Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Tây Hồ,Thành phố Hà Nội (Trang 102)

xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường

Hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội được xem là “quá trình vận động (động viên, khuyến khích, thu hút) và tổ chức mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào việc xây dựng và phát triển nhà trường, từ việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, tạo môi trường thống nhất giữa nhà trường – gia đình –xã hội, đến việc tham gia giáo dục đạo đức học sinh”.

3.2.7.1. Mục tiêu

Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để tạo sự thống nhất tác động giáo dục HS . Xây dựng các môi trường: nhà trường - gia đình - xã hội thật sự lành mạnh, đảm bảo tính tích cực phục vụ tốt công tác GDĐĐ HS.

3.2.8.2. Nội dung

Quản lý phối hợp các lực lượng GD là xác định những yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động phối hợp. Tìm hiểu đặc điểm của HS THPT, làm sáng tỏ đặc điểm tâm sinh lý HS THPT và vai trò của giáo dục THPT vì đó là cơ sở và là mục tiêu của việc phối hợp và quản lý sự phối hợp phải hướng tới.

Vấn đề Đạo đức và GDĐĐ phải được nhìn nhận là điểm cốt lõi nhất của giáo dục trong hoàn cảnh xã hội đan xen những yếu tố tích cực và tiêu cực đang hàng ngày, hàng giờ tác động vào quá trình phát triển nhân cách của HS. Chính vì vậy quản lý phối hợp các lực lượng xã hội nhằm tạo ra sự đồng thuận, thống nhất tác động tới HS, phát huy tiềm năng của xã hội xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh là một đòi hỏi bức xúc, cấp thiết hiện nay.

3.2.7.3. Các bước tiến hành

Đối với nhà trƣờng.

- Chỉ đạo các bộ phận làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh, giúp gia đình nâng cao nhận thức chăm sóc, giáo dục HS một

cách chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tập, rèn luyện. Đồng thời Hiệu trưởng phải cùng với các lực lượng xã hội khác giúp đỡ hỗ trợ phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cha mẹ mẫu mực, con cái chăm ngoan, xây dựng hạnh phúc gia đình, thúc đẩy các thành viên trong gia đình làm ttoots chức năng giáo dục con em họ.

- Nhà trường cùng các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể ... phối hợp ra sức xây dựng môi trường xã hội tích cực. Cụ thể xây dựng các cộng đồng cụm dân cư, khu phố văn minh, tạo lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực, đề cao các giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp trong xã hội.

- Nhà trường phải huy động lực lượng giáo dục trong nhà trường như giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn - Đội; sử dụng tài liệu, sách giáo khoa, phương tiện nghe nhìn để giáo dục đạo đức cho học sinh. Ngoài ra, còn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá như tổ chức tham quan, giao lưu ngoài nhà trường.

Đối với GVCN.

- Theo dõi kiểm tra việc thực hiện của HS về; giờ giấc học tập, ý thức thái độ học tập trong lớp, kết quả học tập hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.. Những biểu hiện tốt, chưa tốt của HS phải được GVCN tập hợp đánh giá vào mỗi tuần học. Kịp thời tuyên truyền biểu dương hoặc chỉnh đốn, phê bình trong tiết sinh hoạt lớp hay sinh hoạt chi đoàn. Mọi thông tin phải được ghi chép vào sổ theo dõi của GVCN để nhà trường kiểm tra nắm bắt tình hình.Trường hợp HS mắc khuyết điểm, có hành vi vi phạm đạo đức, GVCN phải báo cáo kịp thời cho Ban giám hiệu để phối hợp giáo dục và thông báo với gia đình qua sổ liên lạc điện tử, hoặc giữa GVCN với gia đình HS

Đối với gia đình.

- Nhà trường giao cho GVCN phối hợp với gia đình HS và đại diện phụ huynh HS, làm tốt việc theo dõi, đánh giá việc rèn luyện ĐĐHS ở gia đình như:

+ Thái độ tình cảm, quan hệ ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình, các mối quan hệ với mọi người nơi cư trú, trong xã hội...

