Mối liên hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Tây Hồ,Thành phố Hà Nội (Trang 107)

Quản lý GDĐĐ là một quá trình giáo dục lâu dài, liên tục, xuyên suốt với nhiều nội dung, hình thức và kết hợp nhiều biện pháp giáo dục khác nhau. Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động. Mỗi biện pháp đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, không biện pháp nào có tính vạn năng. Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, GDĐĐ nói riêng cần phải phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp để các biện pháp này hỗ trợ và bổ sung cho

nhau, phát huy được mặt tích cực đồng thời khắc phục những mặt còn tồn tại hạn chế của từng biện pháp.

Đề tài luận văn được đề cập đến 9 biện pháp GDĐĐ cho HS ở trường THPT Tây Hồ - Hà Nội. Tuy nhiên trong các biện pháp đã nêu trên, biện pháp có ý nghĩa bao trùm và có tính chất then chốt, quyết định hiệu quả và tính khả

thi của các biện pháp còn lại. Biện pháp "Nâng cao nhận thức, ý thức trách

nhiệm của cán bộ quản lý, GV, CMHS và các tổ chức xã hội về GDĐĐ cho

HS". Là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu trong công tác

GDĐĐ HS, nó có ý nghĩa quyết định bởi vì nhận thức bao giờ cũng đi trước. Vì nhận thức quyết định ý thức, ý thức quyết định hành động. Nếu nhận thức của các lực lượng tham gia GDĐĐ được nâng cao sẽ là điều kiện và khả năng đạt được kết quả cao trong công tác GDĐĐ HS. Nhận thức của HS được nâng cao là điều kiện lĩnh hội tri thức một cách chắc chẵn, có được tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức tốt hơn. Biện pháp có tính chất quyết định

thứ hai ảnh hưởng lớn đến quá trình GDĐĐ HS "Nâng cao năng lực hoạt

động của giáo viên chủ nhiệm lớp" Vì GVCN là người trực tiếp chịu trách

nhiệm GDĐĐ HS của lớp mình, là người luôn gần gũi và tiếp xúc với HS hàng ngày, hiểu và nắm bắt được các đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh cụ thể của từng HS, GVCN là người trực tiếp phối hợp với các lực lượng GDĐĐ HS, người GVCN như là người nhạc trưởng, là linh hồn của lớp. Biện pháp

quan trong thứ ba "Xây dựng kế hoạch tự tu dưỡng đạo đức và ý thức tự quản

của học sinh". Vì các em vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình giáo

dục. Mọi cố gắng của nhà trường, gia đình và xã hội sẽ không còn ý nghĩa nếu chúng ta không phát huy được sự tự ý thức của HS. Tuy nhiên ở lứa tuổi THPT, kinh nghiệm chưa nhiều, hầu hết các em vẫn chưa xác định rõ cho bản thân một kế hoạch cụ thể, chính vì vậy nhà trường, GVCN và gia đình có vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng cho các em.

Các biện pháp còn lại cũng vô cùng quan trọng vì nó có tác động qua lại, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý và GDĐĐ HS, là điều

kiện thuận lợi giúp cho người quản lý phát huy được sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý toàn diện của tổ chức.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Tây Hồ,Thành phố Hà Nội (Trang 107)