Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong GDĐĐ HS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Tây Hồ,Thành phố Hà Nội (Trang 92)

Đoàn thanh niên với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội của HS có trách nhiệm to lớn trong các hoạt động giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên, học sinh. GDĐĐ, lối sống lành mạnh cho ĐVTN là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng và là trách nhiệm chung của toàn xã hội, nhưng trước hết phải nói tới vai trò quan trọng của nhà trường.

3.2.4.1. Mục tiêu

- Nâng cao hoạt động nhận thức của ĐVTN trong trường học, vai trò và nhiệm vụ của ĐVTN trong việc GDĐĐ, lối sống, tư tưởng của thanh niên.

- Tập hợp thu hút quần chúng thanh niên tham gia hoạt động tập thể nhằm giáo dục HS bằng hoạt động và thông qua hoạt động. trong nhà trường.

- Giáo dục ĐVTN về tư tưởng chính trị, chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

- Nhằm gáo dục về giá trị tốt đẹp của các thế hệ cha anh đi trước và các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giúp cho ĐVTN có ý thức trong việc học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

3.2.5.2. Nội dung

- Đẩy mạnh tuyên truyền các nghị quyết của Đoàn, tổ chức thực hiện

“Nền nếp - kỷ cương”; các phong trào thi đua trong học tập - sinh hoạt; các hoạt động nội, ngoại khoá; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa - uống nước nhớ

nguồn" ”… Nhằm thu hút HS và tập thể, đến những hoạt động bổ ích; để giáo

dục về lòng nhân ái, truyền thống, đạo lý con người Việt Nam qua đó để

GDĐĐ học sinh.

- Nâng cao vai trò nhận thức, trách nhiệm của mình trong học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. ĐVTN là những người trẻ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Mặt khác, người đoàn viên cần xác định cho mình những giá trị đích thực, phát huy tính sáng tạo, tính chủ động, tính tiên phong trong

- Đẩy mạnh công tác truyền thông trong giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho HS, nâng cao nhận thức điều chỉnh tư tưởng, thái độ hành vi của con người.

3.2.4.3. Các bước tiến hành

- Đối với Hiệu trưởng

+ Lựa trọn trong đội ngũ giáo viên trẻ của trường, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công việc được giao, có nhiều năng lực hoạt động phong trào để phụ trách hoạt động của ĐTN.

+ Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động của ĐTN trong năm học.

+ Tạo điều kiện để tổ chức đoàn hoàn thành nhiện vụ như; phòng sinh hoạt, phòng chức năng, cơ sở vật chất, hệ thống truyền thông...

+ Thường xuyên kiểm tra các hoạt động tuyên truyền giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, việc duy trì nề nếp của ĐVTN. Cùng các cấp chính quyền địa phương làm tốt công tác an ninh trật tự , phối hợp với trung y tế để xét nghiê ̣m Ma túy cho ĐVTN ; kỉ luật dưới nhiều hình thức đối với những ĐVTN vi phạm pháp luật ; khuyến khích, biểu dương những ĐVTN có thành tích cao trong phong trào thi đua học tập và lao động.

+ Luôn lắng nghe tâm tư , nguyện vo ̣ng của đoàn viên thanh niên , từ

học tập cho đến cuộc sống hàng ngày.

+ Kết hợp chặt chẽ với GVCN để chỉ đạo các phong trào thi đua, quản lý và tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường và ngoài nhà trường. Thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, các đợt sinh hoạt theo chủ đề chính trị theo chủ đề, giám sát việc thực hiện nội quy về nề nếp hàng ngày, các cuộc thi tìm hiểu truyền thống, pháp luật, các vấn đề xã hội, các hoạt động văn hóa văn nghệ... cuốn hút HS vào các hoạt động vui tươi lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội.

+ Trước hết, các Đoàn trường cần xác định rõ đặc điểm, đối tượng của đơn vị mình để có nội dung, biện pháp giáo dục cho sát thực, hiệu quả.

+ Trường THPT Tây Hồ phần lớn là đối tượng HS nội thành gia đình đều có điều kiện kinh tế, sống trong một mội trường văn hóa, xã hội phát triển nhanh, ảnh hưởng mạnh mẽ của sự bùng nổ khoa học - công nghệ hiện đại. Ở lứa tuổi mới lớn của ĐVTN có nhiều sự thay đổi về mặt tâm sinh lý. Đây là lứa tuổi ham tìm tòi cái mới, cái lạ nhưng chưa nhận thức được một cách sâu sắc đâu là cái tốt, cái xấu, cái gì nên làm, cái gì nên tránh. Các em dễ nghe theo những lời dụ dỗ của các đối tượng xấu, a dua theo những thói xấu và nhiều lúc không ý thức được việc mình làm là vi phạm pháp luật. Nắm được đặc điểm tâm sinh lý này, tổ chức Đoàn sẽ dễ hơn trong việc giáo dục học sinh tự xây dựng một lối sống trong sáng, lành mạnh.

