trên cơ sở đó xây dựng chương trình hành động và bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.
-Tạo điều kiện phối hợp mọi nguồn lực tham gia vào quá trình GDĐĐ HS của tổ chức được hữu hiệu hơn.
- Giúp cho người quản lý đánh giá sự tiến bộ, sự tiến triển trong hoạt động GDĐĐ HS của nhà trường.
3.2.2.2. Nội dung
- Triển khai thực hiện kế hoạch với những nội dung, biện pháp đảm bảo bám sát hướng dẫn của Sở GD&ĐT và thực tiễn địa phương trên địa bàn quận Tây Hồ và trường THPT Tây Hồ.
- Xác định rõ nội dung GDĐĐ, các biện pháp, hình thức GDĐĐ mà các lực lượng giáo dục cần tham gia để GDĐĐ HS. Thống nhất cách thức và trao đổi thông tin về cách kiểm tra đánh giá đạo đức HS.
- Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ HS cụ thể cho một năm học, học kỳ, tháng, tuần.
- Kế hoạch cho các ngày lễ lớn.
- Quán triệt sâu rộng tới cán bộ, CNVC và HS trong toàn trường về những nội dung cơ bản của việc cần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
2.2.2.3. Các bước tiến hành.
Đối với nhà trƣờng.
- Hiệu trưởng: Xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra
thực hiện kế hoạch. Phối hợp với Chi ủy, các Tổ trưởng chuyên môn, BCH Công Đoàn, BCH Đoàn và giáo viên cán bộ công nhân viên toàn trường chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình triển khai thực hiện.
- Đối với Công đoàn, Đoàn thanh niên.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, Đoàn TN, căn cứ vào kế hoạch của trường để xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và triển khai thựchiện kế hoạch đạt hiệu quả.
Báo cáo xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, mang tính khả thi bằng văn bản để nhà trường theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch.
Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết theo kế hoạch của nhà trường.
- Đối với GVCN và các lớp.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của GVCN và bám sát kế hoạch của nhà trường để phối kết hợp tổ chức thực hiện tốt các nội dung kế hoạch. Hàng tháng GVCN lớp báo cáo công tác thực hiện kế hoạch trong báo cáo chủ nhiệm.
- Đối với giáo viên bộ môn.
Tích cực phối hợp với các lực lượng giáo dục của nhà trường đặc biệt GVCN trong việc giáo dục đạo đức, lối sống trong học sinh đạt hiệu quả.
Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Nhà trường phối hợp chặt chẽ để xây dựng quy chế giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống trong học sinh.
3.2.3. Nâng cao năng lực hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp
- GVCN ở trường phổ thông là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện một lớp học. GVCN là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp, tập hợp và đoàn kết HS trong tập thể lớp. GVCN có vai trò to lớn trong tổ chức mọi hoạt động của lớp nhằm đẩy mạnh giáo dục HS.
3.2.3.1. Mục tiêu
-Thấy được vai trò, nhiệm vụ, tầm quan trọng của công tác GVCN trong nhà trường; tìm ra những thuận lợi, khó khăn của GVCN lớp với việc GDĐĐ HS hiện nay và đề xuất giải pháp tháo gỡ.
- Tăng cường chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác GVCN với việc hình thành nhân cách, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS trong trường THPT; trao đổi những kĩ năng, kinh nghiệm giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi công tác chủ nhiệm lớp.
- Tích cực cải tiến nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, đưa ra những biện pháp giúp GVCN định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ HS.
3.2.3.2. Nội dung
- Tạo điều kiện bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN trong việc GDĐĐ HS trung học.
- Nêu cao vai trò, chức năng của GVCN trong việc quản lý tập thể HS; những yêu cầu đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp; kinh nghiệm thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Biện pháp nâng cao năng lực hoạt động trong công tác GDĐĐ HS của GVCN lớp ở trường THPT.
- Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả làm công tác chủ nhiệm cho giáo viên trường THPT
3.2.3.3. Các bước tiến hành
Đối với nhà trƣờng
- Đối với Hiệu trưởng.
+ Thực hiện tốt việc phân công GVCN, lựa chọn những giáo viên có đầy đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. GVCN phải là người có khả năng công tác quần chúng, vì họ thường xuyên tiếp xúc với HS và CMHS, phân công GVCN hợp lý phù hợp với thực tế của nhà trường.
+ Giúp GVCN tham gia các lớp bồi dưỡng, các chuyên đề hội thảo và tập huấn nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm của GVCN lớp.
+ Phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài trường tạo điều kiện tham gia hỗ trợ cho GVCN hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục.
+ Xây dựng nội dung, kế hoạch công tác cụ thể công tác chủ nhiệm; hướng dẫn xây dựng chương trình và kế hoạch làm việc của GVCN.
+ Thường xuyên thu thập thông tin về tình hình diễn biến đạo đức của HS do GVCN cung cấp, có biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn những tình huống xấu xảy ra.
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hồ sơ GVCN, dự các tiết sinh hoạt lớp của GVCN, kiểm tra đôn đốc nhắc nhở GVCN về công tác GDĐĐ HS.
+ Kịp thời khen thưởng GVCN, tập thể HS và các cá nhân điển hình có đóng góp xuất sắc cho các hoạt động của nhà trường, đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm một cách kịp thời.
+ Tăng cường vận động GVCN viết sáng kiến kinh nghiệm về công tác GDĐĐ, có chế độ khen thưởng đối với sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao. Vận dụng nhân rộng những kinh nghiệm, phương pháp GDĐĐ đối với các GVCN của nhà trường.
- Đối với GVCN lớp.
+ GVCN phải nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục, mục tiêu giáo dục HS THPT; nắm chắc nhiệm vụ giáo dục, dạy học của nhà trường.
+ GVCN tìm hiểu và nắm vững đặc điểm tình hình HS, tiến hành phân loại đối tượng HS, kết hợp tốt với gia đình và địa phương trong công tác GDĐĐ HS .
+ GVCN tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS, đặc điểm tình trạng, sức khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ của HS với cha mẹ, người lớn trong gia đình, với thầy cô, với xã hội, cộng đồng, tâm tư nguyện vọng, xu hướng, sở thích. Việc tìm hiểu HS về mọi mặt là rất cần thiết để GVCN phải xác định được rõ nguyên nhân, thực trạng để phối hợp với GVBM và các lực lượng tham gia GDĐĐ HS .
+ Thường xuyên phối kết hợp với BGH, Đoàn trường, Ban quản lý HS, Hội CMHS để có thêm những thông tin về HS; Kịp thời chấn chỉnh, xử lý hoặc tuyên dương; báo cáo chung thực, kịp thời cho BGH về tình hình đạo đức của HS. GVCN dự kiến nội dung hoạt động của Ban đại diện CMHS của lớp đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ trong việc GDĐĐ HS.
+ GVCN phát huy tốt vai trò của sổ liên lạc điện tử là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, xử lý thông tin phản hồi kịp thời và có hiệu quả. Xử lý