Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của một số biện pháp đã đề

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Tây Hồ,Thành phố Hà Nội (Trang 109)

đề xuất

Để có cơ sở khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã nêu, tôi đã

tiến hành khảo nghiệm ý kiến của các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, học

sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ ban ngành địa phương, các lực lượng xã hội. Khảo nghiệm thông qua 04 CBQL, 60 giáo viên, 20 phụ huynh học sinh, 110 học sinh và 06 cán cán bộ địa phương. Tổng số 200 người

Các biện pháp đưa vào khảo nghiệm:

Biện pháp1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản

lý, giáo viên, CMHS và các tổ chức xã hội về GDĐĐ cho HS

Biện pháp 2: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ HS ở trường THPT Tây Hồ - TP Hà Nội

Biện pháp3: Nâng cao năng lực hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp Biện pháp 4: Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn TN trong GDĐĐ HS. Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ dưới cờ của HS trường THPT Tây Hồ - TP Hà Nội

Biện pháp 6: Nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường.

Biện pháp 7: Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Biện pháp 8: Đổi mới công tác quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ HS, xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt hợp lý.

100% 98,5 97,5 99,5 99,5 99 98 96 92,5 94,5 93 97,5 96,5 98 96 97,5 98 80 60 40 20 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Biểu đồ 3.1: Tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp quản lý

hoạt động GDĐĐ cho HS ở trƣờng THPT Tây Hồ

Từ kết quả khảo nghiệm trên có thể rút ra kết luận như sau: Tất cả các biện pháp quản lý GDĐĐ HS đều nhận được sự đồng thuận cao. Các biện pháp được đề cập trên đều rất phù hợp với thực tiễn và phù hợp với yêu cầu của đại bộ phận các lực lượng tham gia vào quản lý GDĐĐ cho HS. Tất nhiên, xuất phát từ vị trí công tác và nhận thức của từng đối tượng khảo nghiệm nên vẫn có những ý kiến nhỏ cho là không khả thi và không cần thiết. Theo tôi đó cũng là biểu hiện bình thường vì trình độ xem xét và nhận định vấn đề của từng đối tượng là khác nhau.

Qua các biện pháp đã nêu trên ta thấy đều có tính thực tế và cần thiết để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT Tây Hồ - Hà Nội hiện nay.

Các biện pháp phải được tiến hành đồng bộ, phải huy động được mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia thì việc GDĐĐ cho học sinh mới có hiệu quả và đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

Tính khả thi

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn chúng tôi rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây:

Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức là công việc quan trọng luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. Ở nước ta, mục tiêu của nhà trường THPT là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Điều đó đặt ra cho ngành giáo dục nói chung, các trường THPT nói riêng là làm thế nào để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diên, khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức của một bộ phận, thanh niên giữ gìn bản sắc văn hóa và các giá trị truyền thống của dân tộc trước sự xâm nhập của lối sống ngoại lai trái với thuần phong và bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc ta.

Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Tây Hồ - TP Hà Nội. Đại đa số học sinh nhà trường có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, do đó còn thờ ơ xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường dẫn tới vi phạm nội quy, quy chế như: nghỉ học, trốn giờ, đánh nhau, quay cóp, hút thuốc, uống rượu …CBQL, giáo viên nhà trường đã có nhận thức khá cao về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng ở trên chúng tôi đề xuất 9 biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Tây Hồ - TP Hà Nội. Các biện pháp đã được tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và

tính khả thi. Kết quả đa số cho rằng 9 biện pháp chúng tôi đề xuất đều có tính khả thi và cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Tây Hồ,Thành phố Hà Nội (Trang 109)