kỷ 21.
1.4.4.1. Vai trò của chương trình đào tạo liên kết do các trường đại học nước ngoài cấp bằng.
Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, trong những năm gần đây số lượng sinh viên đi du học tại các trường đại học trên thế giới tăng lên rất nhanh.
Chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề này như sau:
Thứ nhất: Hiện nay, cho dù chúng ta đã có sự đổi mới và phát triển rất lớn trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, tuy nhiên trên thực tế so với hệ thống giáo dục tiên tiến trên thế giới thì chúng ta còn có một khoảng cách khá lớn chưa thể theo kịp, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và khoa học công nghệ. Do đó mà rất nhiều học sinh, sinh viên và học viên Việt Nam đã chọn cho mình con đường du học để tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Thứ hai: Trong xã hội Việt Nam hiện nay, công tác tuyển dụng vẫn còn đặt nặng về vấn đề bằng cấp, do vậy nên dù phải chịu một khoản chi phí rất lớn nhưng vẫn rất nhiều gia đình Việt Nam cho con em mình theo học tại các trường trên thế giới mà không theo học tại Việt Nam.
Thứ ba: Có nhiều học sinh không vượt qua được kỳ thi đầu vào rất khó khăn của giáo dục đại học Việt Nam nên đã chọn cho mình con đường du học. Có thể thấy rằng, trong giáo dục đại học của chúng ta hiện nay, việc thi tuyển đầu vào rất khó khăn, tuy nhiên chúng ta lại không làm tốt việc chọn lọc trong quá trình đào tạo, do vậy nguồn nhân lực do chúng ta đào tạo ra có năng lực rất không đồng đều và có mặt bằng chung không cao.
Qua những phân tích kể trên cho chúng ta thấy mô hình đại học quốc tế tại Việt Nam cùng với các chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng sẽ ngày càng phát triển trong tương tai. Đó là mô hình đào tạo có chương trình được quốc tế công nhận, có quá trình đánh giá, sàng lọc khắt
36
khe để đào tạo ra được đội ngũ nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của xã hội phát triển hiện đại.
1.4.4.2. Những yêu cầu đối với chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng.
Hiện nay, số lượng sinh viên Việt Nam theo học các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài khá lớn. Đây cũng là những hạt nhân góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong tương lai. Do vậy, để phát triển kinh tế xã hội theo chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nâng cao sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước, thì cần thiết phải có những yêu cầu chặt chẽ đới với các hình thức đào tạo liên kết quốc tế:
Mỗi năm, có hàng vạn học sinh không thể vượt qua được cửa ải quan trọng đó là kỳ thi tuyển sinh đại học. Những học sinh này sẽ tiếp tục ôn luyện cho mùa thi năm sau, hoặc tìm đến các trường nghề hay lao động phổ thông. Bên cạnh đó, có một bộ phận không nhỏ học sinh không đỗ đại học sẽ tìm đến các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài để thỏa mãn nhu cầu học tập và bằng cấp. Do vậy, để tránh lãng phí nguồn nhân lực trẻ, thì một yêu cầu cần thiết đối với các chương trình đào tạo liên kết, đó là vấn đề về chất lượng đào tạo. Các chương trình đào tạo liên kết phải cam kết thực hiện tốt trách nhiệm xã hội đối với việc đào tạo con người, đảm bảo được chất lượng đào tạo đáp ứng được những yêu cầu về nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Tất cả các loại hình liên kết với nước ngoài đều phải xác định rõ mục tiêu là đào tạo cho người Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực để tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế xã hội Việt Nam, đi theo đúng con đường mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.
Các chương trình đào tạo liên kết quốc tế sẽ giúp cho học sinh, sinh viên Việt Nam có nhiều điều kiện giao lưu, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên
37
môn, tiếp thu những tinh hoa, khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới, sau đó sẽ góp phần phát triển đất nước.
Trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn, tình hình thế giới có nhiều biến động, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá nhà nước ta, thì cần hơn bao giờ hết những con người “vừa hồng, vừa chuyên”. Đó là những con người vừa có năng lực chuyên môn theo kịp sự phát triển của thế giới, vừa có lòng yêu nước, nhiệt thành cách mạng, tận trung với sự nghiệp phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
1.5. Quản lý chƣơng trình đào tạo liên kết do các trƣờng nƣớc ngoài cấp bằng
1.5.1. Quản lý mục tiêu đào tạo
Mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực của một mẫu hình nhân cách cần hình thành ở một đối tượng người được giáo dục nhất định. Đó là một hệ thống cụ thể các yêu cầu xã hội trong mỗi thời đại, trong từng giai đoạn xác định đối với nhân cách một loại đối tượng giáo dục. Do đó, mục tiêu giáo dục phụ thuộc vào mỗi thời kỳ nhất định của quá trình phát triển xã hội và mỗi giai đoạn của quá trình giáo dục con người. Trải qua các giai đoạn phát triển xã hội, cách tiếp cận xác lập mục tiêu giáo dục đang có nhiều thay đổi.
