Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Công tác thu BHXH khu vực ngoài quốc (Trang 41)

Mức thu BHXH được tính bằng tỷ lệ % so với tiền lương của NLĐ và quỹ tiền lương của NSDLĐ. Chính sách tiền lương và cách xác định tổng quỹ lương chính là căn cứ đóng BHXH. Trách nhiệm của cơ quan BHXH là căn cứ vào các quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương và các quyết định nâng lương của các cấp có thẩm quyền để thu BHXH đúng quy định. Do đó, xác định quỹ lương trích nộp của các đơn vị là trách nhiệm của BHXH cấp huyện phải làm để là cơ sở cho BHXH cấp tỉnh/ TP lập kế hoạch thu cho năm tiếp theo. Trong những năm qua, BHXH Từ Liêm đã hoàn thành tốt công tác quản lý quỹ lương trích nộp BHXH nói chung và quỹ tiền lương trích nộp BHXH của DNNQD nói riêng được thể hiện qua bảng sau :

Bảng 2.2.3.1 Quỹ lương đóng BHXH của DNNQD giai đoạn 2007-2010

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Quỹ lương đóng BHXH của toàn

huyện (Triệu đồng) 489,624 504,510 693,874 819,779

Quỹ lương DNNQD đóng BHXH

(Triệu đồng) 208,197 235,136 354,418 440,850

Tỷ lệ so với quỹ lương đóng

BHXH (%) 42.52 46.61 51.08 53.78

Tốc độ tăng, giảm liên hoàn quỹ

lương DNNQD đóng BHXH (%) - 12.94 50.73 24.39

Mức độ tăng giảm tuyệt đối

(Triệu đồng) - 26,939 119,282 86,432

( Nguồn: BHXH huyện Từ liêm)

ngày một tăng, tốc độ tăng khá cao từ năm 2008-2009, tuy nhiên tốc độ tăng có giảm sút từ năm 2009-2010. Do nền kinh tế có nhiều biến động, do vậy nguồn vốn của các doanh nghiệp giảm, dẫn đến quỹ lương cũng giảm. Tuy mức tăng tuyệt đối vẫn tăng nhưng so với mức tăng năm 2009 thì tăng ko đáng kể. Năm 2008 tốc độ tăng liên hoàn là 12,94% , đến năm 2009 tỷ lệ tăng liên hoàn so với năm 2008 tăng lên 50.73% tương ứng tăng khoảng 119,282 (đồng), nhưng đến năm 2010 thì tốc độ tăng liên hoàn so với năm 2009 chỉ bẳng khoảng 1/2 đó là 24.39%. Tuy nhiên tỷ trọng trong tổng quỹ lương tham gia BHXH thì quỹ lương các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Tỷ trọng này vẫn luôn tăng lên, thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong tổng quỹ BHXH. Cụ thể là năm 2007 là 42,52% %, đến năm 2010 đã tăng lên 53.78%. Đủ để có thể thấy xu hướng ngày một tăng lên về tỷ trọng của DNNQD cả về số lao động và quỹ lương đóng BHXH.

Điều này thể hiện rõ qua biểu đồ sau:

Quỹ lương tăng là điều đáng mừng thể hiện đời sống của NLĐ đang dần được nâng cao.

Tuy nhiên, cơ quan BHXH chỉ có thể nắm tốt tiền lương trên giấy tờ. Các đơn vị tham gia BHXH thường không kê khai chính xác quỹ lương thực tế. Nhiều DN có thu nhập thực tế cao hơn gấp nhiều lần nhưng chỉ đăng ký đóng BHXH cho NLĐ ở mức lương cơ bản. Nhiều doanh nghiệp còn quy định mức lương tối đa đăng ký tham gia BHXH cho người lao động, người lao động không thể đăng ký mức lương cao hơn để tham gia BHXH mặc dù lương thực tế của họ cao hơn mức quy định của doanh nghiệp rất nhiều. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi BHXH của

NLĐ. Như vậy, vấn đề quản lý quỹ lương đóng BHXH giứ vai trò rất quan trọng trong công tác thu BHXH khu vực NQD.

2.2.4. Kết quả thu.

2.2.4.1. Kết quả thu DNNQD

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển BHXH huyện Từ Liêm luôn nhận được sự quan tâm của BHXH thành phố Hà Nội và cấp Uỷ, chính quyền địa phương và các cơ quan, ban ngành, các tổ chức, đoàn thể. Từ đó BHXH huyện Từ Liêm luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội ở huyện nhà.

