1.3.2.1. Mục tiêu GDĐĐ
GDĐĐ là một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông, điều này đã được xác định rõ trong văn bản " Luật giáo dục" có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 2006 " Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam, XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào đời sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc" [26]
1.3.2.2. Nhiệm vụ của GDĐĐ
GDĐĐ trong nhà trường phổ thông có nhiệm vụ cơ bản sau:
- Giáo dục ý thức đạo đức.
Cung cấp cho người học những chi thức cơ bản về chuẩn mực đạo đức, phẩm chất đạo đức, những yêu cầu của xã hội đối với hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, từ đó giúp HS ý thức được và trách nhiệm trước hành vi đạo đức của mình trong các mối quan hệ xã hội.
- Giáo dục tình cảm niềm tin đạo đức.
Qua quá trình giáo dục khơi dậy ở người học những rung động, xúc cảm trước hiện thực xung quanh, biết yêu ghét rõ ràng, biết đồng cảm, chia sẻ với người khác và có niềm tin vào đạo lý, vào những điều tốt đẹp của cuộc sống từ đó có thái độ ứng xử đúng đắn trước các diễn biến phức tạp của đời sống xã hội.
- Giáo dục hành vi thói quen đạo đức.
Là quá trình tổ chức rèn luyện đạo đức trong học tập, trong sinh hoạt, trong cuộc sống nhằm tạo thói quen, tạo lập được hành vi đạo đức đúng đắn, trở thành phẩm chất của nhân cách, trở thành thói quen nhân cách bền vững.
1.3.2.3. Nội dung GDĐĐ
Nội dung GDĐĐlà những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của
CNH - HĐH đất nước. Trên cơ sở kế thừa những chuẩn mực đạo đức truyền thống, kết hợp với lý luận chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung GDĐĐ bao gồm những vấn đề sau:
- Giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức: Giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu nước, ý thức thực hiện đường lối chủ chương của Đảng, pháp luật của nhà nước. Giáo dục lòng yêu thương nhân ái và hành vi ứng xử có văn hóa. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào chế độ XHCN, hoài bão lập thân, lập nghiệp vì hạnh phúc của bản thân và đất nước.
- Giáo dục pháp luật: Giáo dục ý thức sống và làm việc thực hiện nội qui qui định của nhà trường, giáo dục chấp hành nội các qui định của địa phương nơi cư trú.
- GDĐĐ trong các mối quan hệ XH: Đó là các mối quan hệ của cá nhân với cộng đồng, quan hệ cá nhân với lao động. giáo dục các phẩm chất cá nhân. Tính thật thà, khiêm tốn, lòng tự trọng, đức tính kiên trì, dũng cảm, lạc quan...
- GDĐĐ gia đình: Thái độ kính trọng lễ phép với ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi. Tình đoàn kết cảm thông, nhường nhịn vị tha, quan tâm giúp đỡ mọi người. Giáo dục ý thức trách nhiệm của bản thân với gia đình và người thân.
- Giáo dục tình bạn: Tình bạn chân chính phải được xây dựng trên nền tảng của đạo đức chân chính. Trong nhà trường phải giúp các em tránh ngộ nhận về tình bạn, biến thành bè phái, nhóm bạn xấu, bao che khuyết điểm cho nhau.
- Giáo dục kỹ năng sống cho HS theo chuẩn mực đạo đức tiến bộ. Trọng tâm của GDĐĐ ở nhà trường là hướng đến học sinh tự giáo dục để rèn luyện kỹ năng:
+ Làm chủ được cuộc sống nhận biết để tự tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội, mất trật tự ATGT…
+ Học sinh ý thức nhu cầu học tập phương pháp học tập để chủ động trong học tập.
+ Học sinh được trao đổi để tự ý thức việc chọn nghề nghiệp định hướng tương lai cho mình.
+ Học sinh có được những yêu cầu cơ bản về kỹ năng sống cộng đồng, có được thông tin đúng và đầy đủ, tự mình nhận biết mình, hiểu biết về giới tính, hiểu biết tài chính, có được đức tính thực tế, có tinh thần trách nhiệm và tạo được những sức bật trong học tập và vốn sống.
