Trong những năm gần đây, Thành phố Hà Nội nói chung và Quận Tây Hồ nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự du nhập văn hóa phương Tây và
phương Đông, tiếp cận với nền kinh tế thị trường nên sẽ có nhiều mặt tiêu cực tác động đến đạo đức, tư duy và lối sống của nhân dân. Đặc biệt, sự tác động của chúng ảnh hưởng đến lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ, nhất là các em HS THPT. Làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đây là một hồi chuông báo động sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận không nhỏ HS, đó là thực trạng đáng lo ngại gây nhức nhối cho các nhà quản lý, các tổ chức xã hội, của chính quyền địa phương, của gia đình và nhà trường.
2.2.1.2. Tình hình ĐĐHS của các trường THPT trên địa bàn quận Tây Hồ.
Theo đánh giá kết quả GDĐĐ HS của các nhà trường THPT trên địa bàn quận Tây Hồ được thể hiện như sau.
Bảng 2.1. Đánh giá kết quả GDĐĐ HS của các nhà trƣờng năm học 2012 - 2013 Kết quả Trường Tổng số HS Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Tây Hồ 1505 1067 71,1 386 25,7 45 3,0 3 0,2 Xuân Đỉnh 1620 1237 76,4 371 22,9 26 1,6 3 0,1 Phan Đình Phùng 2095 1651 78,8 434 20,7 10 0,5 0 0,0 Chu Văn An 1785 1444 80,9 341 19,1 0 0,0 0 0,0
( Nguồn: Điều tra từ BGH các nhà trường)
Chất lượng ĐĐHS của các nhà trường nói trên, trong những năm qua đạt kết quả đáng khích lệ, xứng đáng là tốp các trường dẫn đầu của thủ đô, nhưng bên cạnh đó chất lượng GDĐĐ HS giữa các trường chưa đều phần nào thể hiện truyền thống, bề dầy lịch sử ,thương hiệu của các nhà trường. Trường THPT Tây Hồ HS có tỷ lệ đạo đức tốt ngày càng nâng cao, xong so với các trường trên địa bàn tỷ lệ này còn thấp, đặc biệt tỷ lệ HS có hạnh kiểm trung bình và yếu có dấu hiệu gia tăng.
- Những biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh
Bên cạnh việc xem xét đánh giá kết quả xếp loại đạo đức của các em, tác giả luận văn còn tiến hành khảo và tìm hiểu qua nguồn thông tin của BGH, ĐTN các nhà trường về những biểu hiện vi phạm đạo đức của học HS và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Những biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh trong năm học 2012 -2013 T T Nội dung vi phạm Số HS vi phạm của các trƣờng Tây Hồ Xuân Đỉnh Phan Đình Phùng Chu Văn An
1 Coi thường môn học, mất trật tự trên
lớp, không học bài
68 23 02 0
2 Gian lận trong thi cử 16 05 0 0
3 Vô lễ với thầy cô, cha mẹ 02 0 0 0
4 Nói tục, chửi bậy 18 04 02 0
5 Trốn học 04 01 01 0
6 Hút thuốc lá, rượu bia 12 03 04 02
7 Phá hoại của công 03 0 0 0
8 Gây gổ xích mích, đánh nhau 08 04 02 0
9 Bỏ nhà đi lang thang 01 0 0 0
10 Yêu đương sớm 29 12 16 10
11 Chơi game, nghiện internet 85 38 32 28
12 Cá cược bóng đá, chơi số đề 05 02 04 0
13 Trộm cắp 02 0 0 0
14 Đua xe 06 03 02 0
15 Vi phạm luật ATGT 28 12 08 06
16 Bị đình chỉ học tập, hoặc đuổi học 07 02 0 0
( Nguồn thông tin từ ĐTN các nhà trường)
Qua bảng số liệu trên cho thấy HS của các nhà trường có thể vi phạm ở rất nhiều hình thức khác nhau. Nhưng số lượng HS vi phạm vẫn tập trung chủ yếu ở trường THPT Tây Hồ nhiều hơn so với các trường lân cận, đây cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với người làm công tác quản lý của các nhà trường
THPT nói chung và trường THPT Tây Hồ nói riêng.
