chương trình đào tạo liên kết giữa Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà với các trường Đại học đối tác trên thế giới
3.2.2.1. Ý nghĩa của biện pháp
Góp phần duy trì và ổn định chương trình đào tạo cũng như quá trình thực hiện chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế - xã hội địa phương và đất nước hiện tại và trong tương lai.
Đảm bảo việc thực hiện, triển khai chương trình được đầy đủ về nội dung, đảm bảo về chất lượng. Xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình đào tạo.Giữ vững quan điểm đào tạo là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Trong hoạt động liên kết đào tạo, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quản lý chương trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo liên kết với nước ngoài sẽ gồm nhiều yếu tố quản lý, các bên tham gia liên kết sẽ quản lý các yếu tố khác nhau, hoặc cùng phối hợp quản lý một yếu tố. Dù cách quản lý thế nào thì các đơn vị liên kết đều phải có sự phối hợp trong quá trình quản lý để nó hợp thành một quá trình đào tạo hoàn chỉnh.
Quy chế phối hợp quản lý được xây dựng ngay sau việc xây dựng chương trình đào tạo và phải phù hợp với đặc điểm về quản lý chương trình đào tạo của các đơn vị tham gia (giữa Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà với các trường đại học liên kết). Quy chế này cần được tất cả các bên liên quan thông qua và coi đây là quy chế chung trong việc thực hiện chương trình.
Nội dung quản lý chủ yếu đó chính là kết quả của quá trình đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra của từng học phần trong chương trình. Sinh viên sau
109
khi kết thúc thời gian đào tạo tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà sẽ phải đạt được chuẩn đầu ra của các học phần học tập trong nước (học tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà) và phải đạt chuẩn đầu vào theo quy định riêng của từng trường liên kết.
3.2.2.3. Cách thức tiến hành biện pháp
Căn cứ vào nội dung chương trình, Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà cùng trường đại học đối tác sẽ xây dựng quy chế phối hợp quản lý dựa trên chuẩn đầu ra của từng học phần và của cả chương trình.
Việc xây dựng chuẩn đầu ra được thực hiện trong khi xây dựng chương trình đào tạo. Chuẩn đầu ra phải phù hợp với năng lực đào tạo của Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà cũng như đại học đối tác. Bên cạnh đó, chuẩn đầu ra của từng học phần cần đáp ứng được tất cả những yêu cầu về chuyên môn, yêu cầu xã hội của học phần đó. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cần đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng hệ thông thông tin được cập nhật thường xuyên về thông tin người học để cả hai bên được nắm được tình hình học tập, nghiên cứu của sinh viên. Từ đó, thu thập thông tin góp ý, phản hồi của sinh viên về việc cam kết thực hiện chương trình đào tạo.