+ Học sinh được giáo dục kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên + Quy tắc ứng xử văn hoá trong học đường: giữa trò với trò, giữa trò với thầy cô…..
+Thực hiện nội quy của học sinh nghiêm chỉnh (Theo nội quy đã đưa về các lớp)
1.3.2.4. Phương pháp GDĐĐ
Phương pháp GDĐĐ là cách thức tác động của các nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất cần thiết.
Về cơ bản phương pháp giáo dục được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm phương pháp thuyết phục: thuyết phục là nhóm các phương pháp tác động đến nhận thức, tình cảm của con người để hình thành cho họ ý thức, thái độ tốt đẹp với cuộc sống. Nhóm phương pháp này gồm:
+ Phương pháp khuyên giải: Khuyên giải là phương pháp gặp gỡ, trò chuyện, tâm tình riêng của nhà giáo dục với đối tượng cần giáo dục để khuyên răn, giải thích những điều hay lẽ phải, làm rõ khái niệm đạo đức, những nội dung quy tắc, chuẩn mực xã hội mà mỗi người cần phải tuân theo.
+ Phương pháp trao đổi, đối thoại: là phương pháp tác động của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục bằng tổ chức trao đổi, đối thoại. Trao đổi, đối thoại là phương pháp cởi mở, các bên nêu ra quan điểm, những vướng mắc để cùng nhau phân tích, tìm cách giải quyết cùng đi đến lẽ phải.
+ Phương pháp nêu gương, làm gương: Là phương pháp dùng những tấm gương cụ thể người tốt, việc tốt, những lý tưởng cao đẹp... tác động vào đời sống tình cảm, ý thức của HS.
- Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động: Là quá trình tổ chức đưa HS vào hoạt động để rèn luyện đạo đức tạo nên thói quen hành vi, nhóm này gồm hai phương pháp:
+ Phương pháp luyện tập: Là phương pháp đưa HS vào các hoạt động có kế hoạch, có mục đích trong một thời gian dài để tạo cho họ thói quen hành vi. Luyện tập càng sớm càng tốt, ngay từ lúc trẻ nhỏ trong gia đình, lớn lên trong nhà trường và thực hiện công việc phải tích cực và sáng tạo đó là con đường để hình thành nhân cách. Luyện tập càng đa dạng phong phú thì giá trị đạo đức càng cao. Do đó nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động để HS được rèn luyện là điều kiện thuận lợi giúp các em hình thành phát triển nhân cách, xây dựng ý thức đạo đức.
+ Phương pháp đưa con người vào cuộc sống xã hội: Là một phương pháp gằn liền với cuộc sống của trẻ em với cuộc sống xã hội. Tổ chức cho các em thâm nhập với các hoạt động đa dạng của xã hội, phù hợp với khả năng và hứng thú của tuổi trẻ, từ đó giúp các em trưởng thành theo những yêu cầu của xã hội.
- Phương pháp kích thích hành vi đạo đức: Là nhóm phương pháp tác động vào mặt tình cảm của các đối tượng giáo dục, nhằm tạo ra những phấn chấn, thúc đẩy tính tích cực hoạt động và đồng thời giúp người có khuyết điểm nhận ra khắc phục những sai lầm đã mắc. Nhóm này gồm các phương pháp sau đây:
+ Phương pháp khen thưởng: Khen thưởng là biểu thị sự hài lòng, sự đánh giá tích cực của nhà giáo dục đối với hành vi tốt của cá nhân hay tập thể. Khen thưởng gây trạng thái phấn khởi, tự hào, thỏa mãn với những thành công, từ đó phấn đấu nhiều hơn, giành lấy những thành tích cao hơn.
+ Phương pháp trách phạt: Trách phạt là phương pháp biểu lộ sự không đồng tình, sự lên án của nhà giáo dục hay tập thể đối với những hành vi sai lầm của đối tượng giáo dục, với mong muốn gây cho họ những hối hận về những việc làm, từ đó mà thành khẩn nhận lỗi và tự mình quyết tâm từ bỏ những ý nghĩ và hành vi sai lầm đó.