+ Ngay từ đầu năm học Đoàn trường cần bám sát chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học của Đoàn cấp trên; đồng thời căn cứ tình hình thực tế của đơn vị mình để xây dựng chương trình hoạt động cụ thể, rõ ràng đối với HS trong nhà trường. Kế hoạch xây dựng cần bảo đảm tính cụ thể, chi tiết, có dự tính thời gian thực hiện để vừa thuận lợi khi dự trù kinh phí cho Đoàn trường hoạt động, vừa có công tác chuẩn bị chu đáo, vừa tạo tâm trạng háo hức, chờ đón của HS. Các hoạt động dự kiến tổ chức cần mang màu sắc thanh niên, phù hợp bản tính sôi nổi, thích khám phá của lứa tuổi mới trưởng thành.

+ Công tác tuyên truyền có thể thực hiện bằng nhiều cách, nhưng hiệu quả trực tiếp đến đoàn viên thanh niên nhất là việc sử dụng hệ thống phát thanh; hệ thống bảng tin của trường; bản tin viết của giới trẻ;... Hiện nay nhà trường đều đã có hệ thống phát thanh, nhưng Đoàn trường chưa biết cách tận dụng hiệu quả của phương tiện này để tuyên truyền các chương trình, hoạt động của Đoàn như; phòng chống tệ nạn xã hội, Ma túy, bạo lực học đường, vi phạm an toàn giao thông, phòng chống HIV - ADIS; nêu gương người tốt, việc tốt; tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ để ĐVTN, giao lưu, gần

gũi nhau hơn... Đây là phương tiện tuyên truyền trực tiếp, có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho các bạn ĐVTN mà lại không tốn kém.

+ Đối với lứa tuổi thanh niên, không chỉ nói suông mà nói phải đi đôi với việc làm mới tạo được niềm tin và tình cảm ở họ. Do đó, tổ chức Đoàn cần tăng cường triển khai các hoạt động có ý nghĩa giáo dục đoàn viên, thanh niên, bồi dưỡng kinh nghiệm sống, kỹ năng sống, giáo dục đạo đức lối sống như: thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng... qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của ĐVTN. Đoàn trường nên chủ động đề xuất đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên để vừa thu hút tập hợp đoàn viên, thanh niên, vừa nâng cao ý thức tự giác lao động của các bạn trẻ. Sau khi tổ chức các phong trào, cần kịp thời biểu dương, khen thưởng các đoàn viên, thanh niên có ý thức, đạo đức tốt, có hành động dũng cảm, trung thực. Đồng thời kịp thời nhắc nhở, phê bình hoặc kỷ luật đối với những đoàn viên, thanh niên vi phạm nội quy, quy định hoặc vi phạm pháp luật.

+ Để có thể làm được những điều này, Đoàn trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu nhà trường, hội phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên địa phương...

3.2.5. Nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ dưới cờ của HS trường THPT Tây Hồ - TP Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động dưới cờ là một nghi thức truyền thống, là niềm tự hào của dân tộc, đó là khoảnh khắc thiêng liêng, một nét đẹp văn hóa của HS trường THPT Tây Hồ. Giờ chào cờ đầu tuần là một hoạt động tập thể rất thiết thực đối với HS có tính chất tổng hợp nhằm giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HS và mở rộng mối liên hệ giữa các tập thể HS trong toàn trường, nhằm tác động đồng thời, tạo những hình thức gây tác dụng tích cực trong các tập thể HS; tăng cường sự hiểu biết, đồng cảm lẫn nhau, khắc phục những xu hướng hẹp hòi cục bộ trong phong trào HS, tạo ra những ảnh hưởng tích cực

lẫn nhau giữa các tập thể đó.

3.2.5.1. Mục tiêu.

Giúp HS nhận thức chào cờ đầu tuần là hoạt động đặc biệt có tính giáo dục, thể hiện lòng yêu nước, tự hòa của dân tộc và góp phần quan trọng trong việc giúp các em rèn luyện nhân cách, từ những việc nhỏ như: Ham học, ham làm, siêng năng, cần kiệm, phấn đấu trong học tập.

