Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trốn, nợ BHXH

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Công tác thu BHXH khu vực ngoài quốc (Trang 58)

• Nguyên nhân thứ nhất thuộc về chủ doanh nghiệp.

-Thứ nhất: Chủ sử dụng lao động và người lao động nhận thức chưa đầy đủ về chính sách BHXH. Người sử dụng lao động cố tình né tránh, làm ngơ trước chế tài pháp luật, lẩn tránh trách nhiệm của mình trước hàng trăm người lao động và cả cơ quan nhà nước.

-Thứ hai: Các chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng lao động, chủ yếu chỉ hợp động miệng với người lao động về tiền lương, thời gian làm việc... với lý lẽ hợp đồng theo thời vụ hoặc không đủ việc làm nên gây khó khăn trong việc xác định tiền lương để làm cơ sở đóng BHXH.

-Thứ ba: Các DNNQD chưa thực sự được bình đẳng trong xã hội nên có ít điều kiện tham gia BHXH cho người lao động.

-Thứ tư: Không mở sổ sách kế toán để hoạch toán theo quy định hiện hành của Nhà nước nên không biết đóng BHXH và bảo hiểm y tế theo mức nào?.

- Thứ năm: Nhiều doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ, làm ăn thua lỗ, thậm chí đang đứng trên bờ vực phá sản, doanh nghiệp không có trụ sở, vốn ít, chuyên ngành kinh doanh chưa sâu, nghiệp vụ chưa giỏi nên không cạnh tranh nổi với các thành phần kinh tế khác về quản lý tài chính. Đó là nguyên nhân khiến họ nợ đọng BHXH kéo dài nhiều năm và không có lối thoát.

-Thứ sáu: Nhiều doanh nghiệp không đủ 10 lao động hoặc đăng ký kinh doanh trên mười lao động nhưng khi đăng ký kê khai lao động thì dấu bớt đi nên theo quy định cũ họ không nộp BHXH, BHYT, đây chính là kẽ hở của chính sách BHXH nhưng cho đến nay nó mới được sửa đổi trong bộ luật lao động mới.

- Thứ bẩy: Các doanh nghiệp viện nhiều lý lẽ để chốn tham gia BHXH cho người lao động .

- Thứ tám: Nhiều doanh nghiệp có tên nhưng chỉ có 1 giám đốc, vợ vừa là phó giám đốc kiêm kế toán, không có thủ quỹ, cán bộ nghiệp vụ giúp việc. Họ chỉ đứng tên nhận việc rồi bán lại cho đơn vị khác để “ăn” theo tỷ lệ %, họ không quan tâm hoặc không biết quyền lợi BHXH, BHYT.

- Thứ chín: Họ chỉ tham gia BHXH cho một số lao động chủ chốt trong doanh nghiệp còn phần lớn lao động không được đảm bảo quyền lợi.

-Thứ mười: Có chủ doanh nghiệp còn gây khó khăn cho cơ quan BHXH khi đến làm việc.

- Thứ mười một: Phương án sản xuất kinh doanh, hoạt động trong các đơn vị ngoài quốc doanh tính cạnh tranh không ổn định, làm cho người lao động dễ bị mất việc làm do nhiều nguyên nhân:

+ Do lao động thời vụ, ngắn hạn, do chuyển đổi loại hình kinh doanh...người lao động có cảm giác bất an, không định hướng được việc làm lâu dài.

+ Khu vực này thu hút nhiều lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề nên việc làm không ổn định, lại thường xuyên thay đổi nơi làm việc.

+ Phần lớn đơn vị ngoài quốc doanh mới thành lập, chưa thích nghi với cơ chế thị trường, tính cạnh tranh từng mặt hàng, từng doanh nghiệp thấp, sản phẩm sản xuất ra giá thành cao, tiêu thụ chậm, làm ăn kém hiệu quả, thu nhập của người lao động thấp cũng là nguyên nhân làm cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động không mặn mà với việc tham gia BHXH.

