Koha đã đƣợc dịch ra rất nhiều ngôn ngữ. Theo thống kê của phiên bản Koha 320 thì ILS này đã đƣợc dịch sang gần 50 thứ tiếng khác nhau. Tại Đông Nam Á có tiếng Thái Lan, Tiếng Lào, Tiếng Inđônêxia nhƣng chƣa thấy công bố bản dịch sang
tiếng Việt (Việt hóa). Để dịch sang tiếng Việt đòi hỏi ngƣời dịch phải am hiểu về phần mềm thƣ viện, về cấu trúc của Koha, tất cả các tính năng, mô đun và cách vận hành của chúng. Nếu sử dụng phƣơng pháp ―vừa dịch vừa thăm dò‖ sẽ tốn không ít thời gian vì khi đó dịch giả phải tạo tình huống. Trong một số trƣờng hợp phải chờ đến khi ―thời gian thỏa mãn‖ (Ví dụ những thông báo tài liệu quá hạn đối với dạng tài liệu là giáo trình thƣờng vài tháng) thì dịch giả mới biết phần dịch có đáp ứng yêu cầu không.
Có 2 nhóm file ngôn ngữ là OPAC và INTRANET. Ở nhóm OPAC là tất cả những gì mà bạn đọc có thể nhìn thấy từ OPAC và ở nhóm INTRANET là các phân hệ nghiệp vụ dành cho cán bộ thƣ viện.
Các file ngôn ngữ chủ yếu có phần mở rộng là tmpl (viết tắt của từ template) và gần nhƣ tên file đƣợc đặt trùng với tính năng thực hiện của nó.
Một số file của phần OPAC:
Tên file Nội dung file
Opac-account.tmpl Thông tin tài khoản đăng nhập
Opac-authoritiesdetail.tmpl Chi tiết về dữ liệu kiểm soát tính thống nhất Opac-moredetail.tmpl Chi tiết bản ghi
Opac-reserve.tmpl Đặt yêu cầu
Opac-serial-issues.tmpl Chi tiết các số tạp chí
Bảng 2.4: Bảng các file ngôn ngữ Việt hóa phần OPAC
Một số file của phần INTRANET:
Tên file Nội dung file
Acqui-home.tmpl Trang chính phân hệ bổ sung Catalogue-home.tmpl Trang chính phân hệ biên mục Ciculation.tmpl Trang chính phân hệ lƣu thông Member.tmpl Trang chính phân hệ bạn đọc Admin-home.tmpl Trang chính phân hệ quản trị Reports-home.tmpl Trang chính phân hệ báo cáo
CHƢƠNG 3
THỬ NGHIỆM KOHA TẠI VIỆN ĐỊA LÝ 3.1. Vài nét về Viện Địa lý
3.1.1. Lịch sử hình thành
Viện có lịch sử ra đời và phát triển hơn 40 năm, qua các giai đoạn sau: [6]
1961 - 1966: Tổ Địa lý trong Ban Sinh vật - Địa học thuộc Uỷ Ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nƣớc.
1967 - 1975: Phòng Địa lý trong Viện Khoa học Tự nhiên thuộc Ủy Ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nƣớc.
1975 - 1981: Phòng Địa lý trở thành một đơn vị phòng trong Viện Các Khoa học về Trái đất thuộc Viện Khoa học Việt Nam.
1981 - 1984: Phòng Địa lý tách khỏi Viện Các Khoa học về Trái đất để thành lập Phòng Địa lý - Bản đồ trực thuộc Viện Khoa học Việt Nam.
1984 - 1993: Tháng 7 năm 1984 Viện Khoa học Việt Nam quyết định thành lập Trung tâm Địa lý - Tài nguyên trên cơ sở sát nhập Phòng Địa lý - Bản đồ và Trung tâm Viễn thám thuộc Viện Khoa học Việt Nam.
1993 đến nay: Viện Địa lý đƣợc thành lập trên cơ sở Trung tâm Địa lý – Tài nguyên theo Quyết định số 24/CP/QĐ ngày 22 tháng 5 năm 1993 và theo Quyết định số 19/KHCNQG/QĐ ngày 19 tháng 6 năm 1993 của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
Nghiên cứu cơ bản về khoa học địa lý và phát triển công nghệ theo các hƣớng trọng điểm của Nhà nƣớc nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý tài nguyên môi trƣờng và xây dựng chính sách chiến lƣợc, quy hoạch vùng lãnh thổ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ địa lý có trình độ cao cho đất nƣớc theo quy định của pháp luật.
Tổ chức công tác điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng và biến động của môi trƣờng địa lý từng vùng lãnh thổ trên phạm vi cả nƣớc, phục vụ cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và trung ƣơng cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.