Xây dựng cho HS ý thức tự GDĐĐ , kích thích được trạng thái cảm xúc tương ứng, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và thói quen thực tiễn đến toàn thể HS một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Giúp HS nhận thức được những quy tắc, quy luật, chuẩn mực của xã hội, giá trị tốt đẹp của con người, giá trị của lao động, của thẩm mỹ ... Tạo điều kiện cho HS tự nhận thức khoa học, định hướng giá trị vật chất và tinh thần nên tác động sâu rộng đến hình thành niềm tin thúc đẩy hành động đúng trong quá trình phát triển nhân cách.

Hoạt động GDĐĐ trong tiết chào cờ có tính chất hỗ trợ lớn cho công tác GDĐĐ ở các môn học trong lớp. Đây là hoạt động tự quản của HS là môi trường hoạt động và giao tiếp, cần được tôn trọng và đề cao.

3.2.5.2. Nội dung

- Giáo dục phẩm chất chính trị:

+ Giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng cộng sản, niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, bản lĩnh chính trị.

+ Giáo dục ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Giáo dục đạo đức, lối sống:

+ Giáo dục nhận thức, hành vi, thói quen của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam.

+ Giáo dục trách nhiệm của cá nhân trước tập thể và cộng đồng, biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ, phù

hợp với bản sắc dân tộc, biết phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

+ Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức - công dân giúp cho học sinh phổ thông học tập tốt, rèn luyện tốt trở thành trò giỏi - con ngoan mà còn cao hơn thế nữa là nhà trường đưa ra xã hội một lớp lớp công dân có kiến thức, có đạo đức, có sức khỏe để tiếp tục công việc - sự nghiệp của lứa tuổi thanh niên có nghĩa vụ to lớn hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

- Giáo dục kỹ năng sống:

+ Giáo dục tình bạn, tình yêu, giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.

+ Giáo dục lối sống đẹp, sống có ích, sống hiện đại, chánh xa các tệ nạn xã hội, trò chơi điện tử, bạo lực hay tệ nạn ma túy cờ bạc.

+ Xây dựng về cách xưng hô chào hỏi, đối xử với nhau qua các mô hình CLB văn hóa, văn nghệ, thể thao.

+ Kỹ năng nhận biết và sống của chính mình, với người khác để có khả năng ra quyết định.

+ Kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng “mềm”

3.2.5.3.Các bước tiến hành

- Đối với Hiệu trưởng nhà trường:

Hiệu trưởng vẫn giữ vai trò nồng cốt. Hiệu trưởng xác định nội dung,lộ trình GDĐĐ HS quyết định các hình thức, phân công phần thực hành cho các thành viên trong nhà trường. Hiệu trưởng còn là người trực tiếp tham gia, kiểm tra đánh công tác GDĐĐ HS thông qua nhiều hoạt động. Để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao trên, người Hiệu trưởng phải tìm cho mình những biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh.

Để có buổi chào cờ thành công, trước hết người Hiệu trưởng phải luôn có ý tưởng mới, thay đổi hình thức và nội dung sinh hoạt phong phú đa dạng, mang tính giáo cao. Sinh hoạt dưới cờ là một diễn đàn thuận lợi cho Hiệu

trưởng nhà trường làm nhiệm vụ giáo dục nhân cách học sinh. Việc đầu tư, sử dụng khai thác tốt diễn đàn này chắc chắn sẽ góp phần tích cực trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Cải tiến, đổi mới nội dung và hình thức buổi chào cờ là một công việc thường xuyên và luôn luôn mới mẻ đối với Hiệu trưởng trong tình hình hiện nay.

- Đối với Đoàn trường:

+ Lựa chọn những đồng chí viên giáo trẻ có năng lực công tác, có khả năng giao tiếp, nhiệt tình với công việc.

+ Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức GDĐĐ HS dưới cờ cho một năm học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Làm tốt công tác phát thanh tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng, tư tưởng đạo đức, pháp luật của nhà nước.

+ Xây dựng lồng ghép những bài học kỹ năng sống, lịch sử, đạo đức ngay trong tiết chào cờ bằng các hình thức phong phú như hoạt cảnh, chương trình văn nghệ, cuộc thi vấn đáp, diễn đàn trao đổi thu hút đông đảo học sinh tham gia sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh.

Quá trình GDĐĐ cho HS phải thống nhất giữa thực tiễn với cách thức giao lưu giữa giáo viên và từng cá nhân học sinh nhằm từng bước tạo tình huống tự giáo dục, tự tìm hiểu và nắm vững kiến thức đạo đức của từng đối tượng học sinh, từng bước giáo dục toàn diện cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Tây Hồ,Thành phố Hà Nội (Trang 92)