Tính đến hết năm 2010, số DNNQD trên địa bàn huyện Từ Liêm là 1628 doanh nghiệp trong đó có 1222 doanh nghiệp tham gia BHXH (chiếm khoảng 89,4%), 11,6% còn lại là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân chưa tham gia BHXH hoặc chỉ đăng ký tham gia cho số ít cán bộ quản lý của doanh nghiệp.

Trong suốt 4 năm qua(2007-2010), BHXH huyện Từ Liêm đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng để tổ chức khai thác nguồn thu BHXH từ khối ngoài doanh nghiệp này một cách hiệu quả. Tuy chưa khai thác được tất cả các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện nhưng bước đầu đã thể hiện sự khai thác đúng hướng của cơ quan BHXH huyện Từ Liêm.

Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2.4.1 Kết quả thu BHXH của DNNQD giai đoạn 2007-2010 (Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Số thu BHXH của DNNQD

33,123 46,429 49,505 72,218

Số thu BHYT của DNNQD

Số thu BH Thất Nghiệp của DNNQD - - 4,500 6,565

Tổng thu BHXH cùa DNNQD 38,093 53,393 64,131 93,555

Tổng số thu BHXH của toàn huyện

85,917 112,431 163,686 179,447

( Nguồn: BHXH huyện Từ liêm)

Từ những số liệu trong bảng trên cho thấy số thu BHXH ở khu vực ngoài quốc doanh của BHXH huyện Từ Liêm trong những năm qua có những dấu hiệu khả quan. Mức đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc, BHYT và BH thất nghiệp trong những năm qua là rất lớn. Nếu năm 2007 tổng thu của toàn huyện là 85,093(triệu đồng), năm 2008 lên đến 112.431 (Triệu đồng) thì trong đó mình khối ngoài quốc doanh đã chiếm 47.49% tương ứng khoảng 53.393 ( triệu đồng ) đóng góp vào quỹ BHXH là 46,429 (triệu đồng), vào quỹ BHYT là 6,964 (triệu đồng). Đến năm 2009 số thu lên 163.686 (Triệu đồng), thu ngoài quốc doanh chiếm 39.18% tương ứng với 64.131 (Triệu đồng) tức đã tăng 20.11% so với năm 2008. Ngoài ra năm 2009, nhà nước đưa ra quy định mới về mức đóng BHXH và có thêm tỷ lệ BH thất nghiệp cho người lao động, trong năm 2009 này riêng khối ngoài quốc doanh đã đóng góp cho quỹ BH thất nghiệp là 4,500 (Triệu đồng) năm 2010 là 6,565 (Triệu đồng). Cũng trong năm 2010 thu ngoài quốc doanh đã lên đến 93,555 Triệu đồng) chiếm tỷ trọng 52.14 % và tăng khoảng 45.88% so với năm 2009. Tuy nhiên tỷ trọng này ko ổn định, do tình hình sản xuất kinh doanh của khu vực này chịu nhiều ảnh hưởng của biến động thị trường. Có thể nhìn vào biểu đồ sau để thấy rõ hơn sự gia tăng đó: (đơn vị : Triệu đồng).

N

H Nhìn chung, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác thu

BHXH, đặc biệt đối với công thu BHXH khối DNNQD. Nhưng cơ quan BHXH huyện Từ Liêm luôn cố gắng và kết quả thu hàng năm luôn vượt mức kế hoạch đề ra. Bảng tổng kết sau sẽ cho chúng ta thấy rõ về kết quả này:

Bảng 2.2.4.2. Kết quả thu BHXH của khối DNNQD so với kế hoạch của BHXH huyện Từ Liêm 2007-2010.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Kế hoạch thu BHXH khối DNNQD 34,318 47,460 56,803 70,875

Tổng thu BHXH khối DNNQD

(Triệu đồng) 38,093 53,393 64,131 93,555

Tổng tiền phải thu BHXH của khối

DNNQD 63,340 90,450 112,718 169,322

Tỷ lệ vượt kế hoạch về thu BHXH

khối DNNQD (% ) 11.00 12.50 12.90 32.00

( Nguồn: BHXH huyện Từ liêm)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ số tiền thu BHXH khối DNNQD hàng năm so với kế hoạch tăng nhanh và tỷ lệ cũng khá lớn. Cụ thể năm 2007 vượt 11% so với kế hoạch, đến năm 2010 tỷ lệ vượt mức kế hoạch đã lên đến 32%. Đây là dấu hiệu đáng mừng, đó là minh chứng cho sự nỗ lực và cố gắng của cơ quan BHXH trong công tác thu BHXH. Tuy

nhiên, so với mức tiền phải thu thì con số này vẫn chưa thực sự cao. Mặc dù đạt được kết quả đáng kể, nhưng thực tế tình hình công tác thu BHXH tại khu vực DNNQD này vẫn còn nhiều khó khăn và vướng mắc. Cơ quan BHXH cần tìm biện pháp tốt hơn để giải quyết tình trạng này.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện kết quả thu BHXH khối DNNQD so với kế hoạch đề ra:

Đạt được những kết quả trên BHXH huyện Từ Liêm đã tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp cụ thể:

- Cán bộ công chức BHXH huyện đã thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình biến động tăng giảm lao động và tiền lương, tiền công của người lao động, hướng dẫn, vận động, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện tham gia BHXH, BHYT của đơn vị sử dụng lao động và người lao động

- Được sự lãnh đạo thường xuyên của lãnh đạo cấp Uỷ, Chính quyền địa phương và BHXH tỉnh Từ Liêm. Chủ động phối hợp với Phòng lao động Thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động huyện , Phòng Giáo dục huyện, Phòng Tài chính kế hoạch huyện, Trung tâm y tế huyện, Kho Bạc nhà nước Từ Liêm,Chi cục thuế,Ngân hàng, để nắm bắt được tình hình lao động, việc làm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, thu nhập của người lao động, để có biện pháp tối ưu nhất để đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động cho đơn vị và người lao động tham gia BHXH, BHYT.

sách BHXH,BHYT trên địa bàn, đồng thời tham mưu đề xuất các biện pháp có tính khả thi nhất cho cấp Uỷ, Chính quyền địa phương và Ban lãnh đạo BHXH thành phố Hà Nội biết, để kịp thời chỉ đạo cơ sở thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT.

- Thông qua công tác thông tin, tuyển truyền chế độ, chính sách BHXH, BHYT theo chính sách mới của Đảng và Nhà nước, trước hết là quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sử dụng lao động và các đối tượng tham gia BHXH, BHYT đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, góp phần bảo đảm và ổn định cuộc sống cho người lao đông.

- Bảo hiểm xã hội huyện đôn đốc các đơn vị tự giác lập đầy đủ danh sách đăng ký tham gia BHXH hàng năm, danh sách tăng giảm về lao động và tiền lương hàng quý.

- Việc triển khai công tác cấp sổ bảo hiểm xã hội, nhằm có niềm cho người lao động, từ đó tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc tham gia BHXH của các đơn vị.

- Đa số các đơn vị sử dụng lao động đã có chuyển biến nhận thức đầy đủ về Bộ luật lao động và điều lệ BHXH nhất là một số đơn vị sản xuất kinh doanh tuy có khó khăn về vốn, tiêu thụ sản phẩm song đơn vị vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động theo mức lương ngạch thực tế.

- Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ CNVC của BHXH huyện nói chung mà trước hết là cán bộ thu BHXH, đã có nhiều cố gắng, năng lực công tác ngày một nâng cao, luôn bám sát cơ sở, nên quản lý thu quỹ tiền lương của số lao động tham gia bảo hiểm xã hội luôn đúng, đủ, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, nếu so sánh số lao động và số doanh nghiệp đã tham gia BHXH với số đối tượng lao động ngoài quốc doanh thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì tỷ lệ này còn rất nhỏ.Hiện nay, còn trên 85% lao động và gần 82% doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chưa tham gia BHXH. Đây là khu vực có tỷ lệ người lao động tham gia BHXH thấp nhất trong các khu vực. Nếu có chính sách phù hợp thì tiềm năng tham gia BHXH ở khu vực này là rất lớn

Thực tế cho thấy, không những thờ ơ với chính sách bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn tránh né việc bảo hiểm xã hội bằng cách ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng; khai sử dụng lao động dưới 10

người; khai báo số lao động ít hơn số thực sử dụng; lập danh sách tiền lương ít hơn số thực hưởng để lấy làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; nợ đọng dây dưa kéo dài tiền bảo hiểm xã hội.

Trong nhiều năm gần đây khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn là khu vực dẫn đầu về tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội và con số nợ tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.

