3.2.2.1. Luật hóa đối với các đơn vị trốn động, nợ đọng kéo dài.
Hiện nay, tình trạng trốn đóng BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động là khá phổ biến và phức tạp. Số tiền trốn nợ tại các đơn vị lên hàng chục tỷ đồng. Thế nhưng, quy định của Nhà Nước về mức phạt tối đa đối với vi phạm BHXH chỉ có 30 triệu đồng. So với mức doanh nghiệp đã trốn đóng thì con số này là thấp. Vì vậy các doanh nghiệp vẫn luôn tìm cách để lách luật, trốn đóng. Và nếu có bị phát hiện thì mức phạt cũng không phải là lớn.
Trước tình trạng này, giải pháp đưa ra là nên hình sự hóa đối với các trường hợp này, hoặc có thể tăng mức phạt lên ở mức cao hơn. Thực tế, với tốc độ phát triển kinh tế đến chóng mặt, lạm phát tăng nhanh, các doanh nghiệp ngày càng phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, số lao động sử dụng lên đến hàng trăm, có thể đến hàng ngàn lao động. Con số 30 là con số quá bé so với con số thất thu BHXH do trốn đóng tại các đơn vị này. Hình sự hóa, tăng mức chế tài là điều cấp bách cần phải giải quyết để có thể khắc phục tình trạng này.
Nhà nước cần phải điều chỉnh lại mức phạt, quy định lại các chế tài đối với các vi phạm về BHXH cho phù hợp. Nhanh chóng đưa ra các văn bản pháp luật cụ thể về vấn đê này. Gửi công tác hướng dẫn đến các cơ quan BHXH để thi hành tốt công tác này.
3.2.2.2. Khởi kiện, khiếu nại, tố cáo các doanh nghiệp vi phạm về BHXH.
Hiện nay, việc khiếu nại tố cáo vi phạm BHXH chủ yếu là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng nhiều. Vì vậy, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo nếu làm tốt sẽ góp phần quan trọng để đưa hoạt động BHXH ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đi vào kỉ cương, pháp luật. Các biện pháp nhằm làm tốt công tác này là:
- Cơ quan BHXH một mặt phải làm chỗ dựa pháp lý và tinh thần cho người lao động. Mặt khác phải tạo sức ép, buộc các chủ doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ BHXH.
- Ngoài ra, cơ quan BHXH cũng nên đứng ra khởi kiện đối với doanh nghiệp cố tình trốn đóng và kéo dài nợ BHXH.
- Phải giải quyết kịp thời, thoả đáng cả khi người lao động đang làm việc và khi đã thôi việc. Đặc biệt chú ý tư vấn cho họ để tự bảo vệ quyền lợi của mình.
- Thông tin việc giải quyết khiếu nại trên các phương tiện thông tin để hỗ trợ tinh thần cho người lao động đồng thời nhắc nhở nghĩa vụ không thể trốn tránh trách nhiệm của doanh nghiệp.