+ Tham gia các công việc trong gia đình + Ý thức học tập ở nhà

+ Ý thức tiết kiệm siêng năng trung thực...

Đối với xã hội

- Xã hội tác động nhiều mặt trong việc GDĐĐ HS. Xã hội đang trong quá trình phát triển, chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với đặc đểm xã hội có sự thay đổi, giá trị đạo đức xã hội cũng biến đổi theo. Đây chính là khó khăn cơ bản và nặng nề đối với việc giáo dục đạo đức công dân trong nhà trường hiện nay.

- Nhà trường giao cho ĐTN phối hợp với các chính quyền địa phương, công an và các lực lượng xã hội tìm hiểu việc thực hiện ý thức HS vói các vấn đề sau:

+ Ý thức tôn trọng trật tự, nội qui nơi công cộng. + Ý thức tham gia các hoạt động chính trị xã hội. + Tìm hiểu về lối sống, đạo đức nơi cư trú.

Tất cả những thông tin trên được phản ánh từ phía gia đình và xã hội được tập trung thống nhất về nhà trường. Nhà trường tập hợp cùng với những thông tin HS về các hoạt động diễn ra trong nhà trường để đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức HS sau mỗi học kỳ

Về môi trƣờng giáo dục.

- Trẻ em hiện nay đang sống trong ba môi trường; nhà trường, gia đình

và xã hội thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ, thiếu sự phân định cụ thể khiến trẻ

băn khoăn, dễ hư hỏng.

- Nhà trường và thầy cô giáo với nhiệm vụ giáo dục trẻ em luôn đòi hỏi yêu cầu cao về học tập, đạo đức đối với học sinh. Trong khi đó, gia đình quan niệm phó mặc cho nhà trường.

- Nhà trường là xã hội thu nhỏ với các hoạt động giáo dục về chuẩn mực, nề nếp đối với HS nhưng ngay khi ra khỏi cổng trường thì xã hội với bao nhiêu tiêu cực, tệ nạn lại diễn ra ngay trước mắt các em đã gây phản tác dụng giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.8.Đổi mới công tác quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ HS, xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt hợp lý.

Kiểm tra đánh giá HS là khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học và GDĐĐ HS. Việc đánh giá đạo đức và rèn luyện đạo đức là một trong những tiêu chí giúp cho giáo viên đánh giá xếp loại HS một cách khách quan và chính xác hơn. Việc đánh giá góp phần quan trọng giúp cho HS tiến bộ trong học tập và rèn luyện, mặt khác có sự phối hợp giữa giáo viên và gia đình trong việc giáo dục HS được tốt hơn.

3.2.8.1. Mục tiêu

Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức nhà trường trong công tác đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ HS. Xây dựng tiêu chí phương hướng đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức một cách hợp lý, khoa học nhằm đánh giá chính xác, công bằng kết quả rèn luyện của HS. Từ đó giúp các em nhận thức đầy đủ về bản thân, phát huy mặt tích cực, khắc phục những khuyết điểm để không ngừng tiến bộ.

Động viên khuyến khích đội ngũ cán bộ giáo viên và HS thực hiện có hiệu quả công tác GDĐĐ và rèn luyện đạo đức học sinh.

3.2.8.2. Nội dung

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá và tiêu chuẩn đánh giá theo hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ và cả năm học.

- Cụ thể hóa tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm học sinh theo đánh giá chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo.

- Xây dựng quy trình đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh.

- Xây dựng quy chế khen thưởng và trách phạt đựa trên quy định của trường.

3.2.8.3. Cách thức tiến hành

Đối với Hiệu trƣởng.