1.3.2.5. Hình thức GDĐĐ
- GDĐĐ dưới cờ: Việc chào cờ đầu tuần vô cùng thiêng liêng đối với
người dân mỗi nước. Đối với HS, tiết chào cờ đầu tuần góp phần quan trọng trong việc giúp các em rèn luyện nhân cách, từ những việc nhỏ như: Ham học, ham làm, siêng năng, cần kiệm... đến những việc lớn như hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước ở mỗi người. Nếu tiết chào cờ mỗi sáng thứ hai trở thành những tiết học thú vị thì chúng sẽ là động lực giúp HS hào hứng bước vào tuần học mới. Vì vậy mà giờ chào cờ, hát Quốc ca vào sáng thứ hai hàng tuần đã trở thành nề nếp trong các trường học ở nước ta.Việc xây dựng và lồng ghép những bài học kỹ năng sống, lịch sử, đạo đức ngay trong tiết chào cờ bằng các hình thức phong phú như hoạt cảnh, chương trình văn nghệ, cuộc thi vấn đáp, diễn đàn trao đổi thu hút đông đảo học sinh tham gia sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi HS. GDĐĐ, nhân cách, kĩ năng sống thông qua hoạt động này sẽ giúp các em trưởng thành nhanh chóng so với những hình thức khác.
- Giáo dục lồng ghép GDĐĐ qua các môn học: Thông qua tất cả các môn học đặc biệt ở các môn : GDCD, Văn, Sử, Địa…Những kiến thức của bộ môn khoa học này có liên quan đến nhận thức những chuẩn mực giá trị đạo đức và liên quan đến thái độ và cách ứng xử hành vi, đạo đức trong xã hội.
- GDĐĐ HS thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm: giờ sinh hoạt lớp có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho GVCN và HS đánh giá được kết quả thi đua và học tập của từng cá nhân của tập thể lớp. Thông qua giờ sinh hoạt GVCN kịp thời khen thưởng những học sinh tiến bộ, chú trọng chấn chỉnh những học sinh có dấu hiệu sa sút, thường xuyên vi phạm ý thức kỷ luật và học tập.
Thông qua đó giúp HS nhận thức được những vi phạm, sai trái của mình để tự điều chỉnh cho bản thân. Việc đẩy mạnh nội dung sinh hoạt phong phú, tạo điều kiện kích thích sự hứng thú trong học tập và bỏ đi những mặc cảm, những khuyết điểm, giúp cho HS tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- GDĐĐ học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ: Lao động tập thể, ngoại khóa của giáo viên về sức khỏe sinh sản, ATGT, phòng chống các tệ nạn Xã hội, Hội thảo, Hội nghị của lớp đầu năm để xây dựng kế hoạch học tập, hội nghị học tốt, tổ chức cho các học sinh tham gia vào các câu lạc bộ để điều chỉnh hành vi đạo đức, thực hiện các quy định như: Câu lạc bộ giúp bạn giữ trật tự ATGT, câu lạc bộ HS giúp đỡ bạn có khó khăn về kinh tế và học vấn….
- GDĐĐ HS thông qua kiểm tra đánh giá văn hóa: Tuyệt đối thực hiện phong trào “ Hai không” về việc ra đề, cách thức kiểm tra đánh giá, đặc biệt nhất là không có hiện tượng HS xảy ra tiêu cực quay cóp trong kiểm tra và thi cử, không có HS sử dụng tài liệu.Tạo điều kiện cho HS tự nói với nhau thông qua tấm gương khắc phục khó khăn, chịu khó học tập của các HS thế hệ đi trước. Tấm gương học tập thành đạt của các nhà khoa học. Tấm gương đạo đức và nỗ lực học tập, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh…
1.3.3. Quản lý hoạt động GDĐĐ
1.3.3.1. Quản lý mục tiêu GDĐĐ
Theo điều 27 Luật Giáo dục (2005) ghi rõ: "Mục tiêu của Giáo dục phổ
thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản".[ 25]
Căn cứ vào mục tiêu GDĐĐ, thực trạng vấn đề đạo đức HS và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình GDĐĐ, công tác quản lý của nhà trường phải xác định rõ mục tiêu GDĐĐ là một điều rất quan trọng và cần thiết vì nó định hướng chiến lược đầu tư giáo dục, xây dựng nội dung chương trình, chọn
lọc nội dung, xác định và chi phối toàn bộ công tác quản lý, điều hành các bậc học và toàn bộ phương pháp dạy và học.