2.2.4.2.Tình hình nợ đọng:

Tình trạng nợ đọng BHXH là một vấn đề khá phổ biến hiện nay. Nợ đọng BHXH có thể dẫn đến mất cân đối thu- chi, ảnh hưởng rất lớn đến công tác chi trả BHXH sau này. Xuất phát từ tình hình nợ đọng BHXH diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng. Trong tổng thu BHXH, thu

BHXH DNNQD chiếm tỷ trọng cao nhất thì đi đôi với nó là tình hình nợ đọng của DNNQD cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất. BHXH huyện Từ Liêm đã triển khai nhiều biện pháp thu tích cực. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao, nợ đọng BHXH có xu hướng gia tăng cả về số đơn vị lẫn số tiền phải đóng BHXH. Trước tiên có thể xem xét sự biến động nợ đọng BHXH của DNNQD của BHXH huyện Từ Liêm từ 2007-2010 qua bảng sau:

( Nguồn: BHXH huyện Từ liêm)

Vấn đề nợ đọng luôn là vấn đề khó khăn của mọi cơ quan BHXH. Với tình hình nền kinh tế phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp thành lập càng nhiều. Số lao động làm việc tại khu vực này cũng rất đa dạng và

Bảng 2.2.4.2.1 Biến động nợ đọng BHXH của DNNQD giai đoạn 2007-2010( Triệu đồng) Chỉ tiêu Nợ mang sang Nợ mới trong năm Trả trong

năm Lãi Nợ còn lại

2007 12,217 5,161 2,462 289 14,916

2008 14,916 4,210 3,839 371 15,288

2009 15,288 7,481 4,145 409 18,624

phức tạp. Để nắm bắt được chính xác và đây đủ số lao động tại các doanh nghiệp cũng như những doanh nghiệp mới thành lập là điều rất khó. Chính vì vậy, tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH của khu vực này biến động khá phức tạp. Tuy hàng năm số nợ trả có tăng lên, nhưng không đáng kể vì bên cạnh đó số nợ mới phát sinh cũng tăng theo.

Và thực tế cho thấy một điều rằng, số nợ trả trong năm so với số nợ mới phát sinh trong giai đoạn 2007-2010 luôn thấp hơn. Đây là một vấn đề nghiêm trọng. Vì nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra thâm hụt lớn cho quỹ BHXH. Nhìn vào bảng trên ta thấy, số nợ phát sinh mới trong năm 2007 là 5,161 (triệu đồng), trong khi đó nợ trả trong năm chỉ có 2,462 (Triệu đồng). Số nợ phát sinh hàng năm luôn tăng, thậm chí tăng nhanh. Cụ thể như năm 2009 số nợ phát sinh trong năm là 7,481 (triệu đồng), nhưng đến năm 2010 con số nợ phát sinh đã lên đến 12,997 (triệu đồng). Trong khi đó, số nợ trả

trong năm thì tăng lên không đáng kể, năm 2009 là 4,145( triệu đồng) đến năm 2010 thì số nợ trả trong năm cũng chỉ có 4,777 (Triệu đồng).

Một thực tế nữa là trong nhiều năm gần đây khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn là khu vực dẫn đầu về tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội và con số nợ tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng, cụ thể như sau:

Bảng 2.2.4.2.2. So sánh nợ đọng BHXH của toàn huyện và nợ đọng BHXH của DNNQD giai đoạn 2007-2010

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Tổng nợ đọng BHXH của toàn huyện

(Triệu đồng) 16,984 18,754 20,103 28,957

Số nợ BHXH của DNNQD

(Triệu đồng) 14,916 15,288 18,624 26,844

Tỷ lệ so với tổng nợ BHXH(%)

87.82 81.52 92.64 92.70

Tốc độ tăng, giảm liên hoàn số nợ

Mức độ tăng giảm tuyệt đối - 372 3,336 8,220

( Nguồn: BHXH huyện Từ Liêm )

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, số nợ đọng ngày một tăng, riêng nợ đọng của DNNQD năm 2007 là 16,984 (triệu đồng) đã chiếm tới 87,72 %, tuy đến năm 2008 tỷ lệ này đã giảm xuống tới 81.52% nhưng giảm không đáng kể. Đây là một tỷ trọng quá cao.Trong khi đó tỷ trọng thu của ngoài quốc doanh chỉ chiếm khoảng hơn 50%. Mức chênh lệch tỷ trọng thu và nợ đọng đến tận 30%. Đến năm 2009 tỷ trọng này tăng lên 92.64%, năm 2010 là 92.70%. Bên cạnh vấn đề tỷ trọng nợ đọng của khu vực ngoài quốc

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Công tác thu BHXH khu vực ngoài quốc (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w