- Thứ mười hai: Các chủ sử dụng lao động không muốn đóng BHXH, họ chiếm không khoản tiền đó hoặc lấy tiền đó cộng vào lương, bằng cách trả lương cao hơn so với khu vực Nhà nước để thu hút lao động vể phía mình.

•Nguyên nhân thứ hai thuộc về người lao động:

- Thứ nhất: Bản thân người lao động trình độ còn hạn chế, đa phần là chưa qua đào tạo nghề, chưa được học tập chuẩn bị những kiến thức nhất định khi tiếp xúc với môi trường lao động mới, cho nên năng suất, chất lượng lao động không cao, thường xuyên thay đổi nơi làm việc... cốt sao có

công ăn việc làm, có thu nhập cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày, họ chưa hiểu biết về các chế độ chính sách BHXH cũng như quyền lợi của người lao động, tập quán về tính cộng đồng cùng chia sẻ rủi ro chưa tạo thành thói quen.

- Thứ hai: Người lao động chưa mạnh dạn hoặc do chụi sức ép về việc làm và thu nhập nên không dám đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho mình.

-Thứ ba: Một số lượng lớn lao động chưa thực sự có lòng tin với chủ sử dụng lao động nên không muốn gắn bó lâu dài.

-Thứ tư: Một số lượng lớn lao động trong khu vực này là thiếu niên mới làm việc, thu nhập không cao, chưa quan tâm nhiều đến chế độ BHXH. -Thứ năm: Nhận thức về BHXH của người lao động khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn hạn chế, chưa có nhận thức đúng đắn về chính sách BHXH.

- Thứ sáu: Với thu nhập đồng lương eo hẹp, bản thân người lao động khu vực này không muốn trích ra một khoản tiền để đóng BHXH. Họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không nghĩ tới lợi ích về lâu dài.

•Nguyên nhân thứ ba thuộc về hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ban hành.

- Thứ nhất: Chính sách BHXH chưa thực sự thuyết phục được người

lao động.

- Thứ hai: Luật pháp về BHXH của nước ta còn nhiều khẽ hở, chưa đủ mạnh, đặc biệt là vấn đề ban hành các chế tài xử phạt vi phạm luật lao động về BHXH chưa hợp lý. Các quy định về thanh tra và nộp phạt chưa rõ ràng, mức nộp phạt quá thấp nên chưa có tính cưỡng chế, nhiều doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt hơn là đóng BHXH.

- Thứ ba: Trong quá trình đăng ký kinh doanh, đăng ký sử dụng lao động chưa có quy định phải đăng ký tham gia BHXH. Vi vậy, khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì cơ quan BHXH mới đến vận động, lúc bấy giờ chủ doanh nghiệp muốn tiếp xúc hay không còn tuỳ thuộc vào nhận thức của họ, chứ cơ quan BHXH không có thẩm quyền lập văn bản xử phạt đơn vị vi phạm phát luật về BHXH.

- Thứ tư: Cơ chế, chính sách, các chế tài ban hành chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế, chậm được triển khai, còn có sự phân biệt và thiếu

bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nên cũng làm ảnh hưởng đến việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. Chưa thấy hết được vai trò, vị trí, tầm quan trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; chưa coi đây là lực lượng chiến lược lâu dài, quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Sự phối kết hợp hoạt động của một số cơ quan quản lý Nhà nước về công tác chỉ đạo chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện tại.

