Giới thiệu về Thƣ viện Khoa học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý nguồn lực thông tin tại thư viện khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (Trang 33)

TVKHTHTPHCM TPHCM tiền thân là thƣ viện các Đô đốc, Thống đốc thành lập năm 1868. Trƣớc năm 1975 là thƣ viện quốc gia của Miền Nam Việt Nam. Tòa nhà đƣợc khởi công xây dựng năm 1968, năm 1972 hoàn thành và đƣa vào sử dụng đến nay. Thƣ viện đƣợc đổi tên thành TVKHTHTPHCM theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố ngày 14 tháng 4 năm 1978. Thƣ viện có trách nhiệm sƣu tập, bảo quản, tổ chức và khai thác vốn tài liệu trong và ngoài nƣớc để phục vụ mọi thành phần ngƣời sử dụng. Thƣ viện đồng thời có trách nhiệm lập kế hoạch và hƣớng dẫn nghiệp vụ cho 24 thƣ viện quận, huyện. Vốn tài liệu của thƣ viện trên 2.174.280 bản tài liệu đủ mọi lĩnh vực và hình thức. Nhân viên thƣ viện trên 100 ngƣời làm việc ở các khâu khác nhau,

29

cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của ngƣời sử dụng. Hằng ngày có khoảng 1.000 đến 1.800 lƣợt ngƣời sử dụng thƣ viện: đọc tại chỗ, mƣợn về nhà, truy cập Internet và sử dụng các chƣơng trình ứng dụng khác trên máy tính, tài liệu và thiết bị riêng cho ngƣời khiếm thị và ngƣời mắt kém.

Vốn tài liệu của thƣ viện là tài sản quí giá, là tiềm lực, sức mạnh và là niềm tự hào của thƣ viện. Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng lớn và do vậy càng có sức lôi cuốn đối với bạn đọc.

TVKHTHTPHCM, dù chỉ do TP.HCM quản lý, nhƣng vẫn đƣợc xem là thƣ viện lớn tầm cỡ quốc gia, bên cạnh các thƣ viện lớn khác của cả nƣớc nhƣ thƣ viện Quốc gia, thƣ viện Khoa học Kỹ thuật trung ƣơng, thƣ viện Khoa học Xã hội trung ƣơng ở Hà nội. Hiện tại vốn tài liệu của thƣ viện đƣợc bổ sung phong phú và đa dạng từ nhiều nguồn. Ðặc biệt thƣ viện có bộ sƣu tập khá đầy đủ xuất bản phẩm in ở Ðông dƣơng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các tài liệu xuất bản trong vùng tạm chiếm, những năm chống Pháp và Mỹ (1954-1975). Nhiều tài liệu trong số đó hiện trong nƣớc chỉ có ở TVKHTHTPHCM. Ngoài ra thƣ viện còn có một số tài liệu về các nƣớc Ðông Nam Á. Một số tài liệu quý hiếm trải qua thời gian phục vụ đã giòn nát cần phải có chế độ bảo quản đặc biệt nhƣ là di sản văn hóa của thành phố. Thƣ viện thực hiện công tác thông tin-thƣ mục: làm thƣ mục chuyên đề, thƣ mục địa chí TP.HCM, xuất bản tờ Thông tin Thƣ viện phía Nam (lƣu hành nội bộ), bản tin phục vụ lãnh đạo, mục lục liên hợp sách tạp chí, mục lục liên hợp sách xuất bản của các tỉnh phía Nam, thƣờng xuyên tổ chức các cuộc triển lãm sách theo chuyên đề nhân các ngày Lễ, cung cấp tài liệu cho các thƣ viện tỉnh làm thƣ mục địa chí, thƣ mục chuyên đề. Về nghiệp vụ, thƣ viện là nơi tổ chức và thực hiện các khóa đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề cho các thƣ viện cơ sở và thƣ viện các tỉnh.Trong quan hệ trao đổi, thƣ viện là đơn vị ký gởi (deposit library) của UNESCO, Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Lƣơng Nông Quốc tế (FAO), Trung tâm Nguyên tử lực Quốc tế (IAEA), có quan hệ nghiệp vụ với

30

hơn 43 thƣ viện và cơ quan thông tin, trƣờng đại học của 16 quốc gia, thông qua đó, hàng năm thƣ viện nhận đƣợc số tài liệu nƣớc ngoài trị giá hàng trăm triệu đồng, trong đó có nhiều tài liệu quý cho công tác nghiên cứu.

Những năm gần đây, Thƣ viện có những bƣớc phát triển mới, các phòng đọc sách của thƣ viện đều tổ chức kho mở (tự chọn), giúp ngƣời đọc rút ngắn thời gian tìm, chọn tài liệu. Phòng dịch vụ tham khảo, Hán – Nôm, doanh nhân ra đời với sự tài trợ của Nhà nƣớc. Số lƣợng máy móc đƣợc trang bị tốt giúp bạn đọc sử dụng các phƣơng tiện nghe nhìn để tra cứu tƣ liệu và học ngoại ngữ. Bạn đọc đến thƣ viện và tài liệu đƣợc sử dụng ngày một tăng. Tháng 9- 1999, để mở rộng diện phục vụ và nhân kỷ niệm kỷ niệm 300 năm Sài gòn - TP.Hồ Chí Minh, thƣ viện khánh thành phòng đọc dành cho ngƣời khiếm thị, đƣợc trang bị 5 máy vi tính, 2 scanner, 2 máy in chữ nổi và một số phần mềm chuyên dụng (Dự án do Bộ văn hóa và thông tin; UBNDTP; Tổ chức FORCE FOUNDATION; Các nhà nghiên cứu và Việt kiều tài trợ). Tháng 10 năm 2000 TVKHTHTP đƣợc Học viện Harvard-Yenching tài trợ ban đầu xây dựng và tổ chức phòng bảo quản tài liệu với một số trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến.