Tổ chức đào tạo các cán bộ chuyên ngành Địa lý, tài nguyên môi trƣờng, bản đồ viễn thám.
Nhiệm vụ
1. Nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực sau:
- Nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên và những vấn đề kinh tế - xã hội liên quan nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc thành lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ và của cả nƣớc, tham gia thẩm định các dự án kinh tế kỹ thuật về khai thác tài nguyên và phân bố dân cƣ, tổ chức lãnh thổ.
- Nghiên cứu, đánh giá và dự báo các biến động của môi trƣờng địa lý do tác động của con ngƣời và của các quá trình tự nhiên khác nhằm đề xuất các phƣơng án sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ, cải tạo môi trƣờng trong chiến lƣợc lâu bền.
- Ứng dụng các phƣơng pháp hiện đại (viễn thám, tin học, tự động hoá, bản đồ học...) trong nghiên cứu địa lý
2. Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các cơ sở sản xuất trong nƣớc tổ chức triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nói trên từ nƣớc ngoài vào Việt Nam
3. Tổ chức hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực địa lý tài nguyên.
4. Xây dựng cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu khoa học công nghệ, triển khai,ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Viện.
5. Quản lý đội ngũ cán bộ, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của Viện. 6. Đào tạo Sau đại học (Bậc tiến sỹ)
3.1.3. Cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo Viện Địa lý gồm Viện trƣởng và các Phó Viện trƣởng. Hỗ trợ cho Ban lãnh đạo Viện về mặt khoa học có Hội đồng khoa học và về mặt hành chính có phòng Quản lý tổng hợp. Viện Địa lý có 17 phòng nghiên cứu và 2 trạm nghiên cứu trực thuộc với tổng số cán bộ trực thuộc quản lý là 131 ngƣời, 119 cán bộ nghiên cứu với 5 nghiên cứu viên cao cấp, 26 nghiên cứu viên chính trong đó có 6 Phó giáo sƣ, 1 Tiến sĩ khoa học, 29 Tiến sĩ, 26 thạc sĩ và 66 cử nhân, kỹ sƣ.
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Viện Địa lý
3.1.4. Hạ tầng và ứng dụng CNTT
Hiện tại Viện Địa lý có mạng cục bộ 150 nút mạng tại tòa nhà A27 trong khuôn viên Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Hệ thống dây mạng Cat5; 01 Server HP Proliant ML110G6 cấu hình Intel® Xeon® processor X3430 (2.40GHz, 95W, 8MB, 1333, Turbo 1/1/2/3), bộ nhớ trong 2GB (1x2GB) PC3-10600E DDR3 UB ECC, ổ cứng 250GB SATA NHP HDD, giao tiếp mạng Embedded NC107i PCI Express Gigabit Ethernet Server Adapter, hỗ trợ hệ
điều hành Microsoft® Windows® Small Business Server 2003 R2 trở lên, chạy ứng dụng website của Viện tại địa chỉ http://ig-vast.ac.vn/; 08 swicth 3com 24 Port Switch - 81 results like the 3Com Gigabit Ethernet Switch with 24 x RJ-45 10/100/1000Base- T LAN Ports, 3Com 4800G 24-port; 120 máy tính để bàn chủ yếu cấu hình Pentium 4, 20% máy tính mới thƣơng hiệu Việt và 05 laptop hiệu HP, 100% chạy hệ điều hành windows XP, Vista, Windows 7 Ultimate.
3.1.5. Tài nguyên thông tin
3.1.5.1 Nguồn tài liệu điện tử
Viện Địa Lý trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nên cán bộ thuộc Viện có thể sử dụng nguồn tài nguyên thông tin của Trung tâm Thông tin tƣ liệu của Viện lớn. Hàng năm Trung tâm đƣợc đầu tƣ nguồn kinh phí khá lớn bổ sung tài liệu điện tử mà chủ yếu là các tạp chí điện tử thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên nhƣ: Nông nghiệp và Thực phẩm, Sinh học và Khoa học về sự sống, Hóa học và Khoa học Vật liệu, Khoa học Máy tính, Khoa học Trái đất, Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học Môi trƣờng, Toán học, Vật lý và Thiên văn,… Ngoài ra Trung tâm đã xây dựng đƣợc một CSDL nội sinh bằng phần mềm mã nguồn mở quản trị tƣ liệu số Dspace có 2734 nhan đề với các bộ sƣu tập Báo cáo tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ theo các hƣớng; Các bài báo của cán bộ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đƣợc đăng trong các tạp chí trong và ngoài nƣớc; Các chuyên đề Hóa học, Vật lý, Khoa học trái đất, Khoa học công nghệ, Phòng tránh giảm nhẹ thiên tai … hiện đang trong quá trình thử nghiệm.