Mục đích là cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được. Ví dụ: “Xác định mục đích học tập”; “Sống có mục đích”.
Theo TS Trần Thị Bích Liễu; Mục đích (goal, aim): là tuyên bố về phương hướng, đích cần đạt. Mục đích thường chung chung, không xác định rõ về thời gian, và không đề cập đến những kết quả đầu ra cụ thể.
Các mục tiêu chung hay mục đích (goals) là một phần rất quan trọng, có thể coi là trung tâm của kế hoạch chiến lược.
Phân loại mục tiêu: - Mục tiêu chung - Mục tiêu cụ thể.
38
Mục tiêu chung biểu thị cái đích cho những hoạt động lớn của ngành giáo dục trong những năm tới. Đây là những mục tiêu cho việc tổ chức thực hiện chiến lược và là một tài liệu quan trọng cho việc đánh giá chiến lược.
Các mục tiêu chung hay mục đích của kế hoạch chiến lược giáo dục được xây dựng dựa trên bản đánh giá tình hình thực trạng giáo dục,các vấn đề quan trọng và những định hướng, tầm nhìn cho sự phát triển giáo dục trong những năm tới.
Từ các mục tiêu chung nên cụ thể hoá thành các mục tiêu cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực giáo dục để từng bộ phận này có kế hoạch phấn đấu cụ thể trong suốt thời gian của chiến lược giáo dục đó.
Các mục tiêu cụ thể: đó là tuyên bố về kết quả đầu ra được lượng hoá mà nhà trường cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
Mục tiêu chung qui định hướng phát triển của toàn bộ hệ thống giáo dục, còn các mục tiêu cụ thể qui định sự vận động của từng bộ phận. Việc thực hiện các mục tiêu cụ thể này sẽ tạo điều kiện để đạt được mục tiêu chung đã đề ra. Các mục tiêu cụ thể là sự thể hiện của các mục tiêu chung vào các lĩnh vực chính của giáo dục ở các cấp học, bậc học, các ngành học (giáo dục mầm non, phổ thông, đại học, chuyên biệt v..v..). Các mục tiêu cụ thể là đa dạng, phong phú và không hoàn toàn giống nhau ở các cấp bậc học, ngành học, nhưng đều cùng hướng đến đích là những mục tiêu chung đã được vạch ra trong chiến lược giáo dục.
Tại sao phải xác định mục tiêu, mục đích:
Xác định mục đích một cách rõ ràng là cơ sở của sự thành công (A well-defined purpose is fundamental to success).
Tìm mục tiêu ở đâu:
Mục tiêu cần xuất phát từ viễn cảnh, sứ mạng và các nhu cầu. Các lĩnh vực kết quả chính xác định các đầu ra cần cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức. Các kết quả chính được viết dưới dạng tuyên bố các đầu ra.
39
Chúng ta biết được mục đích chung, mục tiêu đã được thực hiện nhờ các chỉ số đo. Chỉ số là đơn vị đo hay các dấu hiệu ẩn chỉ ra rằng một việc gì đó đã được thực hiện. VD: tăng số lượng học sinh tốt nghiệp là một dấu hiệu thể hiện sự cải thiện văn hóa dạy và học và được công bố công khai trên danh sách những người đỗ tốt nghiệp.
Đánh giá những mục tiêu tốt:
Những mục tiêu cụ thể được viết tốt là những mục tiêu đáp ứng chuẩn SMART, nghĩa là các mục tiêu đó phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Specific = có tính cụ thể Measurable = có thể đo được
Aggressive but Attainable = có tính tấn công nhưng có thể thành công Results-oriented = có định hướng kết quả
Time-bound = có qui định thời gian.
Ngay từ lúc khai sinh nhà nước dân chủ cộng hòa, mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lại “những lời bất hủ” trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ : “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Điều đó chứng tỏ ngay từ khi lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng đã có nhận thức đúng đắn về các quyền của con người, trong đó có quyền tự do phát triển.