Quản lý mục tiêu GDĐĐ HS, người quản lý cần phải chú ý tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ HS của nhà trường trên cơ sở bám sát mục tiêu.
- Phổ biến quán triệt cho các lực lượng tham gia quá trình giáo dục để thống nhất mục tiêu GDĐĐ cũng như quan điểm trong quá trình triển khai thực hiện.
- Làm tốt công tác kiểm tra giám sát các hoạt động giáo dục hàng ngày để kịp thời điều chỉnh những lệch chuẩn so với mục tiêu đề ra.
+ Về nhận thức: Tổ chức cho mọi người nhất là giáo viên, HS, CMHS, các cấp, các ngành có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ; nắm vững yêu cầu nội dung, phương pháp GDĐĐ cho HS.
+ Về thái độ: Làm cho mọi người có thái độ đúng đắn trước hành vi của bản thân, ủng hộ, bảo vệ lẽ phải, những việc làm đúng, đấu tranh ngăn chặn với những việc làm trái với truyền thống đạo đức dân tộc, trái với pháp luật Việt Nam.
+ Về hành vi: Từ nhận thức và thái độ phải đồng thuận, thu hút mọi lực lượng tham gia công tác GDĐĐ cho HS, tích cực hỗ trợ công tác quản lý GDĐĐ HS đạt kết quả cao nhất.
1.3.3.2. Quản lý nội dung GDĐĐ
Quản lý nội dung GDĐĐ là quá trình thực hiện các các chức năng quản lý giáo dục: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra đánh giá. Người quản lý cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây.
- Quản lý lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch GDĐĐ: Là chức năng quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý vì thiếu tính kế hoạch, giáo dục khó đạt hiểu quả cao.
- Quản lý việc chuẩn bị các giáo án giờ sinh hoạt trên lớp: là khâu quan trọng góp phần quyết định chất lượng giờ sinh hoạt gồm các khâu. Chuẩn bị từng chương trình, từng học kỳ, chuẩn bị từng tiết dạy, bài soạn của giáo viên. - Quản lý giờ sinh hoạt trên lớp: Giáo viên là người trực tiếp điều khiển, hướng dẫn học sinh học tập. Người quản lý cần tác động gián tiếp đến hiệu quả giờ lên lớp.
- Quản lý nội dung GDĐĐ: Là những nội dung GDĐĐ cần được thể hiện trong từng bài giảng của GV bộ môn, qua hoạt động của GV chủ nhiệm, các hoạt động của Đoàn thanh niên, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động xã hội và nề nếp sinh hoạt trong gia đình,
- Quản lý việc xây dựng môi trường GDĐĐ: Là nơi diễn ra quá trình học tập, có ý nghĩa quan trọng việc nâng cao chất lượng quá trình đào tạo.
- Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập - rèn luyện đạo đức của học sinh: Là một khâu quan trọng trong quản lý quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường. Nó cung cấp thông tin phản hồi chính xác tạo nên sự liên thông cần thiết trong nhà trường giữa hoạt động giảng dạy của GV, hoạt động học tập của HS với cán bộ quản lý cũng như tạo ra mối liên kết giữa nhà trường với các cấp quản lý giáo dục, cộng đồng.
1.3.3.3. Quản lý về phương pháp GDĐĐ
Quản lý và hoạt động tốt các phương pháp GDĐĐ sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả nhất. Để quản lý tốt các phương pháp, người quản lý phải thực hiện tốt những yêu cầu sau đây:
- Tăng cường công tác tuyên truyên vận động để nâng cao tinh thần