3.1.5.2 Nguồn tài liệu in
Nguồn tài liệu in của Phòng Tƣ liệu Viện Địa lý nhìn chung còn hạn chế về loại hình tài liệu và số lƣợng. Tính đến tháng 11/2011 tổng số đầu tài liệu là 511 tên với tổng số bản là 1118 bản, trong đó tài liệu chiếm tỉ lệ cao là sách và đề tài cơ sở - đây là hai loại hình tài liệu có nội dung chuyên sâu, tập trung vào lĩnh vực chuyên ngành khoa học trái đất và đặc biệt là địa lý, địa mạo, bản đồ. Ngoài ra mấy năm gần đây Viện Địa lý có chức năng đào tạo tiến sỹ nên có 15 đầu giáo trình và 18 tên luận án của các học viên đƣợc đào tạo và bảo vệ tại Viện. Số liệu đƣợc thống kê nhƣ sau:
Dạng tài liệu Đầu tài liệu Bản tài liệu
Sách 243 320
Giáo trình 15 300
Đề tài cơ sở 236 472
Luận án 18 26
Bảng 3.1: Số liệu nguồn tài liệu in
3.1.6. Nhu cầu thông tin và quản lý thông tin trong Viện Địa lý
Với quy mô 17 phòng nghiên cứu, 2 trạm nghiên cứu trực thuộc, 119/131 cán bộ nghiên cứu khoa học kết hợp với nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh ngành địa lý, có thể nói rằng nhu cầu thông tin đối với cán bộ và nghiên cứu sinh của Viện Địa lý là rất lớn. Kho tƣ liệu in của Viện không lớn nhƣng có giá trị khoa học cao và phục vụ nhiều lƣợt bạn đọc là cán bộ, học viên và nghiên cứu sinh trong và ngoài Viện do đó nhu cầu quản lý kho tƣ liệu bằng phần mềm là thực tế và cấp bách. Các phần mềm quản lý thƣ viện thƣơng mại thƣờng có giá cao, vƣợt quá khả năng tài chính của Viện, nên việc ứng dụng một phần mềm quản lý thƣ viện mã nguồn mở có đầy đủ tính năng vào quản lý kho tƣ liệu là sự lựa chọn phù hợp.
3.2. Đề xuất xây dựng phòng tƣ liệu với Koha
3.2.1. Yêu cầu chung
Phòng tƣ liệu đƣợc hiện đại hóa, xây dựng theo hƣớng thƣ viện điện tử, trƣớc mắt phục vụ cán bộ, giảng viên, học viên và nghiên cứu sinh của Viện Địa lý tính đến năm 2015 khoảng 200 ngƣời. Dùng phần mềm mã nguồn mở để quản lý tài liệu in ấn theo thông tƣ 08/2010/TT-BGDĐT để tiết kiệm kinh phí nhƣng thỏa mãn chuẩn nghiệp vụ thƣ viện trong nƣớc và quốc tế để dễ dàng trao đổi xuất nhập thông tin bƣớc đầu với các Phòng tƣ liệu của các Viện nhỏ và Trung tâm thông tin tƣ liệu của Viện lớn, tiến tới có thể hội nhập với các thƣ viện trong nƣớc và quốc tế. Phần mềm phải phù hợp với cơ sở hạ tầng của Viện nhƣ hệ thống mạng, hệ thống máy tính, đƣờng
truyền nội bộ cũng nhƣ Internet và công nghệ của phần mềm hoàn toàn dựa trên nền web. Đảm bảo lƣu trữ và phục vụ khai thác tối đa tài nguyên thông tin hiện có và có thể nâng cấp, cập nhật thƣờng xuyên các tính năng, chuyển đổi khi có yêu cầu.
3.2.2. Đề xuất lựa chọn phần mềm
Tên Thành phần Phiên bản
Hệ điều hành Ubuntu Ubuntu SMP Sat Oct 16 22:16:51 UTC 2010 i686 GNU/Linux
Web Server Apache Server version: Apache/2.2.16 (Ubuntu) Ngôn ngữ lập
trình
Perl 5.010001 Hệ quản trị
CSDL
MySQL mysql Ver 14.14 Distrib 5.1.49, for debian- linux-gnu (i686) using readline 6.1
ILS Koha 3.02.00.004
Bảng 3.2: Phiên bản phần mềm sử dụng
Hiện tại các phiên bản phần mềm cho hệ thống là các gói phần mềm đã ổn định. Các bản thi hành của gói phần mềm gốc này hoàn toàn có thể tải xuống miễn phí tại các website: http://www.ubuntu.com; http://www.mysql.com; http://www.apache.org;
http://www.span.org; http://www.koha.org
3.2.2.1 Hệ điều hành Ubuntu
Koha có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau nhƣ Windows, Debian, Redhat Linux,… Đề tài này sử dụng hệ điều hành Ubuntu 10.10, đƣợc phát hành tháng 10 năm 2010.