- Phải nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đổi mới

phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nói riêng từ đó thực hiê ̣n tốt chức năng quản lý và chỉ đa ̣o công tác đổi mới kiểm tra đánh giá. Xây dựng được kế hoa ̣ch khảo thí , kiểm tra đánh giá thống nhất với mu ̣c tiêu giáo du ̣c trong trường THPT . Kế hoa ̣ch phù hợp với kế hoạch kiểm tra đánh giá theo từng tuần , từng tháng, và cả năm học. Xây dựng kế hoa ̣ch có t ính khả thi cao , lôi cuốn được mo ̣i lực lượng tham gia . Sau khi có kế hoạch, tổ chức triển khai để mo ̣i lực lượng tham gia nắm chắc kế hoa ̣ch , từ đó tổ chức chỉ đa ̣o thực hiê ̣n và kiểm tra đánh giá ki ̣p thời , điều chỉnh, bổ sung nhằm đa ̣t mu ̣c tiêu giáo du ̣c đề ra một cách hiệu quả nhất.

- Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra với các nội dung; hoạt động GDĐĐ của GVCN, giáo viên bộ môn, hoạt động tự quản của HS, hoạt động ngoài giờ lên lớp của các bộ phận được phân công, kiểm tra việc rèn luyện, GDĐĐ HS cá biệt, kiểm tra việc triển GDĐĐ hàng tuần.

- Hình thức kiểm tra; dự giờ sinh hoạt, kiểm tra cá loại hồ sơ có liên quan đến công tác GDĐĐ HS như, sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi của GVCN, sổ theo dõi của lớp trưởng, sổ theo dõi của tổ trưởng. Việc kiểm tra nề nếp phải tiến hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Hiệu trưởng phải nắm bắt thông tin kịp thời và xử lý các biểu hiện sai sót phối kết hợp với GVCN, phụ huynh tìm ra biện pháp giáo dục hiệu nhất.

Đối với GVCN.

- Phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hạnh kiểm HS, hướng dẫn, chỉ đạo các thành viên ban cán sự lớp tham gia, công bố các tiêu chuẩn đánh giá thi đua cho học sinh. Việc đánh giá phải tiến hành hàng tuần, hàng tháng, GVCN chủ nhiệm thực hiện xếp loại hạnh kiểm HS thông qua bản đánh giá xếp loại của tổ trưởng tổ, ý kiến đánh giá của lớp trưởng, giáo viên bộ môn, để việc

xét duyệt được chính xác, công bằng GVCN kết hợp giữa ban cán sự lớp; tổ trưởng, bí thư, lớp phó học tập, lớp trưởng cùng tham gia đánh giá xếp loại.

Đối với ĐTN.

- Ban chấp hành Đoàn trường xây dựng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại

ĐVTN, tổ chức theo dõi ý thức rèn luyện đạo đức của đoàn viên và theo dõi thi đua của chi đoàn. Tổ chức đánh giá thi đua chi đoàn theo tuần, tháng công bố kết quả thi đua trên bảng tin đoàn. Biểu dương kịp thời tấm gương người tốt, việc tốt, ĐVTN đóng góp tích trong phong trào thi đua của chi đoàn lớp, của đoàn trường, phê bình những ĐVTN chưa có ý thức rèn luyện về phẩm chất đạo đức và ý thức học tập yếu kém. Làm tốt công tác giáo dục và tuyên truyền cho ĐVTN trong giờ sinh dước cờ hoạt hàng tuần, đa dạng hóa nội dung, hình thức sinh hoạt, tập hợp lôi kéo ĐVTN tham gia.

- Đối với việc khen thưởng, trách phạt HS cần phải thực hiện theo qui trình: Cá nhân tự đánh giá, tập thể góp ý, kết luận. Họp hội đồng thi đua khen thưởng xét duyệt, sau đó đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định khen thưởng, trách phạt hoặc đề nghị lên cấp trên ra quyết định nếu không thuộc thẩm quyền.

Sau mỗi học kỳ BGH nhà trường cần phải tổ chức tổng kết công tác GDĐĐ HS, đánh giá những ưu nhược điểm và phân tích những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của những hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm về công tác quản lý GDĐĐ cho học kỳ tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Tây Hồ,Thành phố Hà Nội (Trang 102)