Thƣ viện thực hiện mục tiêu nâng cấp, hiện đại hóa thƣ viện bằng phần mền quản lý Libol 5.5. Hiện nay, TVKHTHTPHCM đƣợc trang bị 170 máy vi tính. Bạn đọc có thể tra cứu trên mục lục truyền thống (bằng phiếu ở kho đọc hạn chế) hoặc trên máy tính. Hiện có 16 CSDL với hơn 733.829 biểu ghi, trong đó có 4 CSDL với hơn 110.000 biểu ghi dành cho bạn đọc tra cứu thƣờng xuyên (Từ năm 2009 đến nay, TVKHTHTPHCM không thống kê phích mô tả tài liệu giấy ở giai đoạn trƣớc sang CSDL.)

Thƣ viện luôn quan tâm tìm kiếm tài trợ của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nƣớc để tăng cƣờng công tác đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ công chức. Từ 2009 đến nay, khoảng 150 lƣợt cán bộ, nhân viên đƣợc cử đi đào tạo về mọi mặt, ở nhiều cấp, trong và ngoài nƣớc, không kể những lần đi dự hội nghị, hội thảo quốc tế hay kết hợp với nƣớc bạn tổ chức các hội thảo quốc tế và khu vực trong lĩnh vực chuyên môn.

31

Những gần đây, thƣ viện Khoa học Tổng hợp thành phố tiếp tục làm nhiệm vụ hỗ trợ nghiệp vụ cho các thƣ viện quận, huyện. Từ khi có Nghị quyết TW 5 của Ðảng, các thƣ viện đƣợc quan tâm nhiều hơn, đời sống văn hóa ở cơ sở ngày càng đƣợc chú ý phát triển hơn. Thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa hoạt động văn hóa, thƣ viện đã liên kết với các đơn vị bạn nhằm tìm thêm nguồn tài trợ để tổ chức các cuộc thi cấp thành phố cho thiếu nhi nhƣ: kể chuyện theo sách, vẽ tranh, đố em v.v... Hoạt động này nhận đƣợc sự hƣởng ứng nhiệt tình của trẻ em thiếu may mắn, trẻ em vào đời sớm, trẻ em khuyết tật, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, v.v... Thƣ viện cũng đã tổ chức kho sách lƣu động (2.319 nhan đề/7.218 cuốn) luân chuyển đến những vùng khó khăn của các quận huyện, tặng vốn sách ban đầu cho 435 tủ sách các ấp, khu phố văn hóa. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của thƣ viện công cộng là tạo thói quen đọc sách cho mọi ngƣời, mở mang kiến thức phổ thông, nâng cao dân trí, giáo dục thẩm mỹ cho nhân dân lao động, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học của bạn đọc có trình độ từ thấp đến cao, phục vụ cho công việc sản xuất, kinh doanh, ...thiết lập mối quan hệ giữa các thƣ viện để khai thác, phục vụ vốn tài liệu của mỗi nơi một cách hiệu quả, công tác bảo quản tài liệu đƣợc đầu tƣ hiện đại, là trung tâm bảo quản tài liệu hàng đầu ở khu vực phía Nam.

Trải qua 35 năm hoạt động, hệ thống thƣ viện công cộng TPHCM đã vƣợt qua những chặng đƣờng gian khó và trụ vững trong cơ chế mới của thời kỳ đổi mới, góp phần cùng cả nƣớc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nƣớc.

Từ năm 2009 -2012, hoạt động của mạng lƣới 24 thƣ viện quận, huyện phần lớn đi vào nề nếp. Các thƣ viện quận, huyện đã từng bƣớc đƣợc củng cố về cơ sở vật chất, vốn sách, báo và nhân sự. Một số thƣ viện đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực để đa dạng hóa các hoạt động trong thƣ viện. Trong các ngày kỷ niệm, lễ lớn, dịp hè, nhiều thƣ viện đã tổ chức nhiều loại hình sinh hoạt sách báo ở địa phƣơng nhƣ: Giới thiệu sách, Tổ chức Triển lãm nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, Hội thi Nét vẽ xanh, Đố em, Kể chuyện sách, thu hút hàng chục ngàn lƣợt bạn đọc, trong đó đa phần là các em thiếu nhi.

32

Trong toàn bộ hoạt động của mình, TVKHTH TP.HCM luôn phải mang hai đặc tính: là một thƣ viện khoa học lớn tầm cỡ quốc gia nằm ở khu vực phía Nam đất nƣớc và là thƣ viện trung tâm của mạng lƣới thƣ viện công cộng TP.HCM.

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý nguồn lực thông tin tại thư viện khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (Trang 33)