Khảo sát và phân tích kịch bản tương lai về nhu cầu đào tạo nguồn

Một phần của tài liệu Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà (Trang 114)

nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, lấy kết quả khảo sát, phân tích làm nền tảng cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo liên kết

3.2.1.1. Ý nghĩa của biện pháp

Qua công tác khảo sát, phân tích kịch bản tương lai về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà sẽ xác định được mục tiêu, phương hướng của chương trình đào tạo liên kết. Việc khảo sát và phân tích kịch bản tương lai về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực sẽ giúp cho nhà trường xây dựng được chương trình phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu xã hội.

Xác định được những vấn đề cốt lõi đối với việc thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, cũng thể hiện được trách nhiệm xã hội của trường đại học ngay từ bước đầu xây dựng chương trình đào tạo.

3.2.1.2.Nội dung của biện pháp

Thành lập hội đồng xây dựng chương trình đào tạo liên kết. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, Tổng cục Thống kê, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục cùng các tổ chức vè giáo dục để khảo sát, phân tích kịch bản tương lai về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Từ đó xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo và định hướng xây dựng chương trình đào tạo liên kết.

Xây dựng nội dung khảo sát, thu thập thông tin. Tổ chức khảo sát, lấy thông tin về nhu cầu đào tạo theo các lĩnh vực, ngành nghề. Các đối tượng lấy thông tin bao gồm: Các tổ chức, doanh nghiệp; Đại diện lãnh đạo các địa phương; Phụ huynh, học sinh; Các nhà nghiên cứu về giáo dục….

Tổ chức gặp gỡ, trao đổi, lấy ý kiến của những cá nhân đã hoàn thành các chương trình liên kết quốc tế về nội dung chương tình đào tạo, cũng như

107

sự khác biệt của chương trình đào tạo liên kết quốc tế đối với các chương tình đào tạo trong nước.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Dùng phiếu để trả lời các nội dung câu hỏi cần khảo sát.

Trao đổi trực tiếp (hoặc gián tiếp) đối với cá nhân, tổ chức, đơn vị cần phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, học vấn.

Tìm hiểu nhu cầu đào tạo với lãnh đạo các địa phương, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế… cần nguồn nhân lực trước mắt và trong tương lai.

Để đảm bảo tính nguyên tắc, thống nhất, khả thi và coi trọng các phương pháp đặc trưng của công tác dự báo, trước khi tiến hành các bước của quá trình khảo sát đỏi hỏi phải nghiên cứu những yếu tố thực tiễn tác động đến vấn đề đang nghiên cứu như:

Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, dây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, đa dạng hóa các ngành, nghề có lợi thế tại địa phương và khu vực…

Điều kiện kinh tế - xã hội: Tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu dân số, lực lượng lao động, chất lượng lao động, chất lượng cuộc sống, điều kiện phát triển kinh tế…..

Chính sách phát triển kinh tế -xã hội: Căn cứ vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó nhận biết định hướng phát triển kinh tế, các ngành, nghề, chính sách sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực…

Trên cơ sở các nguyên tắc trên, cần lập kế hoạch khảo sát, phân tích kịch bản tương lai.

Tiến hành phân tích kịch bản tương lai về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.

3.2.1.4. Kết quả cần đạt được

Nhà trường có thể nắm được chính xác nhu cầu về nguồn nhân lực trong tương lai theo lĩnh vực, ngành nghề cũng như thời gian đào tạo…để xây dựng chương trình đào tạo liên kết phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội.

108

Kết quả khảo sát, phân tích kịch bản tương lai về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước sẽ là cơ sở đề xây dựng chương trình đào tạo, để xác định mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà (Trang 114)