- Nguyên nhân dẫn đến vi phạm đạo đức của giới trẻ
Để tìm hiểu về nguyên nhân vi phạm đạo đức của giới trẻ, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát 300 người gồm; CBQL, giáo viên, HS, CMHS của Trường THPT Tây Hồ, cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
vi phạm đạo đức của giới trẻ, nhưng tập chung chủ yếu các nguyên nhân sau:
Bảng 2.3. Những nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng vi phạm đạo đức trong học sinh
T
T Nội dung đồng ý Ý kiến
( %)
1 Tính tự giác của học sinh chưa cao 80,3
2 Sự nhận thức về các hành vi đạo đức còn thấp 74,3
3 Tác động tiêu cực từ bạn bè xấu, rủ rê lôi kéo 74,3
4 Những thay đổi tâm lý của lứa tuổi 68,3
5 Thiếu sự quan tâm của gia đình 64,4
6 Người lớn chưa gương mẫu 61,3
7 Sự bùng nổ CNTT, điện thoại, phim ảnh,Website. 70,0
8 Sự tác động tiêu cực của văn hóa hội nhập 60,9
9 Những tác động tiêu cực của xã hội 66,5
10 Quản lý giáo dục của nhà trường chưa đồng bộ 55,8
11 BGH nhà trường và ĐTN chưa làm tốt công tác GDĐĐcho HS 43,7
12 Vai trò của các môn học xã hội như: môn GDCD, lịch sử, văn học trong việc GDĐĐ cho HS còn chưa hiệu quả
42,3 13 Một số thầy cô chưa quan tâm GDĐĐ cho HS, năng lực sư
phạm còn hạn chế
46,8
14 Chương trình GDĐĐ ở các trường THPT chưa thiết thực 50,0
15 Việc giáo dục kỹ năng sống chưa hiệu quả 55,6
16 Nhà trường chưa phát huy được tính tự giác rèn luyện đạo đức HS 45,0
Quận Tây Hồ trong những năm gần đây tốc độ công nghiệp hóa phát triển vượt bậc, sự thay đổi chóng của nền kinh tế thị trường đời sống nhân dân trên địa bàn quận Tây Hồ thay đổi hàng ngày, phần lớn kinh tế hộ gia đình đang phát triển thuần nông chuyển sang phát triển kinh tế dịch vụ. Bên cạnh đó nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân, các tệ nạn xã hội, đặc biệt ăn sâu trong tầng lớp thanh thiếu niên, trong các nhà trường hiện nay. Qua kết quả khảo sát cho thấy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tập trung chủ yếu một số nguyên nhân sau: Có 80,3% số ý kiến cho rằng do tính tự giác của HS chưa cao, thiếu hoài bão ước mơ, không xác định mục đích học tập để ngày mai lập nghiệp, chỉ biết đòi hỏi quá nhiều ở gia đình và xã hội mà chưa ý thức được trách nhiệm ngược lại của mình; 74,3% là do sự nhận thức về các hành vi đạo đức còn thấp, bị bạn bè xấu rủ rê lôi kéo, dẫn đến sai lệch trong nhận thức, có thái độ bất cần đời, mất niềm tin và ý chí dẫn đến có những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội; 74,3% cho là do tác động tiêu cự từ các bạn bè xấu rủ rê lôi kéo; 70% là do ảnh hưởng của sự bùng nổ công nghệ thông tin, điện thoại phim ảnh, Website; 68,3% do những thay đổi tâm lý của lứa tuổi; 64,4% cho là thiếu sự quan tâm của gia đình do gặp những khó khăn về mặt kinh tế, thiếu thốn về tình cảm cha mẹ, cha mẹ không làm gương cho con cái, không nhận được sự quan tâm kịp thời của người thân; 66,5% cho là do xã hội còn nhiều tiêu cực như tham nhũng, ma túy, mại dâm, văn hóa đồi trụy, bạo lực ngoài xã hội... nhưng phần lớn không được ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh đã ảnh hưởng không nhỏ đến GDĐĐ trong nhà trường làm mất niềm tin trong giới trẻ.
Ngoài ra cũng không ít ý kiến cho rằng do quản lý giáo dục của nhà trường chưa đồng bộ, Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường chưa làm tốt công tác quản lý và GDĐĐ cho HS, một số thầy cô chưa quan tâm GDĐĐ cho HS, năng lực sư phạm còn hạn chế, chương trình GDĐĐ
trong nhà trường chưa thiết thực, nhà trường chưa phát huy được tính tự giác rèn luyện đạo đức của HS.