Ubuntu là một từ có nguồn gốc từ châu Phi, có nghĩa là ―lòng nhân ái cho mọi ngƣời‖ (Humanity to others). Hệ điều hành Ubuntu mãi mãi mang tinh thần này đến thế giới phần mềm.
Ubuntu là hệ điều hành có nhân là Linux, do cộng đồng phát triển, sử dụng tuyệt vời cho các máy tính xách tay, máy tính để bàn và máy chủ. Bất kỳ sử dụng nó ở đâu, Ubuntu đều có tất cả các ứng dụng mà ngƣời sử dụng luôn cần, từ các ứng dụng soạn thảo văn bản tới thƣ điện tử, từ phần mềm máy chủ web tới các công cụ lập trình. Ubuntu là và sẽ luôn là miễn phí (free of charge). Ngƣời sử dụng không phải trả bất kỳ
phí bản quyền nào. Có thể tải nó về, sử dụng và chia sẻ Ubuntu với bạn bè, gia đình, nhà trƣờng hoặc doanh nghiệp.
Ubuntu phát hành phiên bản mới cứ 6 tháng một lần và hỗ trợ 18 tháng sau khi phát hành phiên bản mới đó thông qua các nâng cấp về an ninh. Với phiên bản hỗ trợ lâu dài – LTS, ngƣời sử dụng sẽ có hỗ trợ 3 năm với các máy tính để bàn và 5 năm đối với các máy chủ. Không có bất kỳ phí bổ sung nào đối với phiên bản LTS. Các nâng cấp lên các phiên bản mới của Ubuntu là và vẫn sẽ là miễn phí. Bằng cách này Ubuntu nhắm tới mục tiêu cung cấp một hệ điều hành luôn đƣợc cập nhật và tƣơng đối ổn định cho ngƣời sử dụng thông qua việc sử dụng các phần mềm tự do.
3.2.2.2 Web Server Apache
Apache là tên của một nhóm phát triển phần mềm. Rob McCool phát triển Apache trong khi đang làm việc tại trƣờng đại học Illinois Mỹ vào năm 1994. Một vài webmaster trên thế giới đã tạo ra phần mở rộng riêng cho máy chủ sao cho họ có thể điều khiển các thay đổi của mình với hệ thống (đƣợc biết đến với cái tên ‗patches' có nghĩa là các 'miếng vá'). Hệ thống này bao gồm một hệ thống nhân gốc với rất nhiều mảnh (patches) do đó nó đƣợc biết đến với tên gọi là ‘a patchy server' hay gọi đơn giản là ‘apache'. Apache hiện nay có thể download miễn phí trên internet ở địa chỉ
http://httpd.apache.org/.
Apache là một Web server nguồn mở và miễn phí hoàn toàn, đƣợc hỗ trợ bởi Apache Software Foundation.
Apache đã thống trị trong lĩnh vực web từ năm 1996 bởi lý do Apache là miễn phí và hoạt động rất hiệu quả. Apache mạnh đến mức mà công ty IBM cũng sử dụng trong các gói ứng dụng máy chủ của họ. Các phần mềm máy chủ web khác nhƣ Zeus, cũng đƣợc phát triển dựa trên mã nguồn mở của Apache.
Theo số liệu thống kê, hiện nay có khoảng từ 65-70% máy chủ Web trên thế giới sử dụng Apache làm Web Server, nghĩa là Apache đƣợc sử dụng một cách rộng rãi hơn tất cả các phần mềm máy chủ Web khác hợp lại, điều đó cho thấy những tiện ích và khả năng to lớn của phần mềm này. Một điểm nổi bật nữa là Apache chạy đƣợc trên nhiều hệ điều hành nhƣ UNIX, Linux, Microsoft Windows và Solaris. [14]
3.2.2.3 Ngôn ngữ lập trình Perl
Perl - ngôn ngữ kết xuất và báo cáo thực dụng đƣợc Larry Wall xây dựng từ năm 1987, với mục đích chính là tạo ra một ngôn ngữ lập trình có khả năng chắt lọc một lƣợng lớn dữ liệu và cho phép xử lí dữ liệu nhằm thu đƣợc kết quả cần tìm. Perl là