Tuy nhiên, do chiến tranh xâm lược bùng nổ ở miền Nam ngay sau Ngày Độc lập rồi lan rộng ra cả nước và tồn tại hai chính thể đối địch kéo dài tới 30 năm, đồng thời do chậm khắc phục tư tưởng phong kiến và cũng do nhận thức ấu trĩ nên tư tưởng tiến bộ về quyền con người chưa được triển khai đầy đủ trong thực tiễn. Điều 50 Hiến pháp hiện hành tái khẳng định quyền con người nhưng thống nhất nó với quyền công dân : “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế,
40
văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.”
Một trong những quyền công dân được Hiến pháp ghi nhận là quyền học tập phù hợp với điều kiện, năng lực của mình : “Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức. HS có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng [...] Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp." (Điều 59).
Tuy nhiên, cho đến nay, trong mục tiêu giáo dục, sự phát triển của cá nhân vẫn chỉ được đề cập như là phẩm chất mà công dân cần có để thực thi nghĩa vụ xã hội của mình. Chưa bao giờ chúng ta nhận thức rõ sự phát triển đa dạng về nhân cách của người học là một mục tiêu giáo dục, mặc dù không ít lần bày tỏ mong muốn “biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục”.
Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII, “nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị vǎn hóa của dân tộc, có nǎng lực tiếp thu tinh hoa vǎn hóa nhân loại; phát huy tiềm nǎng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ nǎng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật ; có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên như lời dặn của Bác Hồ.” Điều 2 Luật Giáo dục cũng quy định : “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hình thành và
41
bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Với mục tiêu như trên, trong hàng chục năm qua, giáo dục Việt Nam đã đào tạo và cung cấp cho xã hội đội ngũ nhân lực về cơ bản đáp ứng được yêu cầu sử dụng của các ngành nghề, cơ quan, đơn vị. Nhưng vì chỉ chú trọng mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong khi dự báo nhu cầu sử dụng nhân lực còn yếu nên nhân lực đào tạo ra không tránh khỏi tình trạng vừa thiếu vừa thừa. Nội dung các môn học, kể từ bậc học phổ thông đến đại học chưa thoát khỏi tình trạng kinh viện ; phương pháp giáo dục ít quan tâm đến cá thể hóa ; năng lực thực tiễn, năng lực sáng tạo của người học yếu v.v… – đó cũng là những hệ quả của đường lối dạy học mang tính chất “phân phối”, “cào bằng”.
Một con đường như thế đã được Jean-Jaques Rousseau (1712 - 778) thể hiện trong các công trình của mình. Trong tác phẩm Khế ước xã hội, ông cổ vũ cho việc xây dựng con người công dân, con người tập thể, phục vụ nhà nước và xã hội; còn trong tác phẩm Emile [9], ông lại thể hiện quan điểm xây dựng con người cá nhân, riêng biệt.
Một số học giả cho rằng dường như Rousseau dao động giữa hai con đường. Nguyễn Mạnh Tường phân tích: “Thực ra các mâu thuẫn chỉ là bề ngoài. Cả hai tác phẩm đều xuất phát từ một đường lối chung: nỗ lực tìm kiếm tự do, tự do chính trị cho nông dân, tự do thiên nhiên cho trẻ em, và mặt khác, cả hai tác phẩm đều tìm cách xác định bản chất chân thật của con người và xã hội. Cần nói thêm rằng [...] Rousseau trong cuốn Emile tuy thực hiện một đường lối giáo dục cá biệt nhưng giáo dục cho Emile những đức tính xã hội để khi thời cơ đến, Emile trở thành một công dân tốt.”
Chính K. Marx cũng đã từng khẳng định : “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.” [11] Ý kiến của nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản là một gợi ý tốt cho việc xây dựng một mục tiêu giáo dục hài hòa như chúng tôi đã trình bày.
42
Mục tiêu giáo dục mới tất yếu dẫn đến quan niệm mới về định hướng phát triển của giáo dục nước nhà. Nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới phải là một nền giáo dục thực học và dân chủ.
1.5.2. Quản lý phát triển chương trình
1.5.2.1. Mục tiêu đào tạo - định hướng phát triển chương trình đào tạo
Theo Điều 2 Luật Giáo dục 2005 mục tiêu giáo dục được xác định là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc".
Mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu đào tạo đại học nói riêng không chỉ dừng ở việc trang bị hệ thống kiến thức đơn thuần, hình thành kỹ năng hành nghề mà còn cần phát triển các phẩm chất trí tuệ và