- Thứ năm: Chế tài xử phạt đối với những vi phạm chính sách BHXH của người sử dụng lao động còn bị hạn chế: chưa đủ mạnh, tính pháp lý chưa nghiêm, do đó nhiều chủ sử dụng lao động tìm cách né tránh, không thực hiện BHXH cho người lao động, dây dưa chậm nộp, nợ đọng với thời gian dài nhưng không

•Nguyên nhân thứ tư thuộc về vai trò của tổ chức Đảng và đoàn thể. -Thứ nhất: Đa số doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có tổ chức Đảng cho nên vai trò lãnh đạo của Đảng ở khu vực này còn phần nào hạn chế. Khi chủ sử dụng lao động không thực hiện các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật thì sẽ không có cơ quan đại điện đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ngoài ra các đoàn thể như công đoàn , thanh niên, phụ nữ trong các đơn vị ngoài quốc doanh vừa thiếu vừa yếu. Còn những doanh nghiệp đã thành lập tổ chức công đoàn, thì phần lớn hoạt động hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết chức năng của mình. Cũng là lẽ đương nhiên vì ở khu vực kinh tế ngoài doanh, cán bộ công đoàn đều kiêm nhiệm. Họ cũng như những người lao động khác trong doanh nghiệp, lệ thuộc vào chủ doanh nghiệp về việc làm, thu nhậo. Nếu không vì lợi ích chung của doanh nghiệp, chịu sự chỉ đạo của chủ doanh nghiệo thì chủ doanh nghiệp tìm mọi cách chấm dứt hợp đồng lao động. Trong các công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân, sử dụng số lao động ít, lực lượng chủ chốt ( kể cả chủ tịch công đoàn) hầu hết là người trong gia đình, họ hàng hoặc bạn bè thân thuộc, nên vai trò của tổ chức công đoàn đã mờ nhạt lại càng mờ nhạt hơn.

-Thứ hai: Hàng tháng, quý, năm, công đoàn cũng tổ chức sinh hoạt kiểm tra vận động... các doanh nghiệp chăm lo quyền lợi cho người lao động nhưng chỉ dừng lại ở mức vận động, nhắc nhở mà chưa có biện pháp hữu hiệu.

•Nguyên nhân thứ năm thuộc về cơ quan BHXH huyện Từ Liêm. Như đã nêu ở phần báo cáo chung, cơ cấu nhân sự tại cơ quan BHXH huyện Từ Liêm cũng là khó khăn cho công tác thu vừa chống chất thu trên địa bàn huyện.

Hiện nay, BHXH huyện Từ Liêm có tất cả 25 cán bộ nhưng chỉ có 9 cán bộ làm công tác chuyên thu, một số cán bộ khác vừa làm công tác thu lại vừa thực hiện một số công việc khác. Trong khi đó, khối lượng cơ sở đơn vị thuộc diện quản lý lại rất lớn. Vì đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác thu còn thiếu, lại kiêm nhiệm nhiều công việc khác nên dẫn đến tình trạng quá tải trong công việc.

Công tác phối kết hợp với các ban ngành chức năng đề xuất biện pháp tích cực yêu cầu chủ doanh nghiệp tham gia BHXH chưa thực sự hiệu quả. Dẫn đến tình trạng doanh nghiệp cố tình không tham gia BHXH theo luật định vẫn không hề bị xử phạt, hoặc xử lý chậm, vì thế các doanh nghiệp thường dựa dẫm, nhìn nhau để trốn tránh không tham gia BHXH cho người lao động một cách đầy đủ.

+ Chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong thực hiện BHXH ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

+ Công tác tuyên truyền còn mang nặng tính hình thức, hành chính, chưa đến được cơ sở và người lao động.

+ Nhiều người lao động ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh lập chưa hiểu được trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia BHXH.

Mặc dù có nhiều hạn chế trong việc thu BHXH trên địa bàn huyện Từ Liêm, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về chủ quan, nguyên nhân thuộc về khách quan. Do đó, để tăng cường, thúc đẩy công tác thu BHXH cần phải tích cực phân tích các nguyên nhân, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục hạn chế trong công tác thu BHXH tạo cơ quan BHXH huyện Từ Liêm.

Chương3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT HƠN CÔNG TÁC THU BHXH DNNQD TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Công tác thu BHXH khu vực ngoài